Thiếu hụt Vitamin B5

Thiếu hụt Vitamin B5

Vitamin B5 hay còn được gọi là pantothenic a-xít là một trong những vitamin đóng vai trò rất quan trọng cuộc sống mỗi người. Vitamin B5 là một phần rất cần thiết trong quá trình sản sinh các tế bào lưu hành trong máu, và còn góp một phần giúp chuyển đổi thức ăn ta tiêu thụ mỗi ngày sang năng lượng để cơ thể hoạt động hiệu quả.

  1. Vitamin B5 là gì?
  2. Dấu hiệu thiếu hụt Vitamin B5
  3. Những nguồn thực phẩm chứa nhiều Vitamin B5
  4. Lượng Vitamin B5 cơ thể cần mỗi ngày
  5. Công dụng của Vitamin B5
  6. Sử dụng Vitamin B5 để phối hợp điều trị các bệnh khác

1. Vitanin B5 là gì?

Vitamin B5 là một trong tám loại Vitamin nhóm B. Tất cả các loại Vitamin nhóm B đều góp phần hỗ trợ quá trình chuyển đổi các chất đạm, tinh bột, và các loại chất béo thành năng lượng. Ngoài ra, các Vitamin nhóm B cũng rất cần thiết cho các quá trình sau đây:

  • Tăng cường sức khỏe của da, lông, tóc, và mắt
  • Hỗ trợ sự hoạt động hiệu quả của hệ thần kinh trung ương và cơ quan gan mật
  • Hệ tiêu hóa khỏe mạnh
  • Tái tạo các tế bào hồng cầu, là một tế bào đảm nhận chức năng vận chuyển oxy khắ cơ thể
  • Kích thích tuyến thượng thận bài tiết hormones ham muốn và giải tỏa căng thẳng

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của tình trạng thiếu hụt Vitamin B5

Triệu chứng thiếu hụt Vitamin B5 tương tự như thiếu hụt các Vitamin nhóm B khác. Triệu chứng bao gồm:

  • Giảm mức năng lượng từ đó dẫn tới các triệu chứng khó chịu, trầm cảm, thờ ơ và mệt mỏi quá mức, các triệu chứng về rối loạn thần kinh như dị cảm (hội chứng bàn chân nóng rát), chuột rút, cảm giác nóng ran ở bàn tay, mệt tim và tê
  • Hạ đường máu
  • Nồng độ Kali trong máu thấp
  • Bồn chồn
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Cảm thấy khó chịu
  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Co rút cơ bụng
  • Hệ miễn dịch suy giảm, khiến cơ thể người bệnh thường xuyên bị nhiễm trùng.

Các triệu chứng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các bệnh làm suy giảm sức lực như bệnh não gan hay bệnh suy tuyến thượng thận.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

3. Những nguồn thực phẩm có chứa nhiều VItamin B5

Cách tốt nhất để đảm bảo chắc chắn bạn cung cấp đầy đủ Vitamin B5 cho cơ thể dựa vào việc ăn uống lành mạnh với chế độ ăn hợp lý mỗi ngày.

Vitamin B5 là một vitamanin cực kì dễ dàng trong việc phối hợp trong một chế độ ăn lành mạnh. Nó được tìm thấy trong đa số các loại rau củ, bao gồm:

  • Xúp lơ xanh
  • Các loại rau thuộc dòng rau cải bắp
  • Khoai tây và khoai lang
  • Ngũ cốc nguyên cám

Một vài nguồn cung cấp Vitamin B5 lành mạnh khác bao gồm:

  • Các loại nấm
  • Các loại hạt
  • Các loại đậu
  • Đậu xanh
  • Đậu lăng
  • Các loại thịt
  • Thịt nạc
  • Các sản phẩm từ bơ sữa
  • Trứng

4. Lượng Vitamin B5 cơ thể cần mỗi ngày

Giống như đa số các loại vitamin khác, liều lượng vitamin cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày được khuyến cáo khác nhau theo từng độ tuổi. Theo như học viện Y khoa tại Mỹ đã khuyến cáo liều được cho phép dùng hằng ngày như sau:

Độ tuổi

Khuyến cáo liều Vitamin B5 dùng hằng ngày

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

1.7 mg

Trẻ sơ sinh từ 7 đến 12 tháng

1.8 mg

Trẻ em từ 1-3 tuổi

2 mg

Trẻ em từ 4-8 tuổi

3 mg

Trẻ em từ 9-13 tuổi

4 mg

14 tuổi trở lên

5 mg

Phụ nữ có thai và đang cho con bú

7 mg

Trong thực tế rất hiếm gặp trường hợp thiếu hụt vitamin B5. Thông thường, chỉ những bệnh nhận bị suy dinh dưỡng mới dẫn đến thiếu vitamin B5. Theo như Mayo Clinic, nếu chỉ thiếu hụt một mình Vitamin B5 thì khả năng dẫn đến các vấn đề bệnh tật rất thấp. Tuy nhiên, những người bị thiếu hụt Vitamin B5 thường mắc đồng thời thiếu hụt các loại vitamin khác. Triệu chứng của thiếu hụt Vitamin B5 thường bao gồm:

  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Dễ bị kích thích
  • Suy giảm khả năng vận động trúng đích
  • Bệnh về dạ dày, ruột

Các triệu chứng thường sẽ biến mất ngay khi bạn bắt đầu cung cấp đầy đủ Vitamin B5.

5. Công dụng của Vitamin B5

Mỹ phẩm có chứa Vitamin B5

Vitamin B5 thường được thêm vào các sản phẩm dưỡng da và tóc, tương tự như các sản phẩm dùng để trang điểm. Dexpanthenol, một loại dẫn xuất từ Vitamin B5 thường được sử dụng trong kem và sữa dưỡng có công dụng dưỡng ẩm da.

Ở các sản phẩm dưỡng tóc, Vitamin B5 giúp tóc dày và óng mượt hơn. Ngoài ra nó còn giúp cải thiện cấu trúc bên trong của tóc đã bị hư tổn trong quá trình tạo mẫu hay nhuộm hóa chất. Một nghiên cứu cho thấy rằng việc áp dụng một hợp chất có chứa Panthenol, một dạng Vitamin B5, có thể giúp ngăn chặn quá trình làm mỏng tóc. Tuy nhiên, nó lại không có tác dụng làm tóc mọc trở lại.

Các hợp chất khác chứa Vitamin B5

Vitamin B5 có thể được sử dụng ngoài da nhằm làm dịu cảm giác ngứa và thúc đẩy quá trình hồi phục của các bệnh ngoài da, bao gồm các bệnh:

  • Chàm
  • Vết côn trùng cắn
  • Ngộ độc cây thường xuân
  • Phát ban vùng mặc tã

Dexpanthenol còn được sử dụng để phòng ngừa và điều trị các phản ứng dị ứng của da hậu quả từ xạ trị ung thư.

Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm hiểu về chất hóa học Pantethine, một chất điều chế từ Vitamin B5, liệu rằng nó có giúp ích trong việc hạ thấp nồng độ Cholesterol trong máu. Một nghiên cứu đã cho thấy việc duy trì uống Pantethine mỗi ngày trong vòng 16 tuần giúp giảm nồng độ LDL-c trong máu, hay còn được gọi là cholesterol có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chứng minh được khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

6. Sử dụng Vitamin B5 phối hợp điều trị các bệnh khác

Chúng ta sử dụng các thực phẩm chức năng hoặc các chất dẫn xuất từ Vitamin B5 nhằm mục đích hộ trợ điều trị rất nhiều bệnh. Những bệnh ấy bao gồm:

Việc sử dụng các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ Vitamin B5 hỗ trợ điều khi các bệnh kể trên vẫn chưa có nhiều bằng chứng thuyết phục hiệu quả của nó, theo Mayo Clinic. Cần có nhiều các nghiên cứu khoa học khác nhằm chứng minh tính hiệu quả và quyết định sử dụng các sản phẩm từ Vitamin B5 trong việc phối hợp điều trị.

Hãy liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ. 

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Hoàng Linh

    Bài viết rất hữu ích. Cảm ơn bác sĩ.

    17/08/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...