4 điều bạn cần biết về bệnh trầm cảm ở phụ nữ
Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý, có thể gây ra những triệu chứng làm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và các hoạt động hàng ngày như ngủ nghỉ, ăn uống, làm việc... Do yếu tố sinh học, hormone và các tác động xã hội mà phụ nữ dễ bị trầm cảm hơn nam giới. Tuy nhiên, có những điều về trầm cảm ở phụ nữ mà nhiều người chưa biết. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về căn bệnh này.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Cũng như bệnh trầm cảm nói chung, trầm cảm ở nữ giới được nhận biết thông qua một số triệu chứng đặc trưng mà bạn có thể tham khảo tại BIỂU HIỆN BỆNH TRẦM CẢM. Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ (NIMH) đã tổng kết và đưa ra 4 điều mà mọi người nên biết về bệnh trầm cảm ở phụ nữ như sau:
1. Trầm cảm thực sự là một tình trạng sức khoẻ
Các nhà khoa học cho rằng bệnh trầm cảm là sự kết hợp của các yếu tố di truyền, sinh học, môi trường và tâm lý. Hầu hết những người bị trầm cảm đều không biết phải làm gì để thoát khỏi tình trạng hiện tại và họ cần điều trị để cảm thấy tốt hơn.
Người bị bệnh trầm cảm không thể một mình "thoát khỏi" nó
Dó là một sự thực mà hầu hết người mắc bệnh trầm cảm phải thừa nhận. Bản thân những người trầm cảm luôn cảm thấy bế tắc, không còn động lực để sống, từ đó dẫn đến tới những hành vi tiêu cực hơn như tự sát. Họ tìm đến cái chết bởi vì họ không biết phải làm sao để chấm dứt sự đau khổ của mình. Người mắc bệnh trầm cảm cần nói với bạn bè, người thân trong gia đình về tình trạng của mình để "thoát khỏi" nó dễ dàng hơn. Nếu có bạn bè hoặc người thân bị trầm cảm, bạn có thể hỗ trợ, khuyến khích họ về tinh thần, hiểu biết, kiên nhẫn và khuyến khích họ nói chuyện với bác sĩ, nhắc nhở họ rằng về thời gian và cách điều trị để cảm thấy tốt hơn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Hầu hết những người bị trầm cảm đều cần điều trị để cảm thấy tốt hơn
Nếu bạn nghĩ rằng có thể mình đang bị trầm cảm, hãy hẹn gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý để được chia sẻ nhiều hơn. Tuy nhiên không phải cứ có triệu chứng là bạn đã bị bệnh trầm cảm bởi môt số loại thuốc hoặc bệnh lý, chẳng hạn như virus hoặc rối loạn tuyến giáp, có thể gây ra các triệu chứng tương tự như trầm cảm. Tuy nhiên bằng cách kiểm tra thể chất, phỏng vấn, xét nghiệm...bác sĩ có thể loại trừ những khả năng này Khi xác định bạn bị trầm cảm (nếu có) bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn sẽ kiểm tra và nói chuyện với bạn về các lựa chọn điều trị và các bước tiếp theo.
2. Trầm cảm ở phụ nữ có thể gây tổn thương theo nghĩa đen
Nhiều người mới chỉ biết đến bệnh trầm cảm như một căn bệnh gây ra buồn bã. Nhưng thực chất, buồn chỉ là một phần nhỏ của trầm cảm. Trên thực tế, một số người bị trầm cảm không cảm thấy buồn. Một người bị trầm cảm ngoài việc có những triệu chứng của bệnh trầm cảm điển hình thì còn có thể gặp các triệu chứng thực thể khác như: Đau nhức, đau đầu, chuột rút, hoặc các vấn đề về tiêu hóa. Một người bị trầm cảm cũng có thể gặp khó khăn khi ngủ, khi thức dậy vào buổi sáng, và cảm thấy mệt mỏi.
3. Một số loại trầm cảm xảy ra ở mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc đời người phụ nữ
Sự mất cân bằng của Hormone trong cơ thể là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trầm cảm. Và trong cuộc đời của người phụ nữ thì giai đoạn mang thai, giai đoạn sau sinh, giai đoạn tiền mãn kinh và chu kỳ kinh nguyệt đều liên quan đến những thay đổi thể chất và hormone. Vì thế, có một số loại trầm cảm ở phụ nữ xảy ra ở các giai đoạn khác nhau của cuộc đời người phụ nữ bao gồm:
Rối loạn tâm thần trước khi mãn kinh (PMDD)
Hầu hết mọi người đều quen thuộc với thuật ngữ "PMS" hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt. Nhưng có một dạng PMS ít gặp hơn, nghiêm trọng hơn còn được gọi là rối loạn dysphoric tiền kinh nguyệt (PMDD). PMDD là một tình trạng nghiêm trọng nếu xuất hiện các triệu chứng như kích thích, tức giận, chán nản, buồn bã, suy nghĩ tự sát, thay đổi thèm ăn, nôn, đau ngực, đau khớp hoặc cơ.
Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh hay còn gọi là bệnh trầm cảm chu sinh là dạng trầm cảm xuất hiện trong khi mang thai hoặc sau sinh. Một tình trạng khác mà những người sau khi sinh cũng thường gặp phải và dễ bị nhầm lẫn với bệnh trầm cảm đó là Baby blues. Khi có hội chứng Baby blues. Tuy nhiên, bệnh trầm cảm sau sinh nghiêm trọng hơn nhiều so với "baby blues". Những cảm giác như buồn bã, lo lắng, và kiệt sức đi kèm với trầm cảm sau sinh có thể khiến bạn khó có thể hoàn thành các hoạt động chăm sóc hàng ngày cho bản thân mình và cho em bé. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực, như việc người mẹ nghĩ mình là người mẹ không tốt hoặc thù ghét đứa bé, thậm chí không ngoại trừ việc người mẹ làm hại chính bản thân và con mình. Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị trầm cảm sau sinh, bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khoẻ tâm thần.
>>>Để hiểu rõ hơn về bệnh trầm cảm sau sinh, bạn có thể xem thêm tại goo.gl/hm3AZV.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Trầm cảm ở giai đoạn mãn kinh
Giai đoạn mãn kinh là một giai đoạn bình thường trong cuộc đời của một người phụ nữ và đôi khi chúng có thể là thách thức. Nếu bạn trải qua giai đoạn tiền mãn kinh, có thể bạn sẽ trải qua những giai đoạn bất thường, những vấn đề về giấc ngủ, thay đổi về tâm trạng, và những cơn nóng bừng... Những điều đó có thể là bình thường tuy nhiên nếu bạn đang phải vật lộn với sự khó chịu, lo lắng, buồn rầu, hoặc mất niềm vui trong giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh, bạn có thể đang bị trầm cảm ở giai đoạn này.
Trầm cảm ở phụ nữ ảnh hưởng theo cách khác nhau
Triệu chứng của bệnh trầm cảm là không giống nhau ỏ mọi người. Mức độ nghiêm trọng và tần số của các triệu chứng, thời gian kéo dài, sẽ thay đổi tùy vào từng cá nhân và tình trạng bệnh. Các triệu chứng cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn bệnh.
4. Bệnh trầm cảm ở phụ nữ có thể được điều trị
Nhiều người đã không đủ kiên nhẫn để điều trị và cho rằng mình không thể vượt qua được căn bệnh trầm cảm và suy nghĩ ngày càng tiêu cực hơn. Các nhà khoa học cho rằng, ngay cả những trường hợp nặng nhất của chứng trầm cảm cũng có thể được điều trị. Bệnh trầm cảm có thể được điều trị bằng thuốc, liệu pháp tâm lý (nói chuyện với một chuyên gia được đào tạo) hoặc kết hợp cả hai phương pháp này. Nếu những phương pháp điều trị này không làm giảm các triệu chứng, liệu pháp điện động dục (ECT) và các liệu pháp kích thích não khác có thể sẽ hữu ích hơn.
>>>Tham khảo phương pháp điều trị bệnh trầm cảm tổng quát TẠI ĐÂY. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo phương pháp điều trị bằng tâm lý tại Điều trị tâm lý cho người bị trầm cảm và phương pháp điều trị trầm cảm bằng thuốc tại Thuốc điều trị bệnh trầm cảm.
Những phương pháp điều trị bệnh trầm cảm cũng không giống nhau ở mỗi người, vì vậy khi điều trị bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đặt ra cho bạn.
Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho phòng khám Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Video trao đổi với chuyên gia tâm thần tại Hello Doctor Nguyễn Thi Phú sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi