Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh trầm cảm
Điều trị trầm cảm thường áp dụng 3 phương pháp chính: liệu pháp dùng thuốc, liệu pháp tâm lý và shock điện. Tuy nhiên phương pháp được áp dụng phổ biến nhất là sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% dân số bị bệnh trầm cảm. Phụ nữ bị trầm cảm gấp 2 lần nam giới. Người bị trầm cảm thường cảm thấy mất tự tin trong công việc, mất khả năng tập trung và có những biểu hiện thu rút các mối quan hệ xã hội, không giao tiếp với bạn bè, bi quan về tương lai, thậm chí có thể có hành vi tự sát... Chính vì vậy việc có các cách điều trị trầm cảm là rất cần thiết. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về biện pháp điều trị trầm cảm bằng thuốc.
Các loại thuốc dùng trong điều trị trầm cảm
Các thuốc được sử dụng phổ biến là loại thuốc chống trầm cảm ba vòng và loại thuốc tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI). Thuốc thường phát huy tác dụng chậm, thường là sau khoảng hai tuần thuốc mới có tác dụng, trừ một số loại nhanh là sau một tuần. Vì vậy điều trị trầm cảm bằng thuốc phải kiên trì, đặc biệt là trong 1, 2 tuần đầu. Rất nhiều người bệnh khi thấy uống thuốc khoảng một tuần mà các triệu chứng chưa được cải thiện hoặc gặp phải tác dụng phụ thường bỏ thuốc và không điều trị tiếp. Chính điều này khiến bệnh không khỏi.
Đối với loại thuốc chống trầm cảm ba vòng tác dụng phụ thường gặp nhất là có thể gây ra nhịp tim nhanh, tụt huyết áp, gây khô miệng, táo bón, bí tiểu, rối loạn chức năng tình dục và người bệnh có thể có xuất hiện biểu hiện nhìn mờ. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng an thần, gây ngủ. Đây là một tác dụng tốt vì hầu hết bệnh nhân trầm cảm bị mất ngủ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Loại thuốc chống trầm cảm SSRI là những thuốc mới, ít tác dụng phụ hơn đối với hệ tim mạch tuy nhiên cũng có những tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm khiến bạn cần phải lưu ý là gây tăng cân, đặc biệt là đối với phụ nữ. Thuốc còn có tác dụng trên chức năng tình dục, làm mất khả năng cương cứng dương, làm giảm khả năng tình dục đối với cả bệnh nhân nam và nữ. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân thường bỏ điều trị. Khi gặp các tác dụng phụ này, người bệnh phải đến bác sĩ điều trị khám lại và sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách xử lý tác dụng phụ này.
Dùng thuốc như thế nào?
Dùng thuốc điều trị cho bệnh nhân trầm cảm cần phải dùng lâu dài, bao gồm những giai đoạn tấn công và điều trị duy trì. Thời gian điều trị tấn công thường kéo dài từ 6 đến 12 tuần, sau đó cần tiếp tục điều trị duy trì khi những triệu chứng của bệnh trầm cảm đã hết hoàn toàn trong từ 16 - 20 tuần. Nhiều bệnh nhân sau khi đã khỏi hết các triệu chứng thường không muốn điều trị tiếp và bỏ thuốc. Trong khi đó mục đích của việc điều trị duy trì đó là ngăn chặn tái phát bệnh, đặc biệt là trên những đối tượng có các yếu tố nguy cơ cao, chẳng hạn bệnh nhân có nhiều giai đoạn bị trầm cảm, những triệu chứng tổn hại nặng về chức năng học tập, xã hội, có ý tưởng hành vi tự sát, những triệu chứng loạn thần...
Theo nhiều nghiên cứu nếu không tiếp tục điều trị thì tỷ lệ tái phát sẽ lên đến 25% trong vòng hai tháng đầu và những bệnh nhân nào tiếp tục được điều trị duy trì trong thời gian 2 năm thì tỷ lệ tái phát sẽ thấp hơn so với bệnh nhân bỏ thuốc.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bệnh trầm cảm là một bệnh có tỷ lệ mắc cao, những yếu tố thúc đẩy bệnh hoặc tái phát bệnh đó là những sang chấn tâm lý như tai nạn bất ngờ, mất mát người thân, đổ vỡ các mối quan hệ tình cảm, làm ăn thua lỗ,... Bệnh có thể dẫn đến mất khả năng về mặt xã hội của con người chẳng hạn như học tập, giao tiếp, công việc... Việc điều trị cần phải tiến hành càng sớm càng tốt và cần được điều trị đúng bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Nếu tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ, người bệnh có thể làm việc, học tập được bình thường.
Nếu bạn cần được giúp đỡ trong việc điều trị bệnh trầm cảm, bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ và giúp đỡ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi