Sự khác biệt giữa trầm cảm ở phụ nữ và trầm cảm ở nam giới
Trầm cảm có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, biểu hiện nhận biết bệnh trầm cảm ở đàn ông và phụ nữ sẽ có đôi chút sự khác biệt. Để biết được sự khác biệt đó là gì, mời bạn cùng Hello Doctor tham khảo bài viết dưới đây.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Tại sao phụ nữ có dễ bị trầm cảm hơn nam giới?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ mắc bệnh trầm cảm nhiều hơn nam giới gấp hai lần: Nếu tính chung ở nam giới, tỷ lệ người mắc chứng trầm cảm ít nhất một lần trong đời là là 10% thì tỷ lệ này ở phụ nữ là 20%. Nếu bạn còn chưa rõ về bệnh trầm cảm, bạn có thể tham khảo bài viết "Mắc bệnh trầm cảm".
Các tiêu chí để chẩn đoán trầm cảm đều giống nhau ở cả hai giới, tuy nhiên người ta nhận thấy rằng các biểu hiện bệnh trầm cảm ở phụ nữ thường là lo âu, mặc cảm, cảm thấy tội lỗi và thay đổi khẩu vị cũng như thói quen ăn uống. Nguyên nhân của sự khác biệt giữa nam và nữ đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng; tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể có sự liên quan giữa nồng độ các nội tiết tố sinh dục nữ với chứng trầm cảm.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Sự khác biệt giữa trầm cảm ở phụ nữ so với trầm cảm ở nam giới
Bảng so sánh dưới đây sẽ cho thấy sự khác nhau giữa trầm cảm ở nam và nữ:
Các biểu hiện của bệnh trầm cảm có sự khác biệt ở nữ khi so với nam:
- Tỷ lệ mắc trầm cảm: ở nữ là 20% (nam 10%)
- Tuổi khởi phát bệnh: sớm hơn
- Thời gian kéo dài một đợt trầm cảm: Dài hơn
- Diễn tiến bệnh: Các đợt trầm cảm dễ xảy ra và hay tái phát
- Liên quan với các sự kiện gây stress: Thường hơn
- Các triệu chứng không điển hình của trầm cảm như ngủ nhiều, ăn nhiều…: Nhiều hơn
- Cảm giác có lỗi: Thường xảy ra hơn
- Hành vi tự sát: Ý tưởng tự sát thường xảy ra hơn, nhưng hành vi tự sát thành công thì ít hơn
- Liên quan với chứng lo âu, ám ảnh sợ hoặc những cơn hoảng sợ: Thường đi kèm vói các rối loạn này nhiều hơn
- Rối loạn ăn uống: Nhiều hơn
- Thường kèm theo bệnh ở tuyến giáp (bướu cổ), bệnh đau nửa đầu (migraine) và có nhiều ảnh hưởng của các nội tiết tố sinh dục nữ đối với tâm trạng hơn so với nam giới.
- Ít kèm theo việc lạm dụng rượu, ma túy, ít liên quan đến các rối loạn nhân cách (ví dụ: rối loạn nhân cách chống xã hội, rối loạn nhân cách ái kỷ hoặc nhân cách ám ảnh…) hơn so với nam giới.
Để hiểu rõ hơn sự khác biệt này, bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết về cách nhận diện bệnh trầm cảm ở hai đối tượng này:
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Biểu hiện bệnh trầm cảm ở nữ giới
3. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng độ nặng của trầm cảm ở phụ nữ
Theo các nhà khoa học, một số yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ bệnh trầm cảm ở phụ nữ:
- Trong gia đình đã từng có người bị trầm cảm
- Bản thân đã từng bị trầm cảm, đặc biệt là khi điều này xảy ra rất sớm trong giai đoạn mới dậy thì.
- Bị mất cha/mẹ từ trước khi lên 10 tuổi
- Lúc còn nhỏ bị bạo hành thể xác hoặc xâm hại tình dục
- Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, đặc biệt là loại thuốc có hàm lượng progesterone cao.
- Đang sử dụng thuốc kích thích rụng trứng để điều trị vô sinh
- Thường xuyên có những yếu tố gây stress trong đời sống, vì dụ như mất việc làm hoặc xung đột trong hôn nhân chẳng hạn…
- Thiếu những nguồn lực hỗ trợ từ gia đình và xã hội
Với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp ở trên, hy vọng bạn sẽ hiểu nguyên nhân khiến cho bệnh trầm cảm lại trở nên phổ biến ở nữ giới hơn ở nam giới. Tuy nhiên, bạn không nên xem nhẹ bệnh trầm cảm ở nam giới vì nam giới thường có những hậu quả do bệnh trầm cảm đem lại lớn hơn ở nữ giới.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi