Stress có gây mất sữa sau sinh?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hoa. Tôi mới sinh em bé được 8 tháng, thời gian này tôi đã bắt đầu đi làm lại. Khoảng 1 tuần nay tôi bỗng nhiên mất sữa mà không rõ nguyên nhân. Vậy xin hỏi bác sĩ Stress có gây mất sữa sau sinh không và tôi phải làm sao để khắc phục tình trạng này. Cảm ơn bác sĩ.
[tiptamthan]
Trả lời:
Chào bạn Hoa, trước tiên xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Câu hỏi của bạn cũng chính là vấn đề mà nhiều bà mẹ sau sinh hiện nay đang thắc mắc. Vậy chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn thông qua một số thông tin dưới đây.
Bạn có bao giờ biết về một học thuyết rằng nếu một ai bảo bạn đừng nghĩ về mèo, thì bạn đột nhiên sẽ nghĩ đến chúng? Đây là cách tốt nhất để miêu tả sự chật vật suy nghĩ về nguồn sữa nuôi con. Dù nhiều người tuyệt vọng mong rằng có thể cho con họ dùng sữa mẹ, cuối cùng họ phải cho con dùng sữa công thức. Áp lực trong khoảng thời gian muốn cho con bú có thể là dẫn đến tình trạng stress nặng. Nó có thể cuốn những bà mẹ vào một vòng xoắn lẩn quẩn: lo lắng về việc cho con bú, rồi lo lắng rằng stress sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn sữa, và rồi càng lo lắng hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về tình trạng:
1. Stress có thể gây những tác hại gì đối với nuôi con bằng sữa mẹ
Stress có thể ức chế sự tiết sữa
Pha tiết sữa của cho con bú là một pha quan trong. Sự tiết sữa là một phản xạ xảy ra khi những dây thần kinh ở vú được kích thích, truyền tín hiệu cho sự giải phóng của oxytocin (một hormone khiến những cơ nhỏ co thắt), làm bóp sữa vào trong các ống của vú.
Vậy làm sao mà trạng thái suy nghĩ của bạn ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và tiết sữa? “Stress có thể ảnh hưởng đến phản ứng tiết sữa do phản ứng này có liên quan đến những hormone” - các nhà khoa học phát biểu. “Các hormone có thể bị ảnh hưởng bởi stress. Quan trong hơn là bạn cần biết rằng điều gì đang gây stress”. Nếu bạn đang chật vật tìm kiếm nguồn cơn gây stress, không bao giờ có hại khi xin ý kiến từ chuyên gia.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Hormone thay đổi sữa
Stress không chỉ ảnh hưởng đến bạn – nó cũng có thể thay đổi thành phần sữa mẹ. Khi bạn bị stress, cơ thể bạn phản ứng lại bằng cách giải phóng cortisol, adrenaline và norepinephrine. Dù nguồn sữa của bạn có thể không bị ảnh hưởng trực tiếp về mặt sản xuất, nhưng chính chất lượng sữa bị ảnh hưởng. Các nhà sinh học thấy rằng nguồn sữa của những bà mẹ bị stress chứa nồng độ cao cortisol, hormone stress. Dù vẫn cần những nghiên cứu chuyên sâu hơn, những nghiên cứu cho đến nay cho thấy sự tăng mức độ stress ở những bà mẹ cho con bú cho kết quả là tạo ra sữa chứa hormone stress. Lần nữa, nếu stress đang ảnh hưởng đến cuộc sống bạn một cách tiêu cực, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ.
Lo lắng làm ức chế khả năng cho con bú
Suy nghĩ của bạn có thể là kẻ thù lớn nhất của bạn khi bạn cố cho con bú đủ. Mắc kẹt trong suy nghĩ của chính bạn có thể ảnh hưởng không chỉ đến tâm trạng của bạn. Stress và lo âu có thể làm tổn hại phản xạ tiết sữa của người mẹ. Khi bạn cảm thấy stress hay lo lắng, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên hít thở sâu, nghe nhạc nhẹ và nghỉ ngơi trong một căn phòng yên tĩnh. Nếu bạn vẫn cảm thấy không thể kiểm soát được lượng stress, lo âu và trầm cảm, đừng ngần ngại tìm sự giúp đỡ ở một nhân viên y tế - người có thể hướng dẫn và giúp bạn có một quá trình hồi phục an toàn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Những mẹo để kích thích sự phóng thích hormone oxytocin để giúp tăng tiết sữa
Làm ấm: Chỉ cần một ít hơi ấm cũng có thể khuyến khích sự tiết và tạo sữa. Những loại dầu xoa bóp ấm hay gạo rang ấm bọc trong tất cũng có thể dùng để áp lên ngực trong vài phút trước khi cho con bú để tăng tiết sữa. Đối với những bà mẹ rút sữa bằng máy rồi mới cho con bú, thường đặc biệt hiểu quả khi làm ấm ngực bằng đầu chụp của máy.
Âm nhạc hay âm thanh trắng: Nghe những âm thanh khiến bạn cảm thấy thư giãn, nhạc vui tươi hay bất kì loại âm thanh trắng nào làm bạn thấy xoa dịu (như tiếng mưa rơi, tiếng suối chảy…). Bạn càng thư giãn, bạn càng sớm có thể tiết sữa. Hát hay ngâm nga cũng có thể giúp bạn thư giãn và đẩy nhanh quá trình.
Đụng chạm: Đặt con bạn nằm da chạm da với bạn trong vài phút hay nhẹ nhàng chà xát xương đòn và xương bả vai của bạn trước khi bắt đầu cho con bú hay hút sữa bằng máy. Bất kì tiếp xúc bằng da tích cực nào cũng giúp cơ thể bạn phóng thích oxytocin.
Mùi hương: Bạn có bao giờ cảm thấy một thôi thúc được hít một hơi thật sâu mùi hương của đầu đứa con mới sinh của bạn? Đúng vậy, mùi hương cũng giúp bạn giải phóng oxytocin. Hít đứa con của bạn, hay một bộ đồ nó vừa mặc. Nếu có một mùi hương nhất định nào làm bạn thấy thư giãn, như hoa oải hương hay vani, hãy giữ chúng gần bên. Hít vài hơi nấu cảm thấy stress hay cần.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Tiếng cười: Bạn có bao giờ thấy một trò đùa hay làm phá tan căng thẳng? Cười làm giảm mức adrenaline của cơ thể, và nhiều người thấy rằng xem một bộ phim hài khi đang hút sữa bằng máy làm tăng lượng sữa thu được.
Trên hết, bạn cần bảo vệ nguồn sữa của bạn. Cuối cùng, hãy nhớ rằng sự sản xuất sữa phụ thuộc vào nguồn cung và nhu cầu. Ngực rỗng tạo sữa, còn khi đầy thì không. Hãy đảm bảo rằng bạn làm trống ngực của bạn được làm trống thường xuyên (8-12 lần một ngày phụ thuộc vào tuối của con bạn và khả năng chứa sữa của vú bạn) để có thể tạo đủ lượng sữa mà bạn cần.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các cách giảm stress qua những bài viết khác về stress của trang.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi