8 điều bạn cần biết khi chữa trị bệnh trầm cảm
Cách chữa bệnh trầm cảm phụ thuộc rất nhiều vào mức độ bệnh, thể trạng của bệnh nhân và chuyên môn của bác sĩ. Trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm, có rất nhiều điều bạn cần phải lưu ý.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Cần lưu ý gì khi điều trị bệnh trầm cảm?
Nếu bạn đã tham khảo bài viết "Điều trị bệnh trầm cảm" của chúng tôi, bạn sẽ thấy rằng bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể vượt qua được. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở mỗi người bệnh là khác nhau, căn bệnh có thể được hình thành do chấn động tâm lí trong từng hoàn cảnh khác nhau. Bởi vậy dựa vào mỗi nguyên nhân cũng như những biểu hiện của bệnh trầm cảm ở mỗi bệnh nhân mà sẽ có các cách điều trị khác nhau cho từng người. Để nhận biết bệnh trầm cảm, bạn có thể dựa trên Các triệu chứng trầm cảm.
Có những yêu cầu chung mà người mắc bệnh trầm cảm nên làm, đó là:
1. Bền bỉ khi điều trị
Khi mắc bệnh trầm cảm, bạn sẽ không thể điều trị khỏi ngay được. Có thể các loại thuốc chống trầm cảm có thể không có hiệu lực trong vòng 4-6 tuần đầu sau khi sử dụng. Thậm chí, trong một số trường hợp, một số loại thuốc có thể không có tác dụng và bạn cần phải thử thay thế bằng một loại thuốc khác. Tuy nhiên, bạn đừng vội tuyệt vọng.
Thông thường một người bị trầm cảm khi điều trị bằng thuốc và sử dụng đúng liều phải trải qua một thời gian khá lâu (khoảng 70% thời gian điều trị) để có thể khỏi bệnh. Điều quan trọng là bạn và bác sĩ trị liệu cần phải thử một vài phương pháp trị liệu trước khi áp dụng.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Dùng thuốc chống trầm cảm theo chỉ dẫn
Bạn nên tập cho mình thói quen uống thuốc đúng giờ. Bằng cách xác định được thời gian uống thuốc trong ngày, bạn sẽ cảm thấy dễ nhớ hơn việc uống thuốc không có giờ giấc.
3. Không được ngừng sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ
Nếu bạn cần dừng uống một loại thuốc điều trị trầm cảm vì lý do nào đó hãy thông báo với bác sỹ để họ có thể giảm dần liều lượng cho bạn. Nếu bạn dừng thuốc đột ngột, bạn có thể gặp tác dụng phụ của thuốc. Bạn cũng không nên ngừng dùng thuốc khi cảm thấy tình trạng bệnh tốt hơn. Thực tế, nhiều người vẫn cần phải điều trị ngay cả khi tình trạng bệnh của họ đã tiến triển lên nhiều. Điều này có thể giúp bạn ngăn ngừa bị trầm cảm lại.
Những tác dụng phụ của thuốc mà bạn có thể gặp phải đã được chúng tôi trình bày trong bài viết "Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm".
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Thay đổi lối sống
Để điều trị khỏi bệnh, bạn cần phải thay đổi lối sống của mình bằng việc ăn nhiều những thực phẩm lành mạnh, ăn nhiều trái cây và rau quả - những thực phẩm ít đường và ít chất béo. Ngoài ra, hãy cố để có một giấc ngủ ngon vào bạn đêm, tốt nhất là đừng để cho đầu óc bạn quá căng thẳng. Ngoài ra, thay đổi lối sống cũng là cách để phòng chống bệnh trầm cảm tốt nhất.
Một số nghiên cứu còn cho thấy, những hoạt động về thể chất có thể giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm. Bạn hãy bắt đầu với việc đơn giản nhất là đi bộ, ban đầu bạn có thể chỉ đi bộ trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó bạn có thể tăng dần thời gian cũng như tập luyện đều đặn mỗi ngày.
5. Giảm căng thăng trong công việc
Những áp lực thường ngày nếu như bạn cố gắng chịu đựng, nó có thể là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm cho bạn. Chính vì vậy, nếu như những công việc ở nhà hay ở cơ quan đang quá tải với bạn, đừng ngần ngại yêu cầu sự chia sẻ, trợ giúp từ người thân, đồng nghiệp.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
6. Trung thực khi điều trị bệnh trầm cảm
Để nhận biết và đến bác sỹ điều trị bệnh trầm cảm không phải là 1 điều dễ dàng đối với những người bị trầm cảm. Nhưng nếu như bạn không trung thực thì quá trình trị liệu cho bệnh trầm cảm sẽ dài và không thành công.
Bạn có thể trao đổi thẳng thắn với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ về quá trình trị liệu hoặc phương pháp trị liệu của bạn để tạo ra một phương pháp điều trị mới đúng hướng.
7. Không bao giờ tuyệt vọng
Có thể bạn cảm thấy tuyệt vọng ngay trong quá trình điều trị vì cảm thấy dường như không bao giờ bệnh có thể tốt hơn được. Tuy nhiên, cảm giác đó sẽ khiến cho tình trạng bệnh của bạn tồi tệ hơn. Hãy tự cho mình thêm thời gian và chăm chỉ điều trị, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.
8. Bác sĩ chữa bệnh trầm cảm giỏi
Nếu muốn có kết quả điều trị bệnh tốt, ngoài nỗ lực điều trị của bệnh nhân thì kinh nghiệm và chuyên môn của bác sĩ rất quan trọng. Do những triệu chứng của bệnh trầm cảm rất khác nhau nên việc phát hiện bệnh trầm cảm phụ thuốc rất nhiều vào khả năng của bác sĩ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Khi đi khám và chữa bệnh trầm cảm tại Hello Doctor, bạn sẽ được điều trị với những chuyên gia trong lĩnh vực bệnh trầm cảm.
Để đảm bảo bệnh được chữa trị đúng cách, hãy liên hệ với các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của Hello Doctor. Liên hệ đến phòng khám chúng tôi để được tư vấn thêm hoặc đặt khám với bác sĩ chuyên khoa tâm lý điều trị trầm cảm giỏi theo số 1900 1246
Video trao đổi với chuyên gia tâm thần tại Hello Doctor Nguyễn Thi Phú về căn bệnh này.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi