Tại sao bị căng thẳng? Stress có tốt không và khi nào nó gây hại
Chúng ta đôi lúc phải đối mặt với nhiều căng thẳng trong cuộc sống. Nó có thể là công việc, bệnh tật, vấn đề gia đình, hoặc những rắc rối về tiền bạc. Đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra stress. Vậy stress là gì, stress tốt hay xấu. Để biết được câu trả lời, mời bạn theo dõi bài viết sau.
Note: nếu bạn cảm thấy mình đang bị stress hãy thao khảo thêm sự tư vấn từ bác sĩ tâm lý, bác sĩ tâm lý sẽ giúp bạn cách giảm stress giúp tăng cường sức khỏe. Liên hệ tới bác sĩ tâm lý theo số 1900 1246 hoặc hotline 0886006167
[tiptamthan]
1. Stress - căng thẳng là gì?
Trước tiên, phải nhắc lại rằng: căng thẳng không nhất thiết là một điều "xấu". Căng thẳng chủ yếu là một đáp ứng vật lý của cơ thể với một tình huống khó khăn. Khi bị căng thẳng, cơ thể nghĩ rằng nó đang bị tấn công và chuyển sang chế độ "chiến đấu hoặc chạy", giải phóng hỗn hợp các hormon và hóa chất phức tạp như adrenaline, cortisol và norepinephrine để chuẩn bị hoạt động vận động. Bằng việc giải phóng các kích thích tố như adrenaline, cortisol và norepinephrine, nó cho phép chúng ta tập trung sự chú ý của mình để chúng ta có thể phản ứng nhanh chóng với tình hình.
Trong thế giới hiện đại, chế độ 'chiến đấu hoặc bỏ chạy' vẫn có thể giúp chúng ta tồn tại trong những tình huống nguy hiểm, chẳng hạn như phản ứng với người trước xe bằng cách đạp vào vào phanh.
Khi cơ thể chúng ta trong trạng thái căng thẳng, lưu lượng máu chỉ đến các cơ quan trọng nhất cần thiết để chiến đấu hoặc bỏ chạy. Điều này có thể dẫn đến việc không có khả năng ‘suy nghĩ mạch lạc và rõ ràng’; là trở ngại lớn trong cả công việc lẫn cuộc sống gia đình của mỗi người. Nếu chúng ta bị giữ trong tình trạng căng thẳng trong thời gian dài, nó có thể gây hại cho sức khỏe. Hậu quả của tăng nồng độ cortisol là làm tăng lượng đường máu, tăng huyết áp, và giảm ham muốn tình dục.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Tại sao bị Stress?
Căng thẳng là khác nhau ở tất cả mọi người. Điều khiến bạn căng thẳng có thể không ảnh hưởng ở người khác. Trong những thập kỷ gần đây, căng thẳng, nguyên nhân của nó và phản ứng cơ thể là chủ đề của nhiều nghiên cứu tâm lý.
Căng thẳng công việc: Chúng ta dành phần lớn thời gian của cuộc sống tại nơi làm việc, do đó, có lẽ không ngạc nhiên khi nơi làm việc là nguyên nhân chính của sự căng thẳng. Một cuộc khảo sát do Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ công bố năm 2012 cho thấy có tới 70% người Mỹ chịu đựng căng thẳng tại nơi làm.
Ngoại hình cá nhân: Bạn lo lắng về nếp nhăn trên khuôn mặt, cân nặng hay hói đầu? Mối quan tâm về diện mạo cá nhân có thể có tác động to lớn đến sự tự tin và hình ảnh của chúng ta. Trong khi nghiên cứu các nguyên nhân gây căng thẳng hàng ngày, nhà tâm lý học Allen Kanner và các đồng nghiệp của ông đã phát triển Hassles và Uplifts Scales, xếp hạng những căng thẳng về tác động của chúng đối với cuộc sống của con người. Trong số những người được khảo sát, hơn một nửa có những lo lắng về cân nặng.
Xã hội: Áp lực hàng ngày của việc thích nghi với cuộc sống và mong muốn đạt thành công có thể gây ra sự căng thẳng, do nó có thể không thực tế và vô dụng. Sự căng thẳng được tạo ra bởi môi trường cũng có thể có hậu quả lâu dài. Trong một nghiên cứu ghi nhận ảnh hưởng của áp lực xã hội lên sức khỏe chỉ ra rằng nhóm người có thu nhập thấp hay tầng lớp dưới thường chịu căng thẳng với những hình thức khác nhau, như bị cộng đồng khinh rẻ, bắt nạt hay phân biệt đối xử
Những cuộc thi: Áp lực chúng ta để đáp ứng đúng thời hạn có thể thúc đẩy cải thiện hiệu suất làm việc. Trong các môn thể thao cạnh tranh, căng thẳng kích thích các vận động viên tập trung luyện tập cho một trận đấu. Tuy nhiên tất cả chúng ta đều trải qua áp lực trong cuộc sống hàng ngày một mức độ nào đó, chẳng hạn như nhu cầu vượt qua kỳ thi ở trường.
Lo lắng về sức khỏe: Lo ngại về sức khỏe của chính mình hoặc của người thân hay bạn bè là nguyên nhân gây căng thẳng thường gặp. Bệnh tật có thể dẫn đến lo lắng liên tục về hiện tại và tương lai.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Thay đổi cuộc sống: Khi ở riêng, mọi người thường nói với bạn rằng nó là một trong những trải nghiệm căng thẳng nhất trong cuộc sống. Nói chung, mọi thứ cần có sự thay đổi dù tích cực hay tiêu cực, đòi hỏi chúng ta phải thích nghi với hoàn cảnh mới. Như là bắt đầu cuộc sống gia đình, bắt đầu 1 công việc mới hay ở riêng,…
Lo ngại tài chính: Các khoản vay và hóa đơn ngày càng tăng, khả năng thanh toán hạn chế, hay nghỉ hưu đều đóng góp gây ra những căng thẳng do tài chính ảnh hưởng đến mỗi cá nhân thậm chí cả gia đình và bạn bè.
Các mối quan hệ: Sống chung có thể mang đến một loạt các vấn đề, từ việc mất không gian cá nhân để phải thích ứng với các thói quen khác nhau của người khác. Theo thời gian nó có thể tác động đến các mối quan hệ và dẫn đến căng thẳng và cuối cùng là một vòng luẩn quẩn và có thể kết thúc bằng việc chia tay.
Sự mất mát: Có thể hiểu được, sự mất người thân có thể là một trong những trải nghiệm đau đớn nhất mà một người trải qua. Sự lo lắng về việc mất đi một người bạn hoặc người thân có thể dẫn đến căng thẳng.
Những sự kiện đã qua: Trong khi trải nghiệm có thể đã qua nhưng sự căng thẳng sau chấn thương có thể tiếp tục ảnh hưởng đến con người trong nhiều năm sau đó. Căng thẳng dai dẳng kéo dài lâu sau khi một sự kiện đau thương đã qua được xác định là stress sau chấn thương , theo NHS ước tính tình trạng này ảnh hưởng đến một phần ba số người bị chấn thương.
Bạn có thể nhận biết tình trạng trong một số trường hợp sau:
- Dấu hiệu stress trong công việc
- Dấu hiệu stress khi yêu
- Dấu hiệu stress trước khi cưới
- Dấu hiệu stress tiền hôn nhân
- Dấu hiệu stress khi mang thai
- Dấu hiệu stress sau sinh
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Stress tốt hay xấu?
Không phải tất cả căng thẳng đều xấu. Đôi khi nó làm cho bạn ý thức hơn về những thứ xung quanh và giữ sự tập trung. Trong một số trường hợp, stress mang đến động lực và giúp làm được nhiều việc hơn.
Căng thẳng tốt
Đôi khi bạn có thể cảm thấy căng thẳng trong một thời gian ngắn. Thường thì không có gì phải lo lắng. Giống như khi bạn tham gia vào một dự án, hoặc khi nói chuyện trước một nhóm người, bạn có thể cảm thấy hồi hộp lo lắng và lòng bàn tay ra đầy mồ hôi. Những loại căng thẳng tích cực này tồn tại trong thời gian ngắn và là cách cơ thể giúp bạn vượt qua những tình huống khó khăn.
Căng thẳng xấu
Đôi khi bạn cảm thấy lo lắng, tức giận, sợ hãi hoặc thất vọng. Loại căng thẳng này không tốt cho bạn và về lâu dài có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Trong khi căng thẳng ảnh hưởng đến mọi người khác nhau, có nhiều nguyên nhân gây căng thẳng có thể gây ra những tác động tiêu cực gồm:
- Bị bắt nạt
- Làm việc quá chăm chỉ
- Mất việc làm
- Gần đây chia tay hoặc ly dị
- Cái chết trong gia đình
- Khó khăn ở trường học
- Lịch trình bận rộn
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Căng thẳng mạn tính
Nếu bạn để căng thẳng quá lâu, nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất, tinh thần và tình cảm đặc biệt khi nó trở thành mạn tính. Bạn cần phải nhận ra các dấu hiệu cảnh báo của căng thẳng mạn tính như:
- Đau đầu
- Khó ngủ, hoặc ngủ quá nhiều
- Đau cơ hoặc căng cơ
- Vấn đề tiêu hóa
- Thay đổi trong tình dục
- Huyết áp cao
- Hay cảm thấy Thiếu động lực, cáu gắt, buồn hay trầm cảm
- Căng thẳng quá tải
Đôi khi bạn có thể cảm thấy có quá nhiều căng thẳng. Nếu nghĩ rằng bạn không thể chịu đựng được, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên gia. Nói chuyện với bác sĩ giúp bạn xác định xem những gì bạn đang gặp phải là căng thẳng hay rối loạn lo âu. Nếu căng thẳng đã đến mức bạn đang nghĩ đến việc làm tổn thương bản thân hoặc người khác, bạn nên tâm sự với gia đình, người thân hay bác sĩ tâm lý ngay lập tức về những khó khăn mà bạn gặp phải.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi