Hội chứng stress sau sinh - dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục
Sau khi sinh, người phụ nữ rất dễ bị stress. Bệnh Stress có thể khiến đầu óc người mẹ mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, thậm chí mất sữa. Điều này không chỉ không tốt trong việc chăm sóc em bé mà còn có ảnh hưởng xấu tới sản phụ và cuộc sống hôn nhân gia đình.
Note: nếu bạn cảm thấy mình đang bị stress và chưa có cách đối phó hiệu quả. Hãy thao khảo thêm sự tư vấn từ bác sĩ tâm lý, bác sĩ tâm lý sẽ tư vấn cho bạn cách giảm stress và tăng cường sức khỏe, hạnh phúc gia đình. Liên hệ tới bác sĩ tâm lý theo số 1900 1246 hoặc hotline 0886006167
- Stress sau sinh là gì
- Triệu chứng bị Stress sau sinh
- Nguyên nhân Stress sau sinh
- Cách khắc phục căng thẳng sau sinh
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Hội chứng Stress sau sinh là gì?
“Hội chứng stress sau sinh” là một dạng rối loạn điều chỉnh, liên quan đến những phản ứng cảm xúc xảy ra sau khi sinh nở. Đây là dạng rối loạn phổ biến nhất xảy ra ở những bà mẹ mới sinh, chúng nghiêm trọng hơn hội chứng baby blues nhưng nhẹ hơn chứng trầm cảm sau sinh. Mặc dù khá phổ biến, hội chứng này rất khó phân biệt với các phản ứng điều chỉnh hậu sản, bởi các triệu chứng không nổi bật như ở trầm cảm sau sinh.
Ở hội chứng stress sau sinh, người phụ nữ vẫn sinh hoạt khá tốt, làm việc như thường ngày, nên rất ít người có thể nhận ra họ đang cảm thấy tồi tệ như thế nào. Sức mạnh nội lực của họ vẫn đủ để vượt qua những thay đổi và hoàn thành những gì cần phải làm, nhưng có một cảm giác thất vọng liên tục gây trở ngại, khiến họ cảm thấy tự ti về bản thân và khả năng làm mẹ.
Mặc dù không có bất kỳ tình huống nào gây căng thẳng, những rắc rối hàng ngày vẫn có thể tích tụ dần, dẫn đến hội chứng stress sau sinh. Một số có hội chứng này có thể phát triển thành chứng trầm cảm (xem thêm Tại đây), một số khác thì không. May mắn thay, nhiều triệu chứng của stress sau sinh sẽ thuyên giảm sau khi áp dụng một số phương pháp tương tự để điều trị lo âu, trầm cảm sau sinh.
Bước đầu tiên để chữa trị hội chứng stress sau sinh là nhìn ra được vấn đề mà bạn đang mắc phải, điều này sẽ cho phép bạn dành thêm thời gian cho bản thân và tìm kiếm sự hỗ trợ cần thiết.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của Stress sau sinh
Hội chứng stress sau sinh được đặc trưng bởi cảm giác nghi ngờ bản thân cùng với khát khao sâu sắc trở thành một người mẹ hoàn hảo. Kỳ vọng trở thành một người mẹ hoàn hảo, một người vợ chu toàn, quán xuyến được hết mọi việc, kết hợp với những cảm xúc thất vọng và bất lực với thực tế, có thể tạo ra nỗi đau khổ không thể chịu được.
Cần lưu ý là sự hiện diện của một số cảm xúc tiêu cực không có nghĩa là bạn đã bị hoặc sẽ bị trầm cảm sau sinh. Một số phản ứng điều chỉnh hậu sản là một phần bình thường trong quá trình thích ứng với cương vị mới của các bậc cha mẹ. Hội chứng stress sau sinh diễn ra khác nhau ở mỗi phụ nữ, tùy thuộc vào loại stress họ mắc phải và sự hỗ trợ mà họ nhận được.
Các triệu chứng của stress sau sinh có thể bao gồm:
- Suy nhược cơ thể
- Hồi tưởng hoặc ác mộng
- Mất tập trung
- Biểu hiện kích động tăng lên (khó chịu, khó ngủ, ảo giác, giật mình hoảng hốt)
- Lo âu và hoảng loạn
Ngoài ra cần phân biệt với các bệnh tương tự như hội chứng baby blues, trầm cảm sau sinh, hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau sinh:
- "Hội chứng baby blues", đặc trưng bởi cảm giác buồn bã, lo âu và thay đổi tâm trạng, là tình trạng rất phổ biến, ước tính ảnh hưởng đến 33% -80% của tất cả các bà mẹ sau sinh. Các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng 10 ngày sau sinh và có thể được khởi phát do việc giảm đột ngột mức progesterone sau khi sinh.
- Trầm cảm sau sinh cũng khá phổ biến, ảnh hưởng đến 25% các bà mẹ mới sinh.
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau sinh có thể ảnh hưởng đến 10% phụ nữ trong hai tuần đầu sau khi sinh.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Nguyên nhân gây ra Stress sau sinh
Sinh nở là một quá trình đầy căng thẳng. Trong quá trình chuyển dạ, các hormon liên quan đến stress, như epinephrine và cortisol, tăng lên đến 500%. Sau khi sinh con, phụ nữ có thể trải qua một số yếu tố stress về mặt thể chất, như đau đáy chậu, mô rách, đau lưng và các vấn đề về đường tiết niệu.
Nhưng đối với nhiều bậc cha mẹ, vấn đề căng thẳng nhất là tâm lý. Cha mẹ có thể thấy mình thường xuyên bị phiền muộn bởi:
- Thiếu ngủ
- Nỗi sợ hãi và lo lắng về sức khỏe của em bé
- Những lo lắng về cơ thể và tình dục sau khi mang thai
- Thất vọng về sự hỗ trợ nhận được từ người bạn đời
- Tội lỗi vì có những suy nghĩ tiêu cực về em bé hoặc cha mẹ
- Những lo lắng về tài chính hoặc áp lực liên quan đến việc trở lại nơi làm việc
Một số yếu tố gây căng thẳng thường gặp làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng stress sau sinh bao gồm:
- Bệnh lý của bản thân hoặc đứa con
- Sinh mổ
- Sinh con khoảng cách gần nhau - chăm sóc trẻ mới biết đi cùng với trẻ mới sinh
- Ly thân hoặc xung đột với người bạn đời
- Nhận một công việc mới hoặc chuyển đến một ngôi nhà mới trong vòng vài tháng sau sinh
- Khó khăn về tài chính
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Các biện pháp khắc phục tình trạng Stress sau sinh
Nhận giúp đỡ từ mọi người xung quanh
Bằng chứng cho việc này rất thuyết phục. Các bậc cha mẹ ít cảm thấy đau khổ và xử lý vấn đề tốt hơn khi họ nhận được sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Nói chung, bạn thường thấy hạnh phúc hơn, ít bệnh tật hơn và sống lâu hơn khi được mọi người xung quanh cảm thông và giúp đỡ nhiệt tình.
Ngủ đầy đủ
Các bận cha mẹ khi mới có con thường bị căng thẳng vì không ngủ đủ giấc. Thời gian ngủ kỳ lạ của trẻ sơ sinh có thể làm gián đoạn thời gian biểu của cha mẹ. Đối với một số người, ngủ nhiều giấc ngắn sẽ mệt hơn là ngủ một giấc dài. Việc chợp mắt ngắn sẽ làm thiếu đi giấc ngủ sóng chậm (SWS), liên quan đến việc giảm lượng hormone chống stress. Khi người đó bị thiếu hụt SWS mạn tính, các cơn stress của họ sẽ tăng lên.
Đừng kỳ vọng quá mức
Các bà mẹ mới sinh có thể có các kỳ vọng phi thực tế, cho rằng mình sẽ luôn thấy hạnh phúc và vị tha, nuôi dưỡng con với tình yêu thương tràn đầy. Khi trải nghiệm hậu sản có những vấn đề ngoài mong đợi, các bà mẹ có thể cảm thấy mình chưa đủ tốt, đáng thất vọng và trở nên suy sụp.
Nếu bạn là nạn nhân của những kỳ vọng phi thực tế, hãy bình tĩnh lại. Chăm sóc trẻ sơ sinh là công việc khó khăn, dễ mệt mỏi và căng thẳng. Nghiên cứu gần đây cho thấy những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực là một phần bình thường của giai đoạn hậu sản.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Stress khi sinh con có thể kéo dài
Những phụ nữ ít nhận được hỗ trợ từ người thân trong quá trình sinh con, thường gặp nhiều khó khăn sau khi sinh, thậm chí vài tuần sau đó. Trong thực tế, một nghiên cứu gần đây trên các bà mẹ Mỹ, 18% số người được hỏi đã có các triệu chứng rối loạn stress sau sang chấn.
Một số trẻ sơ sinh khó chăm sóc hơn
Mỗi trẻ sơ sinh có tính khí khác nhau. Một số tương đối dễ dàng, chúng ngủ ngoan và thường dễ dỗ dành. Một số khác rất kén chọn hoặc có “nhu cầu cao”, những đứa trẻ này cần sự chú ý liên tục. Nhiều trẻ có hội chứng quấy khóc - có tiếng khóc lớn, dai dẳng và gây khó chịu.
Rõ ràng, những em bé “nhu cầu cao” và / hoặc có quấy khóc sẽ cần nhiều kiên nhẫn hơn để dỗ dành và xoa dịu. Bạn sẽ có một khoảng thời gian khó khăn nếu trẻ cứ khóc liên tục bất chấp những nỗ lực nuôi dưỡng và chăm sóc bé của bạn. Hãy tìm hiểu thêm về việc quấy khóc để có thêm kinh nghiệm đối phó với tình trạng này.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi