Bệnh trầm cảm sau sinh chữa có lâu không?
Chào bác sĩ Hello Doctor, tôi tên là Quỳnh. Em gái tôi mới sinh em bé nhưng lại bị mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Gia đình tôi rất lo lắng nên đã đưa em ấy đi điều trị. Xin hỏi bác sĩ, bệnh trầm cảm sau sinh thường xảy ra trong khoảng thời gian nào và chữa có lâu không. Mong bác sĩ sớm hồi đáp. Cảm ơn bác sĩ.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Trả lời:
Chào bạn Quỳnh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:
Trầm cảm sau sinh là bệnh lý phổ biến nhất ở sản phụ và phụ nữ sau sinh. Đây là dạng trầm cảm đòi hỏi nhiều sự quan tâm và can thiệp y khoa kịp thời. Vì nó không chỉ tác động lên sức khỏe tâm thần của bà mẹ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ mẹ con. Theo báo cáo năm 2015 của Viện Sức khỏe Tâm Thần Mỹ, trầm cảm sau sinh là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ tự tử của các bà mẹ sau sinh.
Tùy theo thời điểm xuất hiện mà triệu chứng có thể khác nhau giữa các phụ nữ. Điều này có nghĩa là tiến trình và thời gian hồi phục cũng sẽ khác nhau.
>>>Để nhận diện được bệnh trầm cảm sau sinh, bạn có thể tham khảo tại Triệu chứng bệnh trầm cảm sau sinh.
Ngoài ra, các yếu tố sau cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thời gian hồi phục trầm cảm sau sinh:
- Các triệu chứng xuất hiện sớm hoặc muộn sau khi sinh
- Mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện của các triệu chứng
- Thời gian được chẩn đoán sau khi các triệu chứng xuất hiện
- Người bệnh có được điều trị sớm hay không?
- Người bệnh có nhận được sự hỗ trợ từ xã hội và gia đình hay không?
- Có tiền sử trầm cảm, rối loạn lo âu hay các rối loạn tâm thần trước đó hay không?
- Bà mẹ đang bị căng thẳng về tài chính hoặc căng thẳng trong các mối quan hệ xã hội
Các yếu tố nêu trên được can thiệp càng sớm thì người bệnh càng mau hồi phục. Ngoài ra, cần nhớ rằng tuân thủ kế hoạch điều trị trầm cảm sau sinh và thực hiện chăm sóc tự chăm sóc thường xuyên là những yếu tố quan trọng để đạt được hồi phục hoàn toàn nhanh nhất có thể.
1. Các thời điểm nào thường dễ bị trầm cảm sau sinh?
Trầm cảm sau sinh thường được cho là rối loạn trầm cảm trong vòng 1 tháng sau sinh. Tuy nhiên, các Bác sĩ chuyên gia về Tâm Thần học cho biết, trầm cảm thậm chí có thể xuất hiện ngay trong thai kỳ hoặc khởi phát khi con bạn đã 3,4 tuổi.
>>>Nếu bạn muốn biết nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm, bạn có thể xem tại Nguyên nhân của bệnh trầm cảm sau sinh.
Các thời điểm dễ bị trầm cảm:
- Trong thai kỳ
- Trong 48 giờ đến 4 tuần sau khi sinh con
- 1-6 tháng sau khi sinh
- Từ 6 tháng đến 1 năm sau sinh
Các triệu chứng có thể không xảy ra cho đến khi 1-4 năm sau khi sinh. Đây là trường hợp khá hiếm và dễ gây nhầm lẫn với các dạng trầm cảm khác.
Trước khi sinh
Nhiều phụ nữ bắt đầu trải nghiệm cảm giác lo lắng trong 3-4 tháng trước khi sinh. Những triệu chứng này thường có thể nặng hơn sau khi sinh con. Trong nhiều trường hợp, chúng chuyển sang các triệu chứng trầm cảm sau sinh hoặc rối loạn lo âu sau sinh.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Ngay sau sinh
Trong một số trường hợp, phụ nữ bắt đầu trải qua các triệu chứng trầm cảm sau sinh , chỉ trong 48 giờ đến 4 tuần. Thông thường các triệu chứng này là cấp tính và nghiêm trọng. Kết quả là sản phụ dễ bị suy nhược, mất sữa, mệt mỏi, chán nản trong thời gian này,
1-6 tháng sau sinh
Hầu hết các trường hợp trầm cảm sau sinh đều phát sinh trong vòng 1 đến 6 tháng sau khi sinh con.
6 tháng đến 1 năm sau sinh
Một số phụ nữ có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi 6 tháng sau khi sinh. Việc khởi phát các triệu chứng bị trì hoãn có thể gây sốc cho nhiều phụ nữ. Điều này khiến họ không kịp chuẩn bị điều tiết tâm sinh lý để đối phó với nó.
1-4 năm sau sinh
Đây là dạng khá hiếm. Chính vì các triệu chứng khởi phát chậm nên người bệnh thường lơ la và bỏ sót nó. Về lâu dài, chúng sẽ khiến người bệnh cảm thấy rất khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ, con và gia đình.
2. Thời gian điều trị trầm cảm sau sinh
"Triệu chứng trầm cảm sau khi sinh sẽ kéo dài bao lâu?" " Bao lâu thì hết bệnh Trầm cảm sau sinh ?". Đây là những câu hỏi mà các bà mẹ quan tâm và thường hay lo lắng nhất.
Hầu hết các bà mẹ bị trầm cảm sau khi sinh sẽ hồi phục hoàn toàn, đặc biệt nếu bệnh được chẩn đoán và điều trị sớm. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc giảm nhanh các triệu chứng trầm cảm là yếu tố dự đoán quan trọng nhất tiên lượng độ nặng và giảm thời gian điều trị bệnh.
Thời gian điều trị phụ thuộc khá nhiều vào thời gian mà người mẹ nhận được điều trị thích hợp. Bạn và gia đình cũng nên chú ý khi bà mẹ có các triệu chứng như: giận dữ vô cớ, thất vọng, chán nản, tự độ lỗi cho bản thân...
Cũng như các trầm cảm khác, trung bình, thời gian điều trị trầm cảm sau sinh cũng mất khoảng từ 6-12 tháng. Nhưng thời gian cũng có thể kéo dài hơn nếu người bệnh có các yếu tố sau:
- Từng bị trầm cảm, rối loạn lo âu.
- Có nhiều áp lực, thiếu sự quan tâm hỗ trợ
- Không tuân thủ điều trị hoặc hay thay đổi thuốc thường xuyên
Xem thêm: Cách điều trị bệnh trầm cảm sau sinh.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Lời khuyên dành cho các bà mẹ
Mất khoảng 1-2 tháng để thuốc điều trị trầm cảm có tác dụng. Do đó, người nhà nên động viên bà mẹ tuân thủ điều trị. Bà mẹ không nên tự ý ngưng thuốc khi chưa thấy tác dụng trong vòng 4 tuần đầu điều trị.
Nguyên nhân hàng đầu khiến trầm cảm sau sinh khó điều trị là do người bệnh ngại uống thuốc. Tâm lý các bà mẹ đang cho con bú e ngại rằng thuốc sẽ vào sữa gây ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.
Trong trường hợp này, các bác sĩ chữa trầm cảm giỏi sẽ một số loại thuốc đặc biệt dành riêng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Các thuốc này không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa, cũng như không có hại cho bé. SRRIs và chống trầm cảm 3 vòng thế hệ mới là các loại thuốc thường được lựa chon.
Lưu ý rằng: Không nên tự ý ngưng thuốc khi đã thấy giảm hoặc hết triệu chứng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm có thể ngừng điều trị. Liên hệ chuyên gia tư vấn thêm theo số 1900 1246
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Nội thần kinh, Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi