Điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ và những điều cần lưu ý

Phụ nữ là đối tượng đặc biệt dễ bị mắc bệnh trầm cảm. Biểu hiện trầm cảm ở nữ giới khá dễ nhận biết nên nếu thấy người thân của mình có nguy cơ bị trầm cảm, nên khuyên người đó điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Bạn có chắc chắn rằng mình hay người thân đang mắc bệnh trầm cảm? Nếu bạn cảm thấy còn băn khoăn, hãy tham khảo thêm Biểu hiện bệnh trầm cảm để biết được các triệu chứng nhận biết bệnh.
1. Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ
Như đã trình bày trong bài Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm, hiện nay có hai phương pháp điều trị bệnh trầm cảm chủ yếu đó là: điều trị bằng thuốc (hóa dược) và tâm lý trị liệu. Đối với bệnh trầm cảm ở phụ nữ, những phương pháp này cũng được chúng tôi áp dụng.
Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm (Antidepressants)
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh trầm cảm. Người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc này mà cần đặc biệt tuân thủ theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Thời gian điều trị cũng cần phải được bảo đảm thực hiện đầy đủ. Tùy theo đợt trầm cảm xuất hiện lần đầu hay là đợt tái phát mà thời gian điều trị bằng thuốc có thể thay đổi từ 6 tháng cho đến vài năm, thậm chí cả đời. Bạn sẽ hiểu rõ hơn khi tham khảo bài viết "Thời gian điều trị bệnh trầm cảm".
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
_____________________________
Người bệnh cần theo dõi và khám định kỳ trong thời gian dùng thuốc để bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả của việc dùng thuốc cùng các tác dụng phụ của thuốc (nếu có). Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, việc dùng thuốc cũng phải hết sức thận trọng, cần tuyệt đối theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Nếu dùng thuốc có hiệu quả, người bệnh có thể cảm thấy ăn ngủ tốt hơn, tái lập dần các hứng thú với cuộc sống và có cái nhìn tích cực hơn về tương lai cũng như về bản thân. Mặc dù hiệu quả của thuốc có thể bắt đầu nhận thấy sau một tuần điều trị, nhưng hiệu quả đầy đủ nhất do tác dụng của thuốc chỉ có thể đạt được sau 8-12 tuần dùng thuốc.
Khi điều trị trầm cảm người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc mà cần đặc biệt tuân thủ theo sự hướng dẫn của các bác sĩ
Tâm lý trị liệu (Psychotherapy)
Tâm lý trị liệu là phương pháp chữa trị bằng cách dùng các kỹ thuật tiếp cận và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh. Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT : Cognitive Behavior Therapy) thường được sử dụng nhằm giúp người bệnh hình thành những suy nghĩ tích cực hơn về bản thân mình, về thế giới xung quanh và về tương lai.
Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, bạn có thể tra cứu thêm thông tin trong bài "Cách điều trị tâm lý cho người trầm cảm".
Ngoài điều trị tâm lý cho người trầm cảm ra, một số các biện pháp hỗ trợ khác về tâm lý – xã hội, chẳng hạn: huấn luyện nâng cao kỹ năng giao tiếp, hóa giải xung đột… cũng có thể giúp người bệnh hội nhập tốt hơn vào đời sống cũng như thích nghi hơn với công việc.
Trường hợp phụ nữ bị trầm cảm kèm theo bối cảnh có các vấn đề xung đột quan hệ vợ chồng, mâu thuẫn gia đình… có thể phải cần đến tham vấn hôn nhân hoặc trị liệu gia đình…
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
_____________________________
2. Khi nào phải nhập viện để điều trị?
Phần lớn những trường hợp trầm cảm nhẹ có thể được chữa trị ngoại trú, cho dù người bệnh được điều trị bằng thuốc, tâm lý trị liệu, hoặc phối hợp cả hai phương pháp cùng lúc. Một số trường hợp trầm cảm nặng không đáp ứng được với thuốc có thể phải dùng đến liệu pháp choáng điện.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân gặp phải trường hợp sau thì cần phải nhập viện:
- Trầm cảm nặng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe chung và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để nhận biết bệnh trầm cảm nặng, bạn cần dựa trên các dấu hiệu tại bài viết "Hội chứng trầm cảm nặng".
- Trầm cảm muốn tự sát, thậm chí đã có lần toan tự sát thực sự
- Trầm cảm không đáp ứng với thuốc
- Trầm cảm kèm theo tình trạng loạn thần, người bệnh khi ấy có thể có thêm triệu chứng ảo giác (xem thêm Tại đây) và hoang tưởng (xem thêm Tại đây), không thể kiểm soát bản thân cả về suy nghĩ lẫn hành vi.
3. Một số điều ‘‘Nên’’ và ‘‘Không nên’’ khi bị trầm cảm
Người bệnh nên tập thể dục thường xuyên, vì việc này giúp bạn cải thiện sức khỏe và lấy lại năng lượng cho tinh thần của mình
NÊN
Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ:
- Nếu bạn đang được tham vấn hoặc trị liệu tâm lý, bạn cần duy trì mối quan hệ và duy trì các cuộc làm việc với nhà tham vấn hoặc nhà trị liệu.
- Cố gắng tự khích lệ bản thân trong khi thực hiện những mục tiêu đề ra trong quá trình điều trị.
- Bạn cần tiếp thu đầy đủ những thông tin có liên quan đến căn bệnh trầm cảm và cách thức chữa trị bệnh.
- Gọi điện thoại hoặc tiếp xúc ngay với bác sĩ đang điều trị cho bạn khi bạn có ý nghĩ muốn tự sát.
- Những thân nhân trong gia đình của bạn cũng cần biết rõ những điều trên đây giống như bạn.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
_____________________________
KHÔNG NÊN
Trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm, cần lưu ý những điều sau:
- Đừng tự cô lập bản thân: Nên cố gắng duy trì sự tiếp xúc với những người thân, nếu có thể bạn nên nói chuyện với bác sĩ, với bạn bè, đồng nghiệp, hoặc thậm chí có thể tìm đến một chuyên viên tham vấn tâm lý.
- Đừng vội vã thực hiện những quyết định quan trọng như ly hôn hoặc ly thân, vì bạn khó có thể suy nghĩ sáng suốt khi đang trầm cảm.
- Đừng tự trách bản thân vì mình bị trầm cảm vì bạn không tự gây ra căn bệnh này cho mình.
- Đừng thất vọng vì mình không thể cảm thấy cuộc sống một cách tốt đẹp; cần phải kiên nhẫn với căn bệnh này. Việc điều trị cần có thời gian để bệnh cải thiện.
- Đừng bỏ cuộc
- Nên tập thể dục thường xuyên, vì việc này giúp bạn cải thiện sức khỏe và lấy lại năng lượng cho tinh thần của mình
- Tập lại thói quen ăn uống điều độ và thành phần thức ăn cân đối giữa các chất.
Việc điều trị bệnh trầm cảm cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, bạn nên đi khám để được điều trị với bác sĩ khi thấy mình có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Xem thêm: Sự khác biệt giữa bệnh trầm cảm ở nam giới và nữ giới
Bác sĩ khám, điều trị

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Văn Dương
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Xanh Pôn
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 13 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Nam khoa, Nội thần kinh, Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh Viện Tâm Thần Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bộ môn Tâm thần – Đại học Y Hà Nội
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai
Kinh nghiệm: 10 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 17 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tâm thần trung ương I
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thành Long
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Đại Học Y Hà Nội
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai
Kinh nghiệm: 9 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Nguyễn Thiên Hưng
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Kinh nghiệm: 3 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ Trần Mạnh Cường
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần-Bệnh viện Bạch Mai
Kinh nghiệm: 40 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi