Stress trong công việc - dấu hiệu cảnh báo và cách khắc phục

Stress trong công việc - dấu hiệu cảnh báo và cách khắc phục

Lịch làm việc nhiều tiếng, hạn xong việc sát nhau và nhu cầu công việc tăng cao có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng, kiệt quệ và đuối sức. Đó là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị Stress trong công việc.

Nếu bạn đang tìm giải pháp giúp giảm stress trong công việc hãy liên hệ đến bác sĩ tâm lý, bác sĩ tâm lý sẽ giúp bạn cách quản lý stress giúp tăng cường sức khỏe và có thể thực hiện được trong thời gian dài. Liên hệ tới bác sĩ tâm lý theo số 1900 1246 

  1. Các nguyên nhân thường gặp trong công việc
  2. Các dấu hiệu cảnh báo của stress
  3. Cách khắc phục Stress trong công việc

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Bị Stress không phải lúc nào cũng đem lại ảnh hưởng xấu. Một chút stress sẽ giúp bạn tập trung, tràn đầy năng lượng và có khả năng vượt qua những thử thách mới trong công việc. Đó là thứ giúp bạn đứng vững trên đôi chân của bạn trong suốt buổi thuyết trình, ngăn ngừa những tai nạn hay những lỗi sai đáng kể.

Nhưng khi stress vượt qua khả năng đối phó của bạn, nó sẽ không còn tốt nữa mà sẽ bắt đầu gây ra tổn thương cho tâm trí và cơ thể cũng như khả năng làm việc của bạn.

Nếu stress trong công việc ảnh hưởng đến khả năng làm việc, sức khỏe hoặc cuộc sống cá nhân của bạn, đó là thời điểm bạn cần đứng lên và hành động. Không quan trọng bạn làm công việc gì hay mức độ stress của bạn cao như thế nào, có rất nhiều điều bạn có thể làm để giảm stress và lấy lại cảm giác chủ động trong công việc của mình. 

Bạn cũng có thể quan tâm: Giảm Stress Nhanh Chóng Với Bác Sĩ Tâm Lý

Ngoài Stress trong công việc, bạn cũng có thể gặp phải một số dạng Stress khác như:

1. Các nguyên nhân gây Stress trong công việc bao gồm:

  • Sợ bị sa thải
  • Phải làm việc nhiều giờ hơn vì cắt giảm nhân lực
  • Áp lực khi phải làm việc nhiều hơn nhưng không được đền bù thích đáng
  • Áp lực vì lúc nào cũng phải làm việc ở mức độ tốt nhất
  • Không kiểm soát được công việc của mình

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các biểu hiện và dấu hiệu cảnh báo của stress trong công việc

Khi bạn cảm thấy công việc quá nhiều, bạn sẽ mất đi tự tin và có thể cảm thấy giận dữ, khó chịu hoặc muốn từ bỏ. Các dấu hiệu khác bao gồm:

  • Cảm thấy lo lắng, khó chịu hoặc trầm cảm
  • Thờ ơ, mất niềm vui trong công việc
  • Có vấn đề với giấc ngủ
  • Mệt mỏi
  • Giảm sự tập trung
  • Căng cơ hoặc đau đầu
  • Các vấn đề dạ dày
  • Sống xa lánh xã hội
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Dùng rượu bia hoặc các chất gây nghiện để đối phó

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Các biện pháp đối phó và khắc phục với Stress trong công việc

Mẹo 1: Đập tan stress trong công việc bằng cách vươn mình ra ngoài

Thỉnh thoảng cách giảm stress tốt nhất đơn giản là chia sẻ stress với những người xung quanh bạn. Hành động nói ra và tìm kiếm sự hỗ trợ và đồng cảm (đặc biệt là trò chuyện trực tiếp) có thể là một cách đem lại hiệu quả cao để nghỉ xả hơi và tìm lại cảm giác bình tĩnh. Những người mà bạn trò chuyện không nhất thiết phải giúp điều chỉnh các vấn đề của bạn, họ chỉ cần là một người biết lắng nghe.

Tìm nguồn hỗ trợ từ những người đồng nghiệp: Xây dựng một hệ thống hỗ trợ vững chắc trong công việc có thể giúp làm dịu những tác động tiêu cực từ công việc. Bạn hãy lắng nghe những đồng nghiệp xung quanh và sẵn sàng đề nghị giúp đỡ khi họ cần giúp đỡ. Nếu bạn không có bạn thân ở nơi làm việc, bạn có thể làm một số hành động để hòa nhập hơn vào cộng đồng. Ví dụ, khi bạn nghỉ giữa giờ, thay vì tập trung vào chiếc điện thoại, bạn hãy cố gắng kết nối với những đồng nghiệp xung quanh.

Học cách dựa dẫm vào những người bạn và người thân: Cùng với sự hòa nhập với bạn bè đồng nghiệp, việc xây dựng một hậu phương vững mạnh từ gia đình và bạn bè cũng cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát stress ở mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Vì khi bạn càng cô đơn và bị cô lập, bạn sẽ càng dễ bị stress hơn.

Xây dựng những tình bạn mới: Nếu bạn không có ai để chia sẻ ở nơi làm việc, không bao giờ là muộn để bạn tìm kiếm và xây dựng những tình bạn mới. Bạn có thể gặp gỡ những người bạn mới có chung sở thích khi đăng ký học một khóa học, tham gia câu lạc bộ hoặc khi đi tham gia tình nguyện.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Mẹo 2: Tiếp sức cho cơ thể bằng dinh dưỡng và tập thể dục

Khi bạn quá tập trung vào công việc, bạn sẽ dễ dàng lơ là sức khỏe của mình. Nhưng khi bạn chú ý đến sức khỏe của mình bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và tập thể dục, bạn sẽ khỏe mạnh hơn và dễ hồi phục hơn khi bị stress. Việc chăm sóc bản thân không yêu cầu một sự thay đổi toàn bộ lối sống. Dù chỉ một vài điều nhỏ cũng có thể nâng tâm trạng và năng lượng của bạn lên.  

Tập thể dục: Các bài thể dục nhịp điệu sẽ làm tăng nhịp tim và làm bạn đổ mồ hôi. Các bài thể dục sẽ giúp tâm trạng của bạn tốt hơn, nhờ đó khả năng tập trung được cải thiện, đầu óc và cơ thể cũng thư giãn hơn. Các động tác có nhịp điệu như đi bộ, chạy bộ, nhảy, đánh trống đặc biệt làm dịu hệ thần kinh. Để giảm thiểu tối đa stress, bạn hãy cố gắng tập ít nhất 30 phút mỗi ngày.   

Lựa chọn chế độ phù hợp: Việc lựa chọn thức ăn có thể ảnh hưởng lớn đến cảm giác của bạn trong ngày. Ăn nhiều bữa nhỏ và đầy đủ dinh dưỡng có thể giúp cơ thể duy trì mức đường huyết, giúp bạn tập trung vào công việc và tránh việc thay đổi cảm xúc. Dưới đây là một số cách chọn lựa chế độ ăn:

Hạn chế đường và tinh bột: Khi bạn bị stress, bạn có thể sẽ thèm các thức ăn ngọt, thức ăn nướng hoặc các loại thức ăn làm bạn cảm thấy thích như mì ý hoặc khoai tây chiên. Nhưng chính những loại thức ăn này sẽ nhanh chóng làm tâm trạng và năng lượng của bạn đổ sụp, làm các triệu chứng của stress tệ hơn.

Ăn nhiều thực phẩm giàu Omega-3: Nguồn omega 3 tốt nhất là các loại cá như cá hồi, cá trích, cá thu, cá trồng, cá mòi), rong biển, hạt lanh và quả óc chó.

Không hút thuốc lá. Chất nicotine trong thuốc lá là một chất kích thích mạnh, có thể làm mức độ lo lắng của bạn tăng cao hơn.

Uống một ít rượu bia: Các thức uống có cồn có thể tạm thời làm giảm các lo lắng của bạn nếu bạn chỉ dùng một ít.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Mẹo 3: Đừng tiết kiệm giấc ngủ

Có thể bạn không có thời gian để ngủ đủ giấc vào ban đêm. Nhưng việc hà tiện giấc ngủ ảnh hưởng đến khả năng làm việc vào ban ngày, sự sáng tạo, các kĩ năng giải quyết vấn đề và khả năng tập trung. Bạn càng nghỉ ngơi đầy đủ thì bạn càng có nhiều các trang bị để đối phó với stress và các trách nhiệm công việc càng nhiều. Vì vậy, hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy cùng giờ mỗi ngày, dù là cuối tuần. Bạn nên đặt mục tiêu ngủ 8 tiếng mỗi đêm và hãy tắt các màn hình điện thoại, ti vi hay máy tính trước khi ngủ một tiếng. Vì ánh sáng từ các thiết bị này sẽ làm cơ thể giảm tiết melatonin và có thể làm bạn thức giấc giữa đêm.

Mẹo 4: Làm việc có tổ chức

Tạo một lịch làm việc cân bằng: Làm tất cả công việc và không có gì giải trí là công thức dẫn đến hết năng lượng. Hãy cố gắng cân bằng giữa công việc và các hoạt động gia đình, xã hội và hoạt động cá nhân.

Đi làm sớm hơn vào buổi sáng: Dù chỉ 10-15 phút cũng có thể tạo nên sự khác biệt giữa nhịp điệu hối hả vì ra khỏi nhà trễ và có thêm thời gian thư thái hơn khi ra khỏi nhà sớm hơn một chút.  Nếu bạn luôn đi trễ, hãy đặt đồng hồ đi sớm hơn giờ bình thường để cho bản thân thêm chút thời gian và giảm mức độ stress.

Sắp xếp thời gian nghỉ giữa giờ: Những sự nghỉ ngơi ngắn giữa các giờ làm việc trong ngày để đi dạo một vòng, trò chuyện với bạn bè hoặc luyện tập các bài tập thể dục giúp thư giãn.

Đừng cố ép bản thân bạn quá mức: Bạn nên ránh việc lên lịch làm việc quá dày hay cố gắng đưa quá nhiều thứ cần làm chỉ trong một ngày. Nếu bạn có quá nhiều thứ phải làm, bạn hãy phân định xem việc nào phải làm hôm nay và việc nào có thể làm vào ngày khác. Bạn có thể xếp những việc chưa cần thiết phải làm ngay đó vào cuối lịch làm việc ngày hôm đó hoặc loại nó ra hoàn toàn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Mẹo 5: Loại bỏ những thói quen xấu góp phần gia tăng stress ở nơi làm việc

Nhiều người làm cho stress trong công việc tệ hơn bằng những suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Nếu bạn có thể loại bỏ những thói quen đó, bạn sẽ vượt qua stress dễ dàng hơn.

Chống lại sự cầu toàn: Khi bạn đặt những mục tiêu không thực tế cho bản thân, bạn sẽ khó mà đạt được hết các mục tiêu đặt ra. Vì vậy, hãy chỉ cố gắn làm hết sức mình và không ai có thể đòi hỏi hơn thế nữa.

Bật lại những suy nghĩ tiêu cực: Nếu bạn tập trung vào mặt tiêu cực của tất cả các tình huống và sự tương tác, bạn sẽ thấy cạn kiệt năng lượng và động lực. Bạn hãy cố gắng suy nghĩ tích cực hơn về công việc, tránh tiếp xúc nhiều với những đồng nghiệp có suy nghĩ tiêu cực và tự khen ngợi bản thân khi bạn hoàn thành những mục tiêu nhỏ, dù cho không có ai khen bạn.   

Đừng cố kiểm soát những thứ không thể kiểm soát: Có nhiều điều trong công việc sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, đặc biệt là hành vi của những người khác. Thay vì bị họ làm cho stress, bạn hãy cố tập trung vào những điều mà bạn có thể tập trung. 

Tìm kiếm sự hài hước trong các tình huống: Khi sử dụng hợp lí, sự hài hước là một cách tuyệt vời để giảm stress ở nơi làm việc. Khi bạn hoặc những người xung quanh bạn bắt đầu làm mọi thứ căng thẳng hơn, bạn hãy tìm cách kéo tâm trạng của mọi người và của chính bạn lên bằng cách kể những câu chuyện vui.

Bạn có thể đến khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ tốt nhất. Liên hệ đặt lịch khám theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Stress

Giảm Stress Nhanh Chóng Với Bác Sĩ Tâm Lý
Hiện nay có rất nhiều phương pháp giảm stress khác nhau. Những phương pháp đó có thể giúp bạn giảm stress ở từng mức độ khác nhau, về thể...
Stress có gây mất sữa sau sinh?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hoa. Tôi mới sinh em bé được 8 tháng, thời gian này tôi đã bắt đầu đi làm lại. Khoảng 1 tuần...
4 nguyên nhân chính gây ra stress ở sinh viên
Stress là tình trạng mà rất nhiều bạn sinh viên hiện nay đang phải đối mặt. Vậy những nguyên nhân gây ra stress ở sinh viên là gì?...
Stress trong học tập - dấu hiệu, nguyên nhân và cách cải thiện
Stress trong học tập là tình trạng mà rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên mắc phải. Có những dấu hiệu và biểu hiện giúp bạn nhanh...
Tại sao bị căng thẳng? Stress có tốt không và khi nào nó gây hại
Chúng ta đôi lúc phải đối mặt với nhiều căng thẳng trong cuộc sống. Nó có thể là công việc, bệnh tật, vấn đề gia đình, hoặc những rắc rối về...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng Hà

    Chào bác sĩ. Tôi bị stress đã lâu nhờ bác sĩ giúp đỡ nên bệnh tình thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    19/08/2018
Nguyễn Việt Thắng (19/10/2018)
Xin chào bác sĩ. Tôi cảm thấy mình có dấu hiệu bị Stress. Mong muốn được tư vấn cách khắc phục. Xin cảm ơn bác sĩ

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung