Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Rối loạn tăng động giảm chú ý là một vấn đề đang chú ý ở trẻ em, căn bệnh này khiến cho rất nhiều gia đình lo lắng bởi nó ảnh hưởng đến cả tương lai của trẻ.

1. Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em là gì

2. Triệu chứng của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em

4. Biến chứng của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em

5. Điều trị bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em

6. Phòng chống bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ là gì?

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em (tên tiếng Anh là Attention-deficit/Hyperactivity Disorder (ADHD) in children) là một rối loạn mãn tính ảnh hưởng đến hàng ngàn trẻ em và thường kéo dài đến tuổi trưởng thành. Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ là sự kết hợp của nhiều vấn đề như là khó chú ý một việc gì đó lâu, tăng động hơn, có hành vi bốc đồng.

Trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý có thể thấy bản thân kém giá trị trong xã hội, có vấn đề với các mối quan hệ, học hành sa sút.

Chưa thể chữa lành rối loạn này, nhưng có thể đương đầu với bệnh khá tốt. Điều trị điển hình bao gồm dùng thuốc và các can thiệp hành vi. Chẩn đoán, điều trị sớm giúp dự hậu tốt hơn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Vấn đề chính của rối loạn tăng động giảm chú ý là sự giảm chú ý và hành vi bốc đồng – tăng động. Triệu chứng bắt đầu trước 12 tuổi, ở một số trẻ triệu chứng đáng chú ý khi trẻ khoảng 03 tuổi. Triệu chứng có thể nhẹ, trung bình, nặng và kéo dài tới khi trưởng thành.

Rối loạn tăng động giảm chú ý xảy ra ở nam nhiều hơn nữ, các hành vi có thể khác nhau giữa nam và nữ. Ví dụ ở nam thì tăng động nhiều hơn, nữ thì giảm chú ý nhiều hơn.

Có 03 kiểu khác nhau của rối loạn tăng động giảm chú ý:

  • Phần lớn là giảm chú ý: các triệu chứng tập trung vào vấn đề giảm chú ý.
  • Phần lớn là bốc đồng – tăng động: các triệu chứng tập trung vào vấn đề bốc đồng, tăng động.
  • Kết hợp: có các triệu chứng kết hợp giữa giảm chú ý và bốc đồng – tăng động.

Giảm chú ý

Trẻ có triệu chứng giảm chú ý có thể có các biểu hiện:

  • Khó chú ý về việc gì đó lâu hoặc bất cẩn gây ra lỗi trong trường
  • Khó khăn trong việc tập trung vào nhiệm vụ được giao hay tập trung vào trò chơi nào đó
  • Không lắng nghe người đối diện
  • Không tập trung vào bài giảng, không hoàn thành bài tập, công việc nhà
  • Không biết cách tổ chức các hoạt động hằng ngày
  • Không thích các bài tập yêu cầu phải suy nghĩ
  • Hay làm mất đồ chơi, dụng cụ học tập
  • Dễ dàng bỏ cuộc
  • Quên làm việc nhà

Tăng động – Bốc đồng

Trẻ có triệu chứng tăng động – bốc đồng, thường có các biểu hiện:

  • Trẻ không ngồi yên một chỗ, cựa quậy, nhúc nhích
  • Không ngồi yên trong lớp hay trong hoàn cảnh nào đó
  • Luôn cử động liên hồi
  • Chạy vòng quanh, leo trèo trong những hoàn cảnh không phù hợp
  • Chơi trò chơi một cách ồn ào
  • Nói nhiều
  • Trả lời không thích hợp với câu hỏi
  • Không kiên nhẫn chờ đợi tới lượt mình
  • Bỏ lỡ hoặc chen ngang vào cuộc nói chuyện của người khác

Triệu chứng khác

Ngoài ra trẻ còn có:

  • Các triệu chứng trong ít nhất 06 tháng
  • Có hành vi không bình thường so với trẻ cùng trang lứa

Triệu chứng của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em

Hành vi bình thường so với rối loạn tăng động giảm chú ý

Hầu hết những trẻ khỏe mạnh bình thường có giảm chú ý, tăng động, bốc đồng ở một thời điểm nào đó. Điều đó là bình thường ở tuổi mẫu giáo, trẻ có giảm chú ý trong một thời gian ngắn và không tập trung các hoạt động lâu. Thậm chí ở những trẻ lớn hơn, sự giảm chú ý thường phụ thuộc vào mức độ quan tâm sự việc.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn nghi ngờ con bạn có dấu hiệu của rối loạn lo âu giảm chú ý, đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể giới thiệu khám chuyên khoa tâm thần kinh, nhưng quan trọng bác sĩ sẽ giúp tìm ra nguyên nhân gây ra dấu hiệu bất thường của con bạn.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Các nhà nghiên cứu chưa biết chính xác nguyên nhân của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ, nhưng họ cho rằng có thể liên quan đến:

  • Di truyền: rối loạn tăng động giảm chú ý có thể xuất phát từ gia đình, gen di truyền đóng vai trò then chốt.
  • Môi trường: các yếu tố môi trường làm gia tăng nguy cơ.
  • Quá trình phát triển: lỗi trong quá trình phát triển hệ thống thần kinh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Rối loạn tăng động giảm chú ý gồm các yếu tố nguy cơ sau:

Mặc dù hấp thu nhiều chất bột đường cũng được cân nhắc như một yếu tố nguy cơ mối nghi ngờ gây tăng động, nhưng chưa có bằng chứng thuyết phục.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Biến chứng và tác hại của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Rối loạn tăng động giảm chú ý gây khó khăn cho cuộc sống của trẻ. Trẻ bị ảnh hưởng:

  • Thường gây gổ trong lớp, dẫn đến không tiếp thu bài, gây hấn với các trẻ khác
  • Dễ bị tai nạn hoặc chấn thương
  • Không tự chăm sóc bản thân
  • Gia tăng nguy cơ lạm dụng rượu, chất kích thích

Chung sống với bệnh

Rối loạn tăng động giảm chú ý thường không gây ra các rối loạn tâm lý khác. Tuy nhiên trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý có nhiều biểu hiện như:

  • Mất khả năng học hỏi: gồm cả việc hiểu vấn đề và giao tiếp thông tin
  • Rối loạn lo âu: gây ra lo lắng, căng thẳng
  • Trầm cảm: xảy ra thường xuyên ở trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý
  • Rối loạn chức năng ảnh hưởng đến tâm trạng: dễ nổi cáu, dễ gây tâm trạng thất vọng
  • Tỏ thái độ chống đối, ngang ngạnh
  • Mất kiểm soát: có hành trộm cắp, đánh nhau, hủy hoại tài sản, làm hại người khác
  • Rối loạn lưỡng cực: vừa trầm cảm còn thêm hành vi vui buồn thất thường
  • Hội chứng Tourette: rối loạn thần kinh điển hình là giật giật cơ hoặc phát âm ngập ngừng và có tính lặp đi lặp lại hành động này

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Phương pháp điều trị bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Chuẩn bị trước khi đi khám bác sĩ

Mang trẻ đến bác sĩ khám, phụ thuộc vào đánh giá ban đầu bác sĩ có thể giới thiệu chuyên gia về tâm lý, chuyên gia thần kinh, hoặc chuyên gia nhi khoa để chữa bệnh cho trẻ.

Bạn có thể làm gì?

Bạn nên chuẩn bị trước:

  • Ghi ra các triệu chứng hoặc bất kỳ trở ngại nào của trẻ khi ở trường hay ở nhà.
  • Chuẩn bị thông tin cá nhân quan trọng: các căng thẳng, những thay đổi trong cuộc sống gần đây.
  • Liệt kê các thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng trẻ đang dùng.
  • Mang theo các giấy tờ bệnh án hoặc kết quả kiểm tra cũ.
  • Liệt kê các câu hỏi cần hỏi bác sĩ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Chẩn đoán

Chưa có kiểm tra đặc biệt nào cho rối loạn tăng động giảm chú ý, nhưng để chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý cần:

  • Khám: giúp loại trừ những nguyên nhân khác
  • Thu thập thông tin: tiền sử y khoa, tiền sử bệnh các thành viên trong gia đình, hồ sơ tại trường học
  • Nói chuyện: nói chuyện với thành viên trong gia đình, giáo viên của trẻ, hoặc người chăm sóc trẻ
  • Công cụ DSM-5: công cụ này được phát triển bởi Hiệp hội tâm lý Mỹ giúp bác sĩ chẩn đoán hiệu quả hơn
  • Thang điểm: dùng công cụ này giúp thu thập thông tin, đánh giá rối loạn của trẻ

Chẩn đoán Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ

Dù rằng dấu hiệu thỉnh thoảng xảy ra ở tuổi mẫu giáo, thậm chí trẻ lớn hơn, nhưng chẩn đoán rối loạn ở trẻ quá nhỏ rất khó.

Vì vậy để chẩn đoán ở trẻ mẫu giáo, trẻ quá nhỏ cần có sự đánh giá của chuyên gia.

Một số tình trạng khác tương tự Rối loạn tăng động giảm chú ý

Có nhiều tình trạng sức khỏe gây ra triệu chứng tương tự triệu chứng của Rối loạn tăng động giảm chú ý:

  • Khó khăn trong ngôn ngữ và trong việc học
  • Trầm cảm, lo âu
  • Rối loạn tâm lý
  • Rối loạn thị giác hoặc thính giác
  • Hội chứng Tourette
  • Ảnh hưởng về suy nghĩ, hành vi
  • Khó ngủ
  • Rối loạn tuyến giáp
  • Lạm dụng các chất
  • Tổn thương não

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

 

Điều trị bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em

Điều trị

Điều trị cho tăng động giảm chú ý có khá nhiều phương pháp bao gồm thuốc, giáo dục, hướng dẫn, tham vấn. Những điều trị này làm thuyên giảm triệu chứng nhưng không chữa lành bệnh và có thể sẽ mất thời gian để tìm ra cách tốt nhất điều trị cho trẻ.

Thuốc

- Các thuốc có tính kích thích

Hiện nay, các thuốc có tính kích thích được dùng trong đơn thuốc cho rối loạn tăng động giảm chú ý. Các yếu tố kích thích thúc đẩy, cân bằng các chất hóa học trong não. Các thuốc này giúp cải thiện triệu chứng giảm chú ý và tăng động – thỉnh thoảng có tác dụng ngắn. 

Có thuốc tác dụng ngắn, có loại thuốc tác dụng dài. Liều thuốc sẽ khác nhau tùy theo bệnh của trẻ, bác sĩ cần thời gian để tìm ra liều thích hợp cho từng trẻ. Báo bác sĩ khi có tác dụng phụ không mong muốn.

- Các thuốc có tính kích thích và vấn đề tim mạch

Nguyên nhân tử vong ở trẻ có liên quan tới vấn đề tim mạch do dùng thuốc có tính kích thích rất ít. Khả năng gia tăng nguy cơ đột tử vẫn chưa được chứng minh, nhưng nếu có, thì chuyên gia tin rằng xảy ra ở trẻ đã có bệnh tim hoặc vấn đề tim mạch trước đó.

Bác sĩ phải loại trừ, chắc chắn trẻ không có bệnh tim và nói chuyện với người nhà về yếu tố nguy cơ của bệnh tim trước khi kê toa thuốc có tính kích thích.

- Các thuốc khác

Một số thuốc khác cũng có hiệu quả điều trị. Các thuốc này tác dụng chậm hơn thuốc có tính kích thích, phải mất vài tuần để đạt hiệu quả tối ưu.

Nguy cơ tự tử

Dù rằng còn chưa được chứng minh có liên quan tới nguy cơ tự tử hay không, nhưng có một phần nào đó ảnh hưởng đến suy nghĩ tự tử nhiều hơn là những trẻ không dùng thuốc có tính kích thích.

Dùng thuốc an toàn

Dùng thuốc đúng theo toa rất quan trọng. Cha mẹ nên quan tâm, theo dõi việc dùng thuốc, khả năng kích thích trẻ, lạm dụng hoặc nghiện.

Để giúp trẻ dùng thuốc an toàn, đúng liều, đúng thời gian:

  • Dùng thuốc cẩn thận: giám sát việc dùng thuốc của trẻ, không để chúng tự dùng thuốc mà không theo dõi
  • Để thuốc nơi an toàn, có khóa: sử dụng thuốc quá liều gây nguy hiểm 
  • Không để trẻ mang thuốc tới trường: hãy trao thuốc tận tay giáo viên của trẻ, người giữ trẻ

Liệu pháp hành vi

Liệu pháp bao gồm:

  • Liệu pháp hành vi: cha mẹ, giáo viên học cách thay đổi hành vi trẻ, ví dụ đưa ra cách khen thưởng khi trẻ có hành vi tích cực, phạt khi trẻ có lỗi
  • Biện pháp tâm lý: dùng cho các trẻ lớn hơn, giúp chúng giải quyết vấn đề chúng thắc mắc, học cách đương đầu với triệu chứng
  • Huấn luyện kỹ năng làm cha mẹ: giúp cha mẹ hiểu, học cách uốn nắn hành vi của trẻ
  • Trị liệu từ gia đình: việc này giúp cha mẹ, người nuôi trẻ giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống khi có trẻ mắc rối loạn
  • Huấn luyện kỹ năng xã hội: giúp trẻ đạt được hành vi chuẩn mực trong xã hội.

Điều trị liên tục:

Kết quả tốt khi có sự kết hợp đồng đội khép kín giữa giáo viên, cha mẹ, bác sĩ và các chuyên gia trị liệu tâm lý.
Trong thời gian điều trị, trẻ phải khám bác sĩ đều đặn đến khi triệu chứng cải thiện nhiều, khám mỗi 4 tháng nếu triệu chứng vẫn còn. Báo bác sĩ khi trẻ bị tác dụng phụ của thuốc, không thèm ăn, khó ngủ, dễ cáu gắt.

Các lựa chọn thay thế:

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các lựa chọn thay thế thuốc cũng có thể giúp giảm triệu chứng. Trước khi chọn phương pháp nào, nên nói chuyện với bác sĩ để có liệu pháp an toàn. Một số liệu pháp có thể xem xét:

  • Yoga, thiền: thường xuyên tập yoga, thiền giúp trẻ thư giãn, tạo tính kỷ luật.
  • Chế độ ăn đặc biệt: loại bỏ những thức ăn làm gia tăng sự tăng động như đường, lúa mì, sữa, trứng, thức ăn có màu nhân tạo.
  • Vitamin hoặc thực phẩm khoáng chất: vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, nhưng chưa có bằng chứng nào khẳng định chúng giúp giảm triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
  • Thảo dược: chưa có bằng chứng rõ ràng, nhưng một số có thể không có lợi.
  • Công thức đặc biệt: một số sản phẩm làm từ sữa, dùng công thức đặc biệt hỗ trợ trong điều trị.
  • Axit béo cần thiết: omega3 cần thiết cho não hoạt động trơn tru, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu thêm về khả năng giảm triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
  • Huấn luyện phản xạ thần kinh: được gọi là phản hồi sinh học trên điện não đồ, trẻ tập trung vào một nhiệm vụ trong lúc đó có một máy ghi lại sóng não của trẻ, mục đích là giữ não trẻ chủ động hoạt động ở phần não trước, giúp cải thiện triệu chứng.
  • Tập thể dục: thường xuyên tập thể dục có tác dụng tích cực.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục

Rối loạn tăng động giảm chú ý rất phức tạp, khó mà khuyến cáo rằng làm việc gì là tốt cho trẻ, có một số đề nghị tạo môi trường giúp trẻ tiến bộ.

Trẻ tại nhà:

  • Thể hiện cử chỉ tình cảm tác động đến trẻ: một nụ cười, một khoát tay, một cái ôm cũng tác động đến trẻ, cho trẻ thấy được tình yêu thương của bạn dành cho trẻ.
  • Dành thời gian chơi với trẻ: dành thời gian riêng chỉ có bạn và trẻ cùng chơi với nhau hoặc nói chuyện.
  • Tìm cách cải thiện tính kỷ luật, tăng cảm giác thấy bản thân trẻ có giá trị: trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý rất giỏi ở hội họa, múa, âm nhạc, khuyến khích chúng tham gia.
  • Tính tổ chức: nâng cao tính tổ chức, ngăn nắp, cho trẻ học ở nơi yên tĩnh, có khoảng không gian rộng.
  • Sử dụng ngôn từ đơn giản, giải thích từ ngữ cho trẻ nếu cần: nói chậm rãi, rõ ràng, giải thích cho trẻ, sử dụng ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt thêm.
  • Ăn uống, ngủ trưa đều đặn, đúng giờ: sử dụng lịch để đánh dấu hoạt động quan trọng trong ngày. 
  • Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi: mệt mỏi làm triệu chứng của trẻ tệ hơn.
  • Xác định những tình huống gây khó khăn cho trẻ: tránh những tình huống gây trở ngại cho trẻ như ngồi quá lâu trong phòng, đi mua sắm lâu, giúp trẻ học kỹ năng xã hội.
  • Kiên nhẫn: cha mẹ cố gắng kiên nhẫn, bình tĩnh khi chăm sóc trẻ, nếu cha mẹ bình tĩnh cũng sẽ ảnh hưởng đến hành vi và giúp trẻ bình tĩnh trong các tình huống.
  • Giữ mọi thứ trong tầm suy nghĩ: hiện thực hóa những mong muốn của bạn, giữ cho trẻ đúng giai đoạn phát triển cha mẹ đã nghĩ trong đầu.

Trẻ ở trường:

  • Yêu cầu chương trình học: đánh giá, chỉnh chương trình, thay đổi sắp xếp lớp, phương pháp giảng dạy thích hợp, sử dụng máy tính, khuyến khích kết nối giữa cha mẹ và giáo viên.
  • Nói chuyện với giáo viên của trẻ: nói chuyện riêng với giáo viên, chắc chắn giáo viên âm thầm theo dõi việc học của trẻ, cung cấp phản hồi tích cực.

Tài liệu hỗ trợ

Nhiều nguồn tài liệu có giá trị, các nhóm hỗ trợ giúp chia sẻ thông tin cần thiết. Có nhiều sách hoặc tài liệu cho cả cha mẹ, giáo viên.

Cách sống với bệnh

Đặt ra mục tiêu nho nhỏ, từng bước hiện thực hóa, đừng cố thay đổi quá nhanh. Để giúp kiểm soát rối loạn, nên làm:

  • Định hình cuộc sống trẻ: sắp xếp mọi thứ để cuộc sống trẻ như dự đoán của cha mẹ.
  • Đưa ra những hình thức kỷ luật có ích: khen thưởng hành vi tốt, tích cực, phạt đối với hành vi tiêu cực.
  • Bình tĩnh: cố gắng giữ bình tĩnh khi trẻ mất kiểm soát, nói chuyện chậm rãi, dễ hiểu.
  • Cố gắng giữ mối quan hệ trong gia đình.
  • Cha mẹ tìm thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Phòng chống bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Có nhiều cách giảm nguy cơ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý: 

  • Giai đoạn mang thai: tránh các thứ có hại cho sự phát triển của thần kinh, không uống rượu, sử dụng chất kích thích, hút thuốc.
  • Bảo vệ con bạn khỏi ô nhiễm và các yếu tố độc hại: gồm việc hút thuốc, sơn ở các tòa nhà cũ.
  • Giới hạn thời gian xem ti-vi: nhiều khuyến cáo tránh xem ti-vi, chơi game quá lâu trong 05 năm đầu đời.

Nếu trẻ mắc rối loạn, để giảm biến chứng cần: 

  • Kiên định, đặt ra giới hạn, có mức phạt thích hợp cho hành vi của trẻ.
  • Đặt ra lịch rõ ràng: ngủ, ăn sáng, ăn trưa, làm việc lặt vặt, xem ti-vi.
  • Tránh vừa làm việc vừa nói chuyện với trẻ: tạo ánh mắt thân thiện khi giải thích cho trẻ.
  • Trao đổi với giáo viên, người chăm sóc trẻ để phát hiện các vấn đề của trẻ sớm: việc này giúp tối thiểu ảnh hưởng lên cuộc sống trẻ.

Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ là căn bệnh hết sức nguy hiểm và cần được chữa trị. Nếu gia đình bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thị Vy

    Bài viết rất hữu ích, đây là một căn bệnh mà hiện nay nhiều trẻ em đang mắc phải

    05/10/2017
  • Lê Hoài Thanh

    Bệnh này gặp rất nhiều ở trẻ hiện nay, không hiểu nguyên nhân vì sao

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

7% trẻ em trên thế giới mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý
Kinh nghiệm - chia sẻ
Dựa trên dữ liệu đến từ 175 ca nghiên cứu đã được khảo sát trong gần bốn thập kỷ, ước tính có đến 7% trẻ em trên thế giới mắc bệnh rối loạn tăng động...