Nên đi khám chữa bệnh trầm cảm sau sinh ở đâu?
Chào bác sĩ Hello Doctor, tôi tên là Yến. Tôi có một người quen bị mắc bệnh trầm cảm sau sinh nhưng tôi lại chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh này. Bác sĩ có thể giải thích cho tôi rõ hơn về bệnh này và cho tôi biết nên đi khám chữa bệnh ở địa chỉ nào không ạ. Cảm ơn bác sĩ.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Trả lời:
Chào bạn Yến, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm nhưng lại chưa được mọi người quan tâm và hiểu rõ. Để biết được căn bệnh này nguy hiểm như thế nào, bạn cần xem tại Tác hại của bệnh trầm cảm. Trước tiên, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh trầm cảm sau sinh qua một số thông tin sau:
1. Các rối loạn tâm lý và trầm cảm sau sinh
Rối loạn tâm lý sau sinh – hay còn gọi như là "baby blues", tình trạng này ảnh hưởng đến từ 50 đến 75% phụ nữ sau khi sinh. Khi bị rối loạn tâm lý sau sinh, bạn sẽ thường xuyên khóc kéo dài vì không có lý do rõ ràng, buồn bã và lo lắng.
Tình trạng này thường bắt đầu trong tuần đầu tiên (từ một đến bốn ngày) sau khi sinh. Tuy vậy, nó thường tự giảm trong vòng hai tuần mà không cần điều trị.
Trầm cảm sau sinh
Đây là một tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều so với baby blues. Nếu bạn đã từng bị trầm cảm sau khi sinh vào lần thai trước, nguy cơ tái phát của bạn sẽ tăng lên 30%. Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài tuần đến một năm, điều trị với liệu pháp tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm rất hiệu quả và người bệnh hoàn toàn có thể hồi phục.
Để nhận biết bệnh trầm cảm sau sinh, bạn cần xem Các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh.
Chứng loạn thần sau sinh
Đây là một dạng rối loạn tâm thần sau sinh rất nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Tình trạng này tương đối hiếm, chỉ có ảnh hưởng đến 1 trên 1.000 phụ nữ sau sinh. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng sau khi sinh, tuy nhiên rất nặng, kéo dài trong vài tuần đến vài tháng. Triệu chứng bao gồm:
- Sự kích động nghiêm trọng
- Nhầm lẫn
- Cảm giác tuyệt vọng và xấu hổ (Xem thêm thông tin tại đây)
- Mất ngủ (Xem thêm thông tin tại đây)
- Hoang tưởng (Xem thêm thông tin tại đây)
- Ảo tưởng (xem thêm thông tin tại đây) hoặc ảo giác (xem thêm thông tin tại đây)
- Hiếu động thái quá
- Nói sảng.
Chứng loạn tinh thần sau sinh đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay từ khi có nguy cơ tự tử và nguy cơ gây hại cho em bé. Điều trị thường bao gồm việc nhập viện cho người mẹ và các thuốc an thần, chống loạn thần.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Nên đi khám chữa bệnh trầm cảm sau sinh ở đâu?
Hội chứng Baby Blues:
Thông thường, hội chứng này sẽ tự giới hạn, nghĩa là nó sẽ biến mất trong vòng 2 tuần sau sinh. Điều trị hội chứng này thường chỉ cần điều trị Tâm lý, hoặc thậm chí là tâm sự với người thân sẽ có thể làm giảm các triệu chứng nhanh chóng.
Để hiểu rõ hơn về hội chứng này, bạn có thể xem thêm tại bài viết "Hội chứng Baby Blues là gì".
Trầm cảm sau sinh:
Thuốc và các liệu pháp Tâm lý hành vi thường được dùng trong điều trị Trầm cảm sau sinh.
Trong đó, phương pháp dùng thuốc đã được chứng minh về hiệu quả tác dụng giảm nhanh triệu chứng hơn. Liệu pháp Tâm lý hành vi thường được sử dụng cho các bà mẹ e ngại về tác dụng phụ của thuốc sẽ ngấm qua sữa, hoặc dị ứng với thuốc.
Vì tính chất phức tạp của các triệu chứng Trầm cảm sau sinh, nên các chuyên gia khuyến cáo bạn nên đến các Bác sĩ Tâm thần để điều trị Trầm cảm sau sinh. Mặc dù các bác sĩ Sản phụ khoa hoặc bác sĩ Nôi khoa vẫn có thể điều trị bệnh này, nhưng chính Bác sĩ Tâm thần sẽ có cái nhìn sâu sát hơn về hành vi tâm lý của bà mẹ bị trầm cảm sau sinh. Điều này rất quan trọng trong điều trị, vì nó có liên qua trực tiếp đến việc cân nhắc loại và liều thuốc để cải thiện tâm trạng và các triệu chứng một các hiệu quả nhất. Hơn nữa, hiện nay đã có nhiều thế hệ thuốc mới không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con bạn.
Liệu pháp tâm lý hành vi nhận thức có thể được thực hiện bởi các Bác sĩ tâm lý. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng vẫn nên kết hợp tâm lý và dùng thuốc để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Ngoài việc điều trị với bác sĩ, bản thân bệnh nhân cũng phải có mong muốn được chữa bệnh và chủ động chữa trị tại nhà. Bạn có thể tham khảo thêm những cách chữa bệnh trầm cảm sau sinh tại nhà.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Loạn thần sau sinh:
Đây là tình trạng rối loạn tâm thần sau sinh cực kỳ nghiêm trọng. Người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Tốt nhất là người nhà nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện Tâm thần. Đừng để tâm lý lo ngại về việc đến bệnh viện Tâm thần, vì thời gian điều trị càng trễ thì khả năng khỏi bệnh của người bệnh càng thấp.
Xem chi tiết thông tin về tình trạng này trong bài viết "Bệnh loạn thần sau sinh".
3. không điều trị Trầm cảm sau sinh có tự khỏi không?
Như đã đề cập ở trên, rối loạn tâm lý sau sinh - hội chứng Baby Blues có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trầm cảm sau sinh tự khỏi lại khá hiếm. Mặc dù vẫn có nhiều bà mẹ thoát ra được tình trạng trầm cảm sau sinh mà không điều trị, nhưng rủi ro của các trường hợp này khá cao. Vì có thể nó chỉ tạm thời biến mất, chứ không thật sự khỏi bệnh, bà mẹ sẽ dễ bị trầm cảm mạn tính kéo dài suốt mấy năm sau. Thậm chí, một số trường hợp có thể diễn tiến thành trầm cảm kháng trị. Ngoài ra, việc chậm trễ trong điều trị hoặc không điều trị cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh cho lần thai sau.
>>>Để biết thời gian điều trị bệnh trầm cảm sau sinh là bao lâu, bạn có thể xem thêm Trầm cảm sau sinh chữa có lâu không.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Bị trầm cảm sơ sinh nhưng không muốn đi khám Tâm thần, vậy có thể khám ở đâu?
Có nhiều lý do khiến bà mẹ sau sinh có tâm lý e ngại đi khám Trầm cảm sau sinh là do họ không muốn được chẩn đoán hoặc bị nghĩ rằng họ bị mắc bệnh Tâm thần. Nhưng với vai trò là chuyên gia, tôi không đồng ý cách suy nghĩ và tâm lý ngại ngùng đó, vì sức khỏe tâm thần đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Nếu sức khỏe tâm thần không ổn định, chắc chắn rằng sức khỏe sinh lý của cơ thể sẽ bị rối loạn. Do đó, người nhà cũng như bản thân bệnh nhân nên đi khám ngay nếu thấy bà mẹ có các dấu hiệu Trầm cảm. Vì nếu không điều trị, mối quan hệ mẹ con sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí, nếu tình trạng diễn tiến kéo dài có thể dẫn đến điều nguy hiểm nhất của trầm cảm - đó là hành vi tự tử.
Chi phí khám, điều trị bệnh trầm cảm là bao nhiêu tiền?
Bệnh trầm cảm là bệnh cần chữa trị lâu dài và phụ thuộc và tình trạng của người bệnh. Bởi vậy không có câu trả lời cụ thể cho chi phí khám, trị liệu bệnh là bao nhiêu. Tuy nhiên, Hello Doctor muốn nhấn mạnh rằng, để an toàn cho bản thân, KHÔNG tự ý dùng thuốc, hãy gặp bác sĩ chữa trầm cảm giỏi để được khám, chẩn đoán, lên phác đồ, liệu trình thuốc điều trị cho phù hợp càng sớm càng tốt. Bạn có thể liên hệ chuyên gia tư vấn trầm cảm theo số 1900 1246
Trích Bệnh trầm cảm sau sinh - bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi