7% trẻ em trên thế giới mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý
Dựa trên dữ liệu đến từ 175 ca nghiên cứu đã được khảo sát trong gần bốn thập kỷ, ước tính có đến 7% trẻ em trên thế giới mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Việc nghiên cứu có thể giúp các trung tâm y tế cộng đồng xác minh được việc chẩn đoán ADHD có chính xác hay không ở quốc gia, tiểu bang hay cộng đồng của họ, theo Rae Thomas, chủ bút bài viết từ đại học Bond, Australia.
“Ước tính này là một bằng chứng đáng tin cậy”, Thomas phát biểu,” Khi mọi người nghe qua con số kể trên, họ sẽ nghĩ rằng “Tình trạng này đang đang phổ biến nhiều hoặc ít hơn chúng ta từng nghĩ. Làm thế nào mà tình trạng này gây ảnh hưởng lên các nhà lâm sàng học xem xét qua các triệu chứng của bệnh nhân?”
Con số này thấp hơn con số mới nhất đến từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ khi họ ước tình rằng có 11% trẻ em ở độ tuổi đi học được chuẩn đoán có ADHD vào năm 2011.
Tuy nhiên, có thêm sự mâu thuẫn nữa khi con số này là 3,4% ở trẻ em toàn cầu ghi nhận bởi số báo mới nhất của Tập san về tâm lý và tâm thần học trẻ em, và hai cuộc nghiên cứu này không giống nhau về phương cách khảo sát, theo Thomas nhấn mạnh.
Các nhà phê bình cho rằng đây có thể là một rắc rối lớn với cách mà Thomas và cộng sự của bà đưa ra kết luận trên, nhấn mạnh rằng nghiên cứu có thể đã gộp chung nhiều ca khảo sát đã đăng trong việc chẩn đoán rằng trẻ em đang có ADHD hay không.
Lấy ví dụ cụ thể, nghiên cứu đã gộp chung kết quả dựa trên thang điểm đánh giá của ba phiên bản đến từ cuốn Chẩn đoán và hướng dẫn thống kê các bệnh rối loạn tâm lý, được xem là cuốn “kinh thánh” dùng cho các nhà tâm thần học, theo bác sĩ Eyal Shemesh, trưởng khoa tâm lý và phát triển cho trẻ nhỏ ở bệnh viện nhi đồng Kravis tại thành phố New York.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
“Tác giả” đã dùng nhiều kết quả dựa trên các số báo khác nhau, bao gồm các nghiên cứu và liệu pháp đo lường đã được sử dụng” theo Shemesh.
“Nếu như điều đó là chính xác, việc phát động nghiên cứu đến một cộng đồng đặc biệt để khảo sát có thể mang đến thông số không chính xác”.
Trẻ em có ADHD gây là tình trạng lơ đễnh (inattentive), hấp tấp và tăng động, làm ảnh hưởng đến việc học và giao tiếp xã hội của trẻ, và các triệu chứng trên có thể theo trẻ đến độ tuổi trưởng thành.
Việc xác minh chính xác thông số trẻ em có ADHD là điều rất quan trọng, như lời của chủ bút. Vì việc con số ước tính cao có thể mang đến sự hoài nghi và sự chế nhạo của người đọc, làm ảnh hưởng đến bệnh nhận có ADHD.
Trong một nghiên cứu mới nhất của báo Nhi khoa đăng ngày 3 tháng 3, các nhà nghiên cứu đã khảo sát trải qua nhiều thập kỷ đã thu thập được 175 công trình nghiên cứu với 179 ước tính về mức độ phổ biến của bệnh ADHD.
Khi gộp chung tất cả, có khoảng 1 triệu trẻ em đã được khảo sát trong vòng 36 năm ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Tất cả dữ liệu ước tính rằng trong số trẻ em này chiếm trung bình khoản 7.2% với tỷ lệ dao động từ 6.7% đến 7.8%.
Thomas nhấn mạnh rằng con số ước tình này dựa trên nhiều phiên bản khác nhau của DSM khi nghiên cứu của DSM-IV chiếm trung bình là 7.7%, trong khi con số ở DSM-III là 5.6% và DSM-IIIR là 4.7%.
Các khảo sát thường có con số rất khác nhau về số bệnh nhân có ADHD, từ 0.2% đến rất cao như 34%, theo Thomas.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
“Một số khảo sát hay nghiên cứu chỉ dùng bảng checklist triệu chứng đơn thuần thì khó đưa ra được con số chính xác” Thomas nói. Nói cách khác, trẻ em có ADHD có thể có các triệu chứng liên quan đến ADHD nhưng không bị ảnh hưởng và không được chẩn đoán là có ADHD.
Việc cố gắng để tìm ra số trẻ em có ADHD “là một cuộc nghiên cứu đầy thách thức”, theo bác sĩ Aaron Krasner, đang công tác tại bệnh viện Silver Hill, New York. Và Kranser cho rằng con số mà Thomas đưa ra “có vẻ chính xác”.
Michael Manos, giám đốc điều hảnh của Trung tâm sức khỏe về hành vi nhi đồng tại trung tâm đào tạo nhi khoa Cleveland nói rằng ông hài lòng với nghiên cứu của Thomas, và đồng thời đưa ra ý kiến rằng tỷ lệ chuẩn trong khoản từ 6.7 đến 7.8% nên được áp dụng ở các bang và cộng đồng chẩn đoán thiếu chính xác về ADHD.
“Nếu như có sự thiếu thống nhất ngoài dao động trên, có thể chúng ta phải xem xét lại cách chúng ta chẩn đoán bệnh” Manos thêm vào.
Shemesh không đồng ý, phản bác rằng việc hình thành con số không chính xác còn tệ hơn việc không có con số cụ thể nào.
“Hiểm nguy ở đây là việc một số người sẽ dùng con số này cho những mục đích khác”, ông nói.” Nếu tiểu bang chỉ có 4% trẻ có ADHD, bạn sẽ bị chất vấn rằng “Bạn đang chẩn đoán sót”. Nếu tiểu bang khác là 17%, họ sẽ bị nói rằng “bạn đang chẩn đoán chưa chính xác và qua loa” cũng như nhiều trường hợp khác nữa”.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi