Triệu chứng tê liệt, nguyên nhân và cách chữa trị

Triệu chứng tê liệt, nguyên nhân và cách chữa trị

Xin chào bác sĩ, tôi là Quỳnh, gần đây tôi hay bị tê rần ở các đầu ngón tay, cảm giác như châm chích hoặc giảm cảm giác. Đôi lúc triệu chứng này còn lan rộng lên một phần cánh tay và tôi bị tê liệt cả tay. Tôi đang rất lo lắng liệu mình có mắc bệnh gì nguy hiểm không? Mong bác sĩ tư vấn và cho lời khuyên, xin cảm ơn bác sĩ!

Trả lời:

Chào bạn Quỳnh, cảm ơn bạn đã gửi câu trả lời về cho chúng tôi. Theo như các biểu hiện mà bạn đang mắc phải, đây có thể là triệu chứng tê liệt. Sau đây các bác sĩ xin đưa ra thông tin và cách xử lý khi mắc triệu chứng này để bạn nắm rõ.

1. Tê liệt là gì

2. Nguyên nhân gây ra tê liệt

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Triệu chứng tê liệt là gì?

Tê liệt là một triệu chứng rất phổ biến, xuất hiện ở nhiều chứng bệnh khác nhau, là tình trạng mất cảm giác ở một vùng bất kì nào đó trên cơ thể. Tê liệt có thể có khởi đầu rất nhẹ nhàng như tê rần ở các đầu ngón tay, có cảm giác như bị châm chích ở đầu ngón tay hoặc bị giảm cảm giác. Những triệu chứng này có thể ngày càng nặng hơn, lan dần lên phía bàn tay, cổ tay, cẳng tay, cánh tay… và có thể đi đến tình trạng mất hết cảm giác.

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng tê liệt

Triệu chứng tê bì có nhiều nguyên nhân khác nhau do những tổn thương của dây thần kinh/ mạch máu, nó có thể ảnh hưởng đến một nhánh thần kinh đơn lẻ, cũng có thể gây tác động lên một số dây thần kinh cùng lúc, bắt đầu bằng triệu chứng tê, sau đó sẽ xuất hiện triệu chứng yếu liệt cơ (cho nên gọi là Tiền tê Hậu bại). 

Những người làm công việc dễ  bị chấn thương, ngay cả những chấn thương nhỏ (vi chấn thương) lặp đi lặp lại (ví dụ: Người làm việc văn phòng sử dụng máy vi tính liên tục trong môi trường lạnh (máy lạnh); những người làm công việc khuân vác; những người phải chạy xe gắn máy nhiều giờ liên tục mỗi ngày hoặc những người phải sự dụng cổ tay thường xuyên như buôn bán thịt, cá phải chặt thịt;  những người phải cầm nắm những thiết bị rung nặng nề như cầm khoan cắt bê tông, lái máy cày …

Nhiều bệnh tật có thể gây ra tình trạng tê bì như:

  • Trong các bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hoá cột sống cổ/ cột sống thắt lưng có hay không thoát vị đĩa đệm, viêm các khớp hoặc hội chứng ống cổ tay.
  • Những bệnh lý rối loạn chuyển hoá như tiểu đường, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch
  • Những bệnh lý đa dây thần kinh như do tiểu đường, do nghiện rượu, những bệnh lý nội khoa như nhiễm trùng /siêu vi, do thuốc, thuốc trừ sâu trong các bệnh lý về gan/ suy thận
  • Trong các bệnh lý thần kinh trung ương như đột quỵ thiếu máu não, bệnh lý tuỷ sống
  • Tê bì còn có thể gặp trong các bệnh lý toàn thể như trong viêm đa dây thần kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau

Một số bệnh lý gây tê liệt như:

3. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Nếu bạn gặp những biểu hiện dưới đây, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để điều trị:

- Chứng tê liệt ngày càng tồi tệ, bị và khỏi liên tục, ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể và các hoạt động thường ngày của bạn.

- Đau mỏi gáy cổ lan xuống nữa người hoặc kèm theo triệu chứng Tê một bên

- Tê /dị cảm mặt trong cánh tay lan xuống ngón 4/5 chẳng hạn , khi nằm lâu /để tay chân ở vị trí cố định trong 1 khoảng thời gian nào đó

- Tê kiểu châm chích, nóng bỏng tứ chi kiểu của bệnh lý viêm đa dây thần kinh trong Tiểu đường, bệnh lý tổn thương đa rể / nhiều rể -dây thần kinh

- Những bệnh lý tê đau của hội chứng ống cổ tay /dị cảm trong hội chứng hạ can xi máu tiềm ẩn

- Tê yếu kiểu trung ương kèm theo thay đổi cảm giác, phản xạ và có tổn thương thần kinh sọ và dấu hiệu bệnh lý bó tháp

Trong các trường hợp đặc biệt như bạn bị chấn thương ở đầu hoặc nghi ngờ có khối u trong não, nguy cơ bị đột quỵ não thì hãy yêu cầu chụp CT hoặc MRI.

Hy vọng với những chia sẻ trên, chúng tôi đã phần nào giải đáp được những thắc mắc cho bạn Quỳnh. Bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor theo số điện thoái 1900 1246để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ và giúp đỡ. 

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:

Đọc thêm

Chia sẻ 12 cách phòng chống tê tay chân hiệu quả
Tê tay chân là tình trạng chúng ta thường gặp phải trong cuộc sống. 12 cách mà các chuyên gia của chúng tôi đưa ra sau...
Triệu chứng tê tay chân là biểu hiện của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hà Anh, 30 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường có triệu chứng tê tay chân dù tôi...
9 nguyên nhân thường gây ra tình trạng tê mỏi bắp chân
Chào bác sĩ, tôi tên là Thúy. Tôi thường bị tê mỏi bắp chân và bị kéo dài khá lâu. Thưa bác...
Chia sẻ của bác sĩ về triệu chứng tê bàn tay
Chào bác sĩ, tôi tên là Dương, năm nay 27 tuổi. Khoảng một tuần nay tôi gặp phải tình trạng bị tê bàn tay, nhiều lúc có cảm...
Triệu chứng tê mỏi ở gáy, nguyên nhân và cách chữa trị
Chào bác sĩ, tôi tên là Thông. Vì tôi làm nhân viên văn phòng nên ít phải vận động, nhưng thời gian gần...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Văn Long

    Mẹ tôi cũng có triệu chứng này, đến gặp bác sĩ thì bác sĩ chẩn đoán là bị bệnh hội chứng ống cổ tay. Bác sĩ bảo có rất nhiều người chủ quan đã không đến khám sớm mà bệnh nặng hơn. Hãy đến khám ngay nếu các bạn có triệu chứng này nhé.

    16/10/2017
  • Nguyễn Hoàng

    Nếu các bạn gặp tình trạng mất cảm giác ở một vùng bất kì nào đó trên cơ thể thì hay đi khám ngay bởi có thể bạn đang bị một căn bệnh nguy hiểm đó.

    06/10/2017
  • Nguyễn Vũ

    Những chia sẻ của bác sĩ rất hữu ích cho cộng đồng

    29/09/2017
  • Lê Mây

    Tôi cũng có triệu chứng này, đi khám thì bác sĩ nói rằng tôi bị bệnh thần kinh ngoại biên. Sau khi điều trị bệnh thì triệu chứng này cũng giảm đi rất nhiều.

    22/09/2017
  • Đặng Đức Khôi

    Tôi cũng có các triệu chứng bị tê liệt cổ tay, sau khi đến khám với bác sĩ Minh thì được biết mình bị viêm khớp. Thật may là tôi đến chữa trị sớm nên bệnh đã thuyên giảm nhanh, đến giờ cũng không còn triệu chứng này nữa.

    06/09/2017
Xem thêm đánh giá

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung