Những nguyên nhân nào gây ra bệnh trầm cảm sau sinh?
Hiện này, tình trạng trầm cảm sau sinh và các rối loạn tâm lý sau sinh ngày càng phổ biến. Theo thống kê, có 70% phụ nữ gặp phải những biến đổi tâm lý sau sinh và gần 20% trong số đó sẽ tiến triển thành trầm cảm sau sinh. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh trầm cảm sau sinh.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Bạn sẽ hiểu được bệnh trầm cảm sau sinh là gì nếu như bạn đã đọc bài "Trầm cảm sau sinh là gì" mà chúng tôi đã giới thiệu trước đó. Trong bài viết này, chúng tôi tiếp tục đi tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh.
1. Có phải các rối loạn tâm lý sau sinh đều là trầm cảm sau sinh?
Hiện này, tình trạng trầm cảm sau sinh và các rối loạn tâm lý sau sinh ngày càng khá phổ biến. Có khoảng từ 50 đến 75 phần trăm những bà mẹ mới gặp "baby blues" sau khi sinh. Trong đó, gần 20% phần trăm những phụ nữ này sẽ tiến triển thành trầm cảm sau sinh.
Rối loạn tâm lý sau sinh và trầm cảm sau sinh
Rối loạn tâm lý sau sinh – hay còn gọi như là "baby blues", tình trạng này ảnh hưởng đến từ 50 đến 75 phần trăm phụ nữ sau khi sinh. Khi bị rối loạn tâm lý sau sinh, bạn sẽ thường xuyên khóc kéo dài vì không có lý do rõ ràng, buồn bã và lo lắng.
Tình trạng này thường bắt đầu trong tuần đầu tiên (từ một đến bốn ngày) sau khi sinh. Tuy vậy, nó thường tự giảm trong vòng hai tuần mà không cần điều trị.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Trầm cảm sau sinh
Đây là một tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều so với baby blues. Nếu bạn đã từng bị trầm cảm sau khi sinh vào lần thai trước, nguy cơ tái phát của bạn sẽ tăng lên 30%. Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài tuần đến một năm, điều trị với liệu pháp tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm rất hiệu quả và người bệnh hoàn toàn có thể hồi phục
Chứng loạn thần sau sinh
Đây là một dạng rối loạn tâm thần sau sinh rất nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Tình trạng này tương đối hiếm, chỉ có ảnh hưởng đến 1 trên 1.000 phụ nữ sau sinh. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng sau khi sinh, tuy nhiên rất nặng, kéo dài trong vài tuần đến vài tháng. Triệu chứng bao gồm:
- Sự kích động nghiêm trọng
- Nhầm lẫn
- Cảm giác tuyệt vọng và xấu hổ
- Mất ngủ
- Hoang tưởng
- Ảo tưởng hoặc ảo giác
- Hiếu động thái quá
- Nói sảng
Chứng loạn tinh thần sau sinh đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay từ khi có nguy cơ tự tử và nguy cơ gây hại cho em bé. Điều trị thường bao gồm việc nhập viện cho người mẹ và các thuốc an thần, chống loạn thần.
>>>Để biết những đối tượng dễ bị mắc bệnh trầm cảm sau sinh, bạn có thể xem tại Ai dễ mắc trầm cảm sau sinh.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm sau sinh?
Thay đổi sinh lý
Đây là nguyên nhân được nhiều chuyên gia đồng thuận nhất. Tuy hiện nay người ta vẫn chưa tìm ra cơ chế cũng như mức thay đổi như thế nào sẽ gây ra Trầm cảm sau sinh, nhưng mối liên quan giữa thay đổi hormone sau sinh và sự xuất hiện của Trầm cảm đã được khẳng định.
Mức độ estrogen và progesterone, kích thích tố sinh dục nữ, tăng gấp 10 lần trong thời kỳ mang thai nhưng giảm mạnh sau khi sinh. Nhất là vào thời điểm 3-5 ngày sau khi sanh, mức độ của các hormone này giảm xuống mức trước khi mang thai. Kết quả là các rối loạn tâm lý cho phụ nữ dễ dàng xảy ra hơn, nhất là trong vòng 1 tuần sau sanh.
Ngoài ra, các hormone khác được sản xuất bởi tuyến giáp cũng có thể giảm mạnh - có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, ảm đạm và chán nản.
Một số yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm, bao gồm:
- Trải nghiệm khi sinh em bé
Bạn có thể thấy rằng trải nghiệm sinh của bạn không giống như mong đợi của bạn.. Theo Thống kê của Hiệp Hội Sản phụ khoa Hoa Kì,phụ nữ có các chấn thương, sinh khó, hoặc trẻ sơ sinh non tháng, không khỏe là những người có nguy cơ cao mắc trầm cảm sau sinh.
- Thay đổi lối sống
Sự ra đời của một đứa trẻ mang lại những thay đổi về đời sống. Trẻ sơ sinh có nhu cầu ăn liên tục, tắm, khóc và ngủ. Điều này khiến phụ nữ mau mệt mỏi và mất ngủ trầm trọng.
- Trách nhiệm mới
Bạn cảm giác nặng nề, mất tự do khi có em bé. Cảm giác mất mát này có thể góp phần gây trầm cảm.
- Các mối quan hệ
Các xung đột trong hôn nh ân, mâu thuẫn về việc mang thai là các nguyên nhân thường gặp. Sự ra đời của một đứa trẻ cũng có thể có một ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ của bạn với chồng, gia đình và bạn bè của bạn.
- Thiếu sự hỗ trợ
Thiếu sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm. Ngoài ra, Các sự kiện gây căng thẳng chẳng hạn như tang chế hoặc bệnh nặng, thất nghiệp, thiếu tiền... cũng góp phần vào các nguy cơ này.
Do đó, lởi khuyên cho các bà mẹ mang thai và mới sinh là đừng nên chuyển nhà hay ra riêng vào thời gian này. Nó có thể gây ra khủng hoảng không chỉ cho riêng bạn mà còn có thể cho cả chồng bạn nữa đấy.
- Tiền sử bệnh
Nếu bạn có tiền sử trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu…Nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh sẽ cao hơn hẳn các phụ nữ khác.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Trước khi mang thai, nếu bạn thường bị Hội chứng tiền kinh, hay Rối loạn cảm xúc tiền kinh nguyệt cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm của bạn
- Tuổi mang thai
Tuổi ở thời điểm mang thai - bạn càng trẻ thì rủi ro càng cao
- Bà mẹ đơn thân
Hiện nay, tỉ lệ bà mẹ đơn thân ngày càng cao. Mặc dù trong số họ có khá nhiều người vững vàng về tài chính, tuy nhiên, việc một mình làm mẹ không hề dễ dàng.
-Thai kỳ có nhiều biến cố
Tiền sử trầm cảm trong thai kỳ, các biến cố cuộc sống xảy ra trong thai kỳ, hoặc bà mẹ bị mắc các bệnh lý nặng trong thai kỳ đều làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Theo thống kê, khoảng 50% phụ nữ bị trầm cảm lúc mang thai sẽ bị trầm cảm sau sinh.
Để biết cách nhận biết bệnh trầm cảm sau sinh, bạn có thể tham khảo thêm các dấu hiệu trong bài viết Biểu hiện bệnh trầm cảm sau sinh. Để điều trị bệnh trầm cảm sau sinh bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ chuyên chữa trầm cảm giỏi theo số 1900 1246
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi