Chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh trầm cảm bằng Yoga
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan giữa can thiệp cơ thể và việc chữa trị trầm cảm. Yoga được xem như một phương pháp điều trị thay thế và bổ sung cho bệnh trầm cảm.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Ý nghĩa của Yoga trong việc chữa trị bệnh trầm cảm
Điều trị trầm cảm bao gồm tham gia trị liệu tâm lý, dùng thuốc chống trầm cảm hoặc kết hợp cả hai. Tuy nhiên, nhiều cá nhân không tham gia trị liệu tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm do các yếu tố như nhu cầu chưa được đáp ứng, tác dụng phụ, thiếu hiểu biết và lựa chọn cá nhân.
Để biết thêm về hai phương pháp điều trị bệnh trầm cảm trên, bạn có thể xem thêm:
Yoga, với nguồn gốc của nó ở Ấn Độ cổ đại, được công nhận là một cách chữa bệnh trầm cảm không dùng thuốc. Yoga đã được hiểu là một quá trình phối hợp cơ thể qua tâm trí và tinh thần để thúc đẩy sức khỏe thể chất và tinh thần.
Bài tập Yoga thường liên quan đến sự thư giãn (Shava asana), tư thế vật lý (Asana), kỹ thuật điều chỉnh hơi thở (Pranayama), và thiền định (Dhyana).
Yoga cải thiện tính linh hoạt, có thể làm giãn cơ, giảm đau và giảm đau, tạo ra năng lượng cân bằng, giảm nhịp thở và nhịp tim, giảm huyết áp và nồng độ cortisol, tăng lưu lượng máu, giảm căng thẳng và lo lắng do sự bình tĩnh. Do đó, thực hành Yoga có thể cải thiện tình trạng y tế từ trước như viêm khớp, ung thư, các triệu chứng bệnh tâm thần,...
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Một số loại hình Yoga bạn nên biết
1. Gentle Yoga: có tác động sâu sắc tới hệ cơ và xương, đây là lớp học cơ bản, nhẹ nhàng và thư giãn nên rất phù hợp cho người mới bắt đầu.
2. Hatha Yoga: giúp cân bằng về thể chất và tinh thần. Lớp học này giúp cân bằng về tinh thần và tâm trí.
3. Morning Series: lớp học vào buổi sáng đem lại năng lượng cho cơ thể, giảm mệt mỏi và tăng sự tập trung.
4. Asna and Pranayma: học các phương pháp hít thở nhằm giải độc tố, giảm căng thẳng, tăng cường thể lực để đem đến một sức khỏe tốt.
5. Yoga Therapy: sử dụng cho chấn thương thể thao và các vấn đề như căng thẳng, cao huyết áp, đau lưng và cổ, hen suyễn, dạ dày, táo bón và các bệnh tuổi già.
...
3. Loại hình Hatha Yoga
Hatha Yoga mang nghĩa hồi phục sự cân bằng giữa ý chí và trí tuệ. Khi đạt tới sự cân bằng và kiểm soát tuyệt đối giữa ý chí và trí tuệ, ý thức của một người sẽ được đánh thức. Kết quả là khám phá sự bình an, mãn nguyện với thực tại và sự thông suốt về trí óc. Mục đích sống trở nên rõ ràng hơn. Đây cũng chính là ý nghĩa trung tâm về mặt tinh thần của Hatha Yoga.
Những động tác cơ bản trong Hatha Yoga
Phần tập trung cơ bản của Hatha Yoga là hợp nhất trí óc và cơ thể nhờ vào những động tác của tư thế, ý thức hơi thở và thư giãn, và những phương pháp thiền có thể luyện Hatha yoga để tăng sức mạnh, độ dẻo, học cách làm cho cơ thể cân bằng và cải thiện sức khỏe và hạnh phúc.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Các động tác của Hatha Yoga được thực hành chậm rãi, mềm dẻo phối hợp với nhịp thở sâu và thời gian nghỉ ngơi giữa mỗi tư thế phù hợp với phụ nữ, nhất là phụ nữ trung niên, giới văn phòng. Hình thức dễ nhận thấy của Hatha Yoga là những tư thế vặn người, cúi gập hoặc kéo giãn cơ thể. Những động tác này nhằm gây sức căng thích hợp trong một thời gian nhất định trên một nhóm cơ, khớp hoặc dây chằng, đặc biệt là đối với những vùng sinh hoạt hàng ngày không tác động tới như vùng cổ, vai, bụng. Sự căng giãn này làm gia tăng lưu lượng máu được chuyển tải đến từng cơ quan khiến có cảm giác năng lượng lan tỏa, dễ đưa cơ thể vào tình trạng thư giãn sau đó.
Bài tập cổ điển có tác dụng kích thích, tăng cường chuyển hóa, kiểm soát những cảm xúc và làm cân bằng tâm trí. Khi được thực hiện nhuần nhuyễn, các tư thế sẽ làm mạnh cơ bắp, làm giãn các dây chằng bị căng cứng, kích thích tuần hoàn máu, hoạt hóa các khớp và nhất là làm cột sống được dẻo dai. Bạn không cần thiết phải tập tất cả các tư thế mà tùy theo nhu cầu và điều kiện cơ thể, mỗi người chỉ cần tập một số tư thế phổ thông cũng hữu ích cho sức khỏe. Hatha Yoga bao gồm các bài tập đi từ đơn giản đến nâng cao một cách chi tiết dành cho người tự tập.
Khi luyện tập Hatha Yoga nhằn điều hòa và ổn định hơi thở. Bạn cần:
- Hít, thở: Chậm, đều và sâu.
- Thở ra: Hóp bụng dưới vào (phần rốn).
- Hít vào: Phình bụng dưới ra.
- Giai đoạn từ hít qua thở, từ thở qua hít: Nín hơi (vừa đủ ở mức không thấy khó chịu).
Cố gắng nhưng không quá sức. Phải chuyên chú vào động tác đang thực hiện.
Thời gian một buổi tập chung cả điều thân và điều khí: Khoảng 30 phút (sáng hoặc chiều) cho mỗi ngày, và 5 hay 6 ngày trong một tuần. Khi ốm đau hay cơ thể có vấn đề nên tạm ngưng. Tập luyện đúng sẽ thấy tinh thần phấn chấn, cơ thể khoan khoái, sắc diện tươi hồng. Tập sai sẽ tác dụng ngược lại.
Mặc dù tập luyện Yoga khá vất vả và có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt, bệnh nhân cao tuổi hoặc những người có vấn đề về vận động có thể muốn kiểm tra trước với bác sĩ trước khi chọn yoga như một lựa chọn điều trị.
Nhưng đối với nhiều bệnh nhân đang phải đối mặt với trầm cảm, lo lắng, hoặc căng thẳng, Yoga có thể là một cách để quản lý tốt hơn các triệu chứng. Thật vậy, nghiên cứu khoa học về Yoga chứng minh rằng sức khỏe tâm thần và thể chất không chỉ là đồng minh thân thiết, mà về cơ bản là tương đương. Bằng chứng ngày càng tăng là thực hành Yoga là một phương pháp có nguy cơ tương đối thấp, có năng suất cao để cải thiện sức khỏe tổng thể.
Để hiểu rõ hơn về Yoga, bạn có thể xem tại Yoga Wiki.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi