Dấu hiện nhận biết một người có hành vi tự sát

Dấu hiện nhận biết một người có hành vi tự sát

Chào bác sĩ, tôi tên là Hạnh. Tôi có một đứa em mắc bệnh trầm cảm khá lâu, thời gian gần đây em tôi đã tự sát 1 lần nhưng không thành. Gia đình tôi đang rất lo lắng cho tình trạng của em ấy nhưng không biết phải làm cách nào, em tôi đã điều trị trầm cảm nhưng không đỡ. Mong bác sĩ cho gia đình tôi lời khuyên.

Trả lời:

Chào bạn Hạnh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tự sát thường xuất hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm nặng. Điều quan trọng là gì đình bạn cần nắm được những dấu hiệu của một người khi muốn tự sát để kịp thời ngăn cản. Một số thông tin sau sẽ hữu ích cho bạn.

1. Tự sát là gì?

2. Dấu hiệu nhận biết một người đang có ý định tự sát

3. Nguyên nhân gây tự sát

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

 

1. Tự sát là gì?

Tự sát là hành động cố ý gây ra cái chết cho chính mình. Không có một lý do cụ thể nào tại sao người ta lại có thể cố gắng tự cướp đoạt mạng sống của bản thân, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tự sát. Tự sát có thể xảy ra nếu họ có rối loạn sức khỏe tâm thần.

Khoảng 90% những người tự tử có bệnh tâm thần vào thời điểm họ chết. Trầm cảm là yếu tố nguy cơ hàng đầu, nhưng cũng có nhiều rối loạn sức khoẻ tâm thần khác có thể góp phần gây ra tự sát, bao gồm rối loạn lưỡng cực và tâm thần phân liệt.

Ngoài các bệnh tâm thần, có một số yếu tố nguy cơ có thể góp phần gây ra bệnh nhân có ý định tự tử, cố gắng tự tử và thực sự tự tử. Chúng bao gồm:

  • Trước đây đã từng cố gắng tự tử 
  • Lạm dụng chất kích thích
  • Bị giam cầm
  • Tiền sử gia đình có người tự sát
  • Sự bất ổn định trong công việc hoặc mức độ hài lòng công việc thấp
  • Có tiền sử bị ngược đãi hoặc chứng kiến liên tục sự ngược đãi
  • Được chẩn đoán có tình trạng bệnh nan y như ung thư hoặc HIV
  • Bị cô lập về mặt xã hội hoặc là nạn nhân của sự bắt nạt
  • Từng có các hành vi tự tử

Những người được cho là có nguy cơ cao về tự sát là:

  • Nam
  • Những người trên 45 tuổi

Những người có ý định tự sát thường luôn chìm đắm trong cảm giác buồn bã và tuyệt vọng mà họ nghĩ rằng họ không còn sự lựa chọn nào khác. Mặc dù rất khó để biết được những suy nghĩ và cảm giác của người khác nhưng có rất nhiều những hành vi khác nhau có thể cho thấy xu hướng tự tử. Điều quan trọng là phải nhận ra những dấu hiệu cảnh báo này để bạn có thể giúp đỡ những người thân hoặc bạn bè đang có ý định tự tử. Hành động và nhận được sự giúp đỡ của người khác có thể giúp ngăn chặn những bi kịch nỗ lực tự sát hoặc cái chết của người thân, bạn bè.

2. Dấu hiệu nhận biết một người đang có ý định tự sát

Nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng của hành vi tự tử

Hãy gọi đến các chuyên gia tư vấn hoặc bác sĩ tâm lý ngay nếu bạn:

  • Cảm thấy tuyệt vọng
  • Cảm thấy bị mắc kẹt
  • Cảm thấy cô đơn
  • Cảm thấy lo lắng hoặc kích động
  • Cảm thấy như thể không có lý do gì để tiếp tục sống
  • Nghĩ rằng tự tử như một lối thoát
  • Đang chịu đựng sự thay đổi tâm trạng thất thường
  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy

Dấu hiệu nhận biết một người đang có ý định tự sát

Những dấu hiệu của một người đang cố gắng tự sát

Bạn không thể biết được những cảm xúc và suy nghĩ bên trong của người khác, vì vậy không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra ai đó đang có ý định tự tử. Tuy nhiên, một số dấu hiệu cảnh báo bên ngoài có thể cho thấy người đó có ý tính tự sát bao gồm:

  • Nói về cảm giác tuyệt vọng
  • Nói về việc không có lý do gì để tiếp tục sống
  • Viết di chúc hoặc tặng tài sản của mình cho người khác
  • Tìm kiếm một phương tiện có thể gây hại cho bản nhân, chẳng hạn như mua súng
  • Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
  • Ăn quá ít hoặc quá nhiều, dẫn đến tăng cân hoặc sụt cân đáng kể
  • Tham gia vào các hành vi nguy hiểm, bao gồm uống nhiều rượu hoặc sử dụng ma túy
  • Lẩn tránh các tương tác xã hội với người khác
  • Thể hiện sự giận dữ hoặc có ý định tìm cách trả thù
  • Thể hiện các dấu hiệu lo lắng hoặc kích động

Tham khảo thêm tại bài viết: Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân trầm cảm đang có ý định tự sát

3. Nguyên nhân gây tự sát

Nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ tự tử. Những yếu tố này được chia thành ba loại: tâm sinh lí xã hội, môi trường, và văn hoá xã hội.

Tâm sinh lí xã hội

Các nguyên nhân tâm sinh lí xã hội gây ra hầu hết các vụ tự sát và ý định tự sát. Những nguyên nhân này bao gồm các rối loạn về sức khoẻ tâm thần như:

Ngoài ra còn các nguyên nhân khác, bao gồm:

  • Lạm dụng chất kích thích
  • Bị ngược đãi hoặc chấn thương khi còn nhỏ
  • Tiền sử gia đình có người tự sát
  • Trước đây từng cố gắng tự tử 
  • Mắc các bệnh mãn tính

Môi trường

Các yếu tố môi trường làm tăng nguy cơ tự sát thường xảy ra do một sự kiện căng thẳng trong cuộc sống. Việc này có thể bao gồm việc mất người thân, vật cưng, hoặc công việc. Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Sự mất mát trong xã hội, chẳng hạn như mất một mối quan hệ quan trọng
  • Tiếp cận các phương tiện gây chết người, bao gồm vũ khí và ma túy
  • Tiếp xúc với tự sát
  • Là nạn nhân của sự quấy rối, bắt nạt, hoặc sự ngược đãi thể xác

Văn hóa xã hội 

Một trong những nguyên nhân chính của văn hóa xã hội gây ra tự sát là cảm giác bị cô lập hoặc không được sự chấp nhận của người khác. Cảm giác bị cô lập có thể do khuynh hướng tình dục, niềm tin tôn giáo và bản sắc giới tính.

Các yếu tố thúc đẩy khác của tự sát trong loại này bao gồm:

  • Khó khăn trong việc tìm kiếm sự trợ giúp hay hỗ trợ
  • Thiếu sự tiếp cận trong việc điều trị sức khoẻ tâm thần hoặc lạm dụng chất gây nghiện
  • Gia nhập các hệ thống tín ngưỡng chấp nhận sự tự tử như một giải pháp cho các vấn đề cá nhân
  • Tiếp xúc với hành vi tự tử

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn nghi ngờ rằng một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè có thể có ý định tự tử, bạn nên nói thẳng thắn với họ về điều mà bạn đang lo lắng. Bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách đặt các câu hỏi không có ý phán xét hoặc đối chất. Bạn có thể hỏi họ:

  • Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc tự tử chưa?
  • Bạn đã bao giờ làm gì để tự tử không?
  • Trong quá khứ, bạn có từng cố gắng tự tử không?

Nếu họ trả lời "có" cho bất kỳ câu hỏi nào, thì họ có nguy cơ cao về khả năng tự tử và họ cần được nhận sự chăm sóc chuyên nghiệp ngay lập tức. Gọi các chuyên gia hoặc bác sĩ tư vấn hoặc đi đến phòng cấp cứu của bệnh viện là cách tốt để ngăn chặn nỗ lực tự tử. Bạn cũng có thể nhận được sự trợ giúp từ đường dây nóng phòng chống khủng hoảng hoặc tự tử.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho gia đình bạn Hạnh. Sau đó nên đưa em bạn đi khám bác sĩ và điều trị bệnh trầm cảm, nếu những phương pháp điều trị trước tỏ ra không hiệu quả, hãy nói với bác sĩ để bác sĩ có phương án điều trị tốt hơn. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor  theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm khám bệnh và điều trị. 

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thi Huyền

    Cảm ơn đã chia sẻ bài viết, hy vọng sẽ có thêm những chia sẻ về bệnh khác

    29/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung