3 phương pháp chữa trị bệnh trầm cảm sau sinh phổ biến

3 phương pháp chữa trị bệnh trầm cảm sau sinh phổ biến

Việc phát hiện sớm và điều trị trầm cảm trong giai đoạn mang thai và hậu sản là điều rất cần thiết. Các chuyên gia Hello Doctor sẽ chỉ ra cho bạn 3 phương pháp chữa bệnh trầm cảm sau sinh phổ biến thường được sử dụng.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

>>>Click tại đây để hiểu rõ hơn về bệnh trầm cảm sau sinh.

Các phương pháp chữa trị bệnh trầm cảm sau sinh

1. Tâm lý trị liệu

Hai nghiệm pháp phổ biến đó là liệu pháp tương tác cá nhân hay liệu pháp nhận thức - hành vi. Gia đình là yếu tố cần thiết giúp cho việc phát hiện và hỗ trợ sản phụ dễ dàng hơn trong quá trình điều trị; Các sản phụ mới sinh có khuynh hướng phủ định cảm xúc thật của họ hơn là tìm cách điều trị tâm lý thích hợp cho bản thân. Theo một số khảo sát, phụ nữ sau sinh tâm sự rằng họ cảm thấy không nhận được sự quan tâm từ xã hội và gia đình như họ mong muốn và đặc biệt từ người đàn ông của họ.

Phương pháp tương tác cá nhân: là cách điều trị ngắn hạn, tập trung vào những khó khăn trong mối quan hệ giữa sản phụ và những người xung quanh. 

Hiện tại, đa số sản phụ có các triệu chứng trầm cảm giai đoạn sớm thường chọn tâm lý trị liệu hơn là việc dùng thuốc chống trầm cảm để điều trị, nhất là sản phụ trong giai đoạn hậu sản. Lý do được đưa ra đó là họ đang cho con bú sữa mẹ và họ cảm thấy bản thân phù hợp với liệu pháp này. Hơn thế nữa, nhiều nghiên cứu đã cho thấy tâm lý trị liệu có hiệu quả khi điều trị theo từng cá nhân hay theo nhóm.

Xem thêm Liệu pháp điều trị tâm lý cho người bị trầm cảm.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Thuốc chống trầm cảm

Điều trị bằng thuốc đối với trầm cảm sau sinh cũng tương tự như điều trị cho các dạng trầm cảm phổ biến khác. 
Thuốc chẹn thụ thể serotonin có chọn lọc là loại thuốc đầu tay điều trị trầm cảm sau sinh. Tác dụng của thuốc sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng trầm cảm qua việc ức chế quá trình tiếp nhận chất dẫn truyền thần kinh serotonin lên não.  Khi nồng độ của serotonin thay đổi, tế bào não sẽ truyền và thu nhận các tín hiệu hoá học có thể cải thiện được cảm xúc của người bệnh.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng (tricylic antidepresstants) cũng thường được các bác sĩ sử dụng. Với cơ chế ngăn chặn các tín hiệu dẫn truyền thần kinh của thuốc, tình trạng trầm cảm sẽ thuyên giảm phần nào.

Bệnh nhân được khuyến cáo nên sử dụng thuốc chống trầm cảm khi điều trị trong khoảng từ 6 đến 12 tháng để có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, các bà mẹ lại lo ngại rằng việc sử dụng thuốc kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc cho con bú. Trẻ mới sinh rất dễ bị tác động do tác dụng của thuốc khi chức năng gan thận của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Với những bất cập trên, việc điều trị bằng thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ chuyển hoá và khả năng người mẹ cho con bú.

Tuy nhiên, các bà mẹ cũng đừng quá lo lắng. Do nhu cầu điều trị Trầm cảm sơ sinh ngày càng cao, các thuốc thế hệ mới đã ra đời, chứng minh độ an toàn cao phù hợp cho bà mẹ mang thai và cho con bú.

Xem thêm: Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh trầm cảm.

3. Liệu pháp hormone

Trong quá trình mang thai, lượng estrogen và progesterone suy giảm đột ngột, khiến đây là một nguyên nhân thúc đẩy bệnh lý trầm cảm sau sinh ở sản phụ. Vì thế việc điều trị bằng liệu pháp hormone như hỗ trợ estrogen có thể mang lại tác dụng điều trị.

Tuy nhiên, liệu pháp estrogen có thể không được sử dụng trên đối tượng bị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (thromboembolism). Ngoài ra, tác dụng phụ của liệu pháp này còn ảnh hưởng đến chức năng tiết sữa, cũng như làm tăng sản tế bào cổ tử cung, khiến tỷ lệ ung thư tăng cao.

4. Các phương pháp khác

Ngoài 3 phương pháp chính ở trên. bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp khác.

Acid béo omega-3: 

Theo nghiên cứu từ đại học y khoa Kansas, sản phụ ít ăn các thực phẩm chứa omega-3 thường có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh cao hơn. Do các acid béo này có tác dụng giảm stress và lo âu. Các vấn đề như trầm cảm sau sinh, các yếu tố bất lợi trong quá trình mang thai và cho con bú được cho là có liên hệ với tình trạng người mẹ có nồng độ DHA trong tế bào ở mức thấp. Nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng các tế bào não thiếu hụt DHA ở những con cái sau sinh sẽ gây ra những thay đổi về hoá sinh trong cơ thể, khiến não bộ bị ngăn chặn khả năng đáp ứng với các yếu tố gây stress một cách hiệu quả.

Vì thế phụ nữ đang trong thời kì mang thai nên ăn các thực phẩm giàu omega-3, thay vì dùng các thuốc hỗ trợ tương tự. Các thực phẩm này bao gồm cá hồi, hạt chia, học óc chó, lòng đỏ trứng gà, hạt lanh hay natto. Với sản phụ từng có tiền căn trầm cảm, sử dụng sản phẩm dầu cá hỗ trợ vào tam cá nguyệt 3 (3 tháng cuối thai kì) và sau sinh sẽ rất có lợi trong việc giúp cơ thể chống lại các triệu chứng của trầm cảm sau sinh.

Châm cứu:

Là một kỹ thuật xuất phát từ Y học cổ truyền của Trung hoa. Với cách dùng kim châm kích thích các huyệt trên cơ thể, người bệnh sẽ bớt căng thẳng, cân bằng nội tiết, giảm lo âu và đau đớn trong và sau khi mang thai. Theo một nghiên cứu của bệnh Viện Massachusetts, châm cứu thường quy,điện hay laser đều có tác dụng rất tốt và có thể dùng như liệu pháp đơn lẻ để điều trị trầm cảm.

Một nghiên cứu khác của đại học Stanford đã đưa ra nhựng lợi ích về việc châm cứu mục tiêu với việc massage và châm cứu không xâm lấn. Kết quả sau 8 tuần cho thấy châm cứu mục tiêu có tác dụng rõ rệt với phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh khi các triệu chứng của tình trạng rối loạn tâm lý này thuyên giảm.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Các bài tập thể dục: 

Theo tuần báo phụ nữ và chăm sóc sản phụ, tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm hữu hiệu với người bị trầm cảm sanh sinh. Với những hạn chế của việc dùng thuốc chống trầm cảm cũng như liệu pháp tâm lý, tập luyện là liệu pháp tự nhiên và hữu hiệu với phụ nữ có các dấu hiệu trầm cảm khi vừa mới sinh con.

Theo nghiên cứu vào năm 2008 thử nghiệm về sự hiệu quả trong việc tập luyện có giúp đẩy lùi các triệu chứng trầm cảm hay không. 18 sản phụ đã tham gia vào nghiên cứu và được chia thành hai nhóm. Nhóm can thiệp sẽ được hỗ trợ thêm bởi các bài tập thể chất, nhóm còn lại chỉ được chăm sóc như thông thường. Các bài tập sẽ có tổng thời gian là một giờ mỗi tuần ở bệnh viện và 2 buổi mỗi ngày tại nhà trong vòng 3 tháng. Kết quả là nhóm có tập luyện sẽ ít có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh hơn là nhóm còn lại, cho thấy được hiệu quả của việc hoạt động thể chất với bà mẹ là như thế nào.

Xem thêm: Chữa bệnh trầm cảm bằng phương pháp Yoga.

Nhận biết các dấu hiệu của trầm cảm và kế hoạch phòng ngừa

Các bà mẹ nên được thông tin về những dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm sau sinh, cũng như nguy cơ mắc phải rối loạn này. Phụ nữ mang thai nên tham gia các lớp huấn luyện cung cấp thông tin về những yếu tố nguy cơ liên quan đến cầm cảm sau sinh, cũng như cảnh báo về các căng thẳng trong cuộc sống, khi chăm sóc em bé, thiếu sự hỗ trợ từ gia đình.

>>>Bạn có thể nhận biết được bệnh trầm cảm sau sinh qua 8 dấu hiệu cơ bản, cụ thể những dấu hiệu đó là gì thì bạn có thể xem tại Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh.

Trò chuyện với chồng của bạn trước cuộc sanh về các nhu cầu cần được quan tâm chăm sóc của bạn trong giai đoạn hậu sản. Đo cũng là một ý tưởng không tồi để lên kế hoạch chăm sóc em bé và bà mẹ sau sinh để tránh các yếu tố thể dẫn đến trầm cảm sau sinh như: thiếu ngủ, kiệt sức và cô lập với xã hội…

Ngoài ra, bạn nên lên kế hoạch phòng ngừa bệnh trầm cảm sau sinh, tham khảo các phương pháp phòng ngừa trong bài viết "Phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh".



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Trầm cảm sau sinh

Nên đi khám chữa bệnh trầm cảm sau sinh ở đâu?
Chào bác sĩ Hello Doctor, tôi tên là Yến. Tôi có một người quen bị mắc bệnh trầm cảm sau sinh nhưng tôi lại chưa thực sự hiểu rõ về căn...
Các phương pháp giảm trầm cảm sau sinh tại nhà mà phụ nữ nên biết
Khoảng 80% những người mới làm mẹ trải qua những thay đổi tâm lý nặng, được gọi là baby blues, và 10% bị trầm cảm nặng sau sinh trong năm đầu tiên....
13 cách đơn giản giúp giảm lo âu và căng thẳng hiệu quả
Cuộc sống ngày càng hiện đại hóa khiến căng thẳng và lo âu nặng nề hơn bào giờ hết. Dường như chúng đã trở thành những trải nghiệm...
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh trầm cảm sau sinh?
Hiện này, tình trạng trầm cảm sau sinh và các rối loạn tâm lý sau sinh ngày càng phổ biến. Theo thống kê, có 70% phụ nữ gặp phải...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh trầm cảm sau sinh
Chào bác sĩ em năm nay 21 tuổi, mới sinh em bé được 3 tuần và là con đầu tiên, trong quá trình mang thai đi khám thì bác...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thị Linh

    Chị gái tôi cũng đang mắc bệnh trầm cảm sau sinh nên gia đình lo lắng. Lại sợ không dám điều trị vì uống thuốc ảnh hưởng đến em bé. Đọc xong mới biết còn có phương pháp tâm lý, gia đình tôi sẽ đưa chị đi khám theo phương pháp này.

    06/02/2018
Trần Ngọc Hiền (06/02/2018)
Em gái tôi cũng mới sinh. Gần đây có đi khám thì bác sĩ bảo bị bệnh trầm cảm sau sinh. Hiện nay, em gái tôi đang được điều trị bằng phương pháp tâm lý trị liệu. Qua một thời gian điều trị tôi thấy em gái tôi đã có sự chuyển biến rõ rệt.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung