Hội chứng tiền kinh nguyệt và rối loạn tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt và rối loạn tiền kinh nguyệt là những vấn đề thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Triệu chứng tiền kinh nguyệt bao gồm các dấu hiệu cơ thể và cảm xúc. Rối loạn tiền kinh nguyệt là một dạng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hơn.
1. Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì
2. Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt và rối loạn tiền kinh nguyệt
3. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt và rối loạn tiền kinh nguyệt
4. Điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt và rối loạn tiền kinh nguyệt
1. Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì? Rối loạn tiền kinh nguyệt là gì?
Hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều biết rõ các triệu chứng tiền kinh nguyệt thông thường. Hội chứng tiền kinh nguyệt, còn được gọi là PMS, bao gồm dấu hiệu về cảm xúc và thể chất khi mà người phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt. Các triệu chứng thường biến mất ngay sau khi chu kỳ bắt đầu.
Rối loạn tiền kinh nguyệt, còn gọi là PMDD, là một dạng PMS nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến khoảng 3-6% phụ nữ. PMDD có thể gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày và làm cho người phụ nữ khó khăn để duy trì các mối quan hệ. Phụ nữ bị trầm cảm nặng thường mắc phải PMDD nhiều hơn những người khác.
===
Tư vấn và đặt lịch khám:
✍ Các bác sĩ Nội Tiết Hello Doctor
==
2. Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt và rối loạn tiền kinh nguyệt
Triệu chứng của PMDD và PMS đều giống nhau, nhưng mức độ nghiêm trọng khác nhau. Các dấu hiệu thể chất bao gồm bị mệt mỏi và các vấn đề về giấc ngủ như ngủ quá nhiều hoặc quá ít. Phụ nữ cũng có thể gặp đau khớp và cơ, nhức đầu và đau ngực. Tăng cân tạm thời và sưng phù, thèm muốn, thay đổi về sự thèm ăn, bị táo bón hoặc bị tiêu chảy cũng có thể ảnh hưởng đến các phụ nữ có hội chứng tiền kinh nguyệt.
Triệu chứng tiền kinh nguyệt cũng bao gồm các vấn đề cảm xúc, như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, tức giận, dễ cáu kỉnh và cảm giác tuyệt vọng. Phụ nữ có thể dễ khóc và thay đổi trạng thái tâm trạng, gặp khó khăn trong tập trung hoặc có mong muốn tránh xa gia đình và bạn bè. Phụ nữ mắc PMDD có thể cảm thấy chán nản, cực kỳ lo lắng, có mức độ khó chịu cao và cảm thấy quá tải hoặc mất kiểm soát. Những ý nghĩ tự sát có thể xảy ra, đôi khi là thích tự cô lập bản thân và mất hứng thú trong các hoạt động bình thường.
3. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt và rối loạn tiền kinh nguyệt
Các bác sĩ vẫn đang tìm kiếm nguyên nhân chính xác của hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc PMDD. Sự thay đổi trong lượng hormone có thể là một nguyên nhân, cũng như sự thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh trong não.
Một số phụ nữ có yếu tố nguy cơ di truyền đối với PMDD. Trầm cảm hoặc lo âu không chẩn đoán cũng có thể dẫn đến bệnh.
4. Điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt và rối loạn tiền kinh nguyệt
Thay đổi lối sống và dùng thuốc đều có thể sử dụng để điều trị các tình trạng này hoặc có thể kết hợp cả 2 cách. Phụ nữ có thể giảm bớt các triệu chứng của họ bằng cách ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên, với lượng muối ít nhưng có nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Các protein không mỡ cũng có thể giúp ích được cho bạn, thêm khoảng 1.200 miligam canxi cũng như vitamin D, vitamin E, vitamin B6 và bổ sung magiê trong khẩu phần ăn mỗi ngày cũng rất có lợi với các phụ nữ mắc các rối loạn này.
Mặc dù nhiều phụ nữ mắc PMS không cảm thấy thích tập thể dục nhưng việc tập thể dục có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng PMS. Mục tiêu để khỏe mạnh là trung bình 30 phút một ngày, năm ngày một tuần. Các kỹ thuật giảm stress, thói quen ngủ khỏe mạnh và giảm sử dụng caffein cũng có thể giúp ích.
Các loại thuốc cho triệu chứng PMS bao gồm thuốc lợi tiểu hoặc thuốc viên nước làm giảm sưng phù. Thuốc giảm đau và kháng viêm có thể giảm đau và mức độ viêm. Thuốc tránh thai giúp điều chỉnh lượng hoocmon và có thể làm giảm cường độ chứng PMS. Các loại thuốc khác được sử dụng bao gồm thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm và các chất chủ vận hormon phóng thích gonadotropin.
Lưu ý rằng: Không nên sử dụng thuốc khi chưa tham vấn ý kiến của bác sĩ.
PMS là hội chứng thường gặp ở tất cả phụ nữ. Mặc dù các triệu chứng có thể không thoải mái, nhưng thường không đến mức làm thay đổi cuộc sống. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng PMS ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ để thảo luận về khả năng bạn cần điều trị thêm về chứng PMDD.
Để điều trị rối loạn tiền kinh nguyệt, bạn có thể liên hệ đặt khám với bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật
Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi