Rối loạn tăng động - mất tập trung ở người lớn

Rối loạn tăng động - mất tập trung ở người lớn

AHDH là tên gọi chung cho bệnh rối loạn tăng động. Không chỉ xuất hiện ở trẻ em, mà người lớn cũng bị bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý hay còn gọi là bệnh mất tập trung ở người lớn.

1. Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý là gì

2. Triệu chứng của bệnh tăng động giảm chú ý

3. Nguyên nhân gây ra bệnh tăng động giảm chú ý

4. Biến chứng của bệnh tăng động giảm chú ý

5. Điều trị bệnh tăng động giảm chú ý

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn là gì?

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn sức khỏe tâm lý bao gồm sự kết hợp các vấn đề dai dẳng, như khó tập trung, tăng dộng và hành vi xung đột. Người lớn thiếu tập trung là căn bệnh có thể dẫn tới các mối quan hệ không ổn định, làm việc và học tập kém hiệu quả, lòng tự trọng thấp và các vấn đề khác.

Mặc dù gọi là ADHD, các triệu chứng bắt đầu từ thời nhỏ và tiếp tục đến lúc lớn. Trong một số trường hợp, ADHD không được nhận biết và chẩn đoán cho tới khi trưởng thành. Người lớn thiếu tập tập trung có triệu chứng không rõ ràng như trẻ em. Ở người lớn, tăng động có thể giảm, nhưng dễ kích động, không ngừng nghỉ và khó tập trung có thể tiến triển.

Điều trị ADHD người lớn tương đối giống với trẻ em có ADHD, mặc dù một số phương pháp được áp dụng trên trẻ em nhưng không được sử dụng trên người lớn. ADHD người lớn được điều trị bao gồm thuốc, liệu pháp tâm lý và điều trị các bệnh tâm lý kèm theo.

>>>Xem thêm thông tin bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em TẠI ĐÂY.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý

Rất nhiều người lớn mắc ADHD người lớn không ý thức được tình trạng của họ. Họ chỉ biết những vấn đề hằng ngày đối với họ đều rất khó khăn để giải quyết. Người lớn mắc ADHD cảm thấy khó khăn để tập trung và chọn lọc, từ đó họ hay trễ hẹn và quên các cuộc họp cũng như các kế hoạch chung. Sự mất khả năng điều khiển xung đột của ADHD người lớn có thể đi từ mất kiên nhẫn chờ đợi xếp hàng hoặc lái xe trong tâm trạng buồn bã và bùng phát cơn tức giận.

ADHD người lớn có thể có các triệu chứng sau:

  • Manh động
  • Vô tổ chức và gặp rắc rối với sự sắp xếp, chọn lọc
  • Quản lý thời gian kém
  • Khó khăn trong tập trung
  • Khó khăn khi làm nhiều việc cùng lúc
  • Hoạt động quá nhiều và không ngừng nghỉ
  • Lên kế hoạch kém
  • Khả năng chịu đựng mệt mỏi kém
  • Thường xuyên buồn bã
  • Khó khăn trong việc bám trụ và hoàn thành các mục tiêu
  • Nóng tính
  • Khó khăn trong giải quyết với stress

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Triệu chứng bệnh mất tập trung ở người lớn

Phân biệt ADHD và người bình thường?

Hầu hết mọi người đều có một số triệu chứng tương đồng với ADHD tại một số thời điểm trong cuộc sống. Nếu vấn đề của bạn chỉ xuất hiện gần đây hoặc thỉnh thoảng 1 vài lần trong quá khứ thì bạn có khả năng cao không mắc ADHD. ADHD được chẩn đoán chỉ khi các triệu chứng trở nên trầm trọng và gây ra nhiều vấn đề liên tiếp nhiều mặt trong cuộc sống của bạn. Các triệu chứng liên tục và ngắt quãng này sẽ được tìm hiểu kỹ hơn chúng có xuất hiện ở thời thơ ấu của bạn không.

Chẩn đoán ADHD ở người lớn có thể khó khăn vì các triệu chứng có thể bị lầm lẫn với các tình trạng khác như lo âu hay rối loạn tâm trạng. Có rất nhiều người lớn mắc ADHD cũng mắc thêm ít nhất một bệnh tâm lý khác như bệnh trầm cảm hay bệnh rối loạn lo âu.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu các triệu chứng kể trên tiếp túc phá hủy cuộc sống của bạn, hãy đến gặp bác sĩ. Các phương pháp chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp có thể chẩn đoán và tham vấn cách điều trị ADHD.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn

Nguyên nhân chính xác không rõ ràng nhưng hiện nay các nghiên cứu vẫn đang được diễn ra. Các yếu tố có thể ảnh hưởng bao gồm:

  • Di truyền: ADHD người lớn có thể di truyền trong gia đình, các nghiên cứu đã chỉ ra điều này.
  • Môi trường: Các yếu tố môi trường nhất định có thể làm tăng nguy cơ, nhất là khi bị phơi nhiễm chì từ khi còn bé.
  • Các vấn đề trong quá trình phát triển: Các vấn đề với hệ thần kinh trung ương tại nhưng thời điểm quan trọng trong sự phát triển có thể rất quan trọng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn

  • Tiền sử gia đình như cha mẹ hay anh chị em mắc ADHD hoặc các bệnh tâm thần kinh khác.
  • Có mẹ hút thuốc, uống rượu và sử dụng các loại chất gây nghiện trong lúc mang thai.
  • Khi còn bé, bạn bị phơi nhiễm trong môi trường nhiều chất độc hại như chì, có nhiều trong các đường dây và ống nước ở các tòa nhà cũ.
  • Trẻ sanh thiếu tháng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Biến chứng của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn

Mặc dù ADHD không gây các bệnh tâm lý khác và các vấn đề của sự phát triển nhưng các rối loạn khác thường xảy ra kèm theo ADHD và làm điều trị khó khăn hơn:

  • Rối loạn tâm trạng: Rất nhiều người lớn mắc ADHD và mắc thêm trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và rối loạn tâm trạng. Trong khi các vấn đề về tâm trạng không thực sự trực tiếp do ADHD nhưng sự thất bại và bất lực trong điều trị ADHD có thể làm trầm trọng hơn trầm cảm.
  • Rối loạn lo âu: Rối loạn lo âu diễn ra thường xuyên ở người lớn mắc ADHD. Rối loạn lo âu có thể gây lo âu thái quá và các triệu chứng khác. Lo âu có thể nặng hơn khi điều trị ADHD bị đình trệ và không tiến triển.
  • Các vấn đều tâm lý khác: Người lớn mắc ADHD có nguy cơ cao mắc các rối loạn tâm lý khác như rối loạn nhân cách, rối loạn bùng phát gián đoạn và nghiện chất.
  • Mất khả năng học hỏi: Người lớn mắc ADHD có thể có điểm số thấp hơn mong đợi so với người cùng tuổi, cả trí tuệ và học thức. Khả năng học hỏi bị khiếm khuyết có thể bao gồm các vấn đề thấu hiểu và giao tiếp.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Phương pháp điều trị bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn

Chẩn đoán

Các dấu hiệu và triệu chứng của ADHD người lớn có thể rất khó để phát hiện. Tuy nhiên, các triệu chứng chính bắt đầu xuất hiện rất sớm trong cuộc đời của người bệnh, thường trước 12 tuổi, và tiếp diễn đến khi trưởng thành, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Không có trắc nghiệm đơn thuần nào có thể xác minh được chẩn đoán. Việc chẩn đoán cần bao gồm:

  • Khám thực thể: để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng.
  • Hỏi bệnh: tìm hiểu về các vấn đề sức khỏe bệnh nhân đang gặp, tiền sử gia đình, tiền cản bản thân và các dấu hiệu đã xuất hiện trong quá khư.
  • Thang điểm ADHD và trắc nghiệm tâm lý: giúp thu thập và đánh giá thông tin về các triệu chứng.

Các bệnh lý khác tương đồng với ADHD:

  • Các rối loạn sức khỏe tâm thần kinh: bao gồm rối loạn tâm trạng như trầm cảm và lo âu, rối loạn cư xử, mất khả năng ngôn ngữ và các rối loạn khác.
  • Vấn đề y khoa ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi: như rối loạn phát triển, bệnh động kinh, rối loạn tuyến giáp, rối loạn giấc ngủ, phơi nhiễm độc chì, chấn thương não hoặc đường huyết thấp.
  • Thuốc: có chứa alcohol hoặc các chất gây nghiện khác.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị

Phương pháp điều trị cơ bản và hiệu quả nhất là kết hợp thuốc, giáo dục, luyện tập và liệu pháp tâm lý. Việc điều trị này có thể làm giảm các triệu chứng của ADHD nhưng không trị dứt được:

Thuốc

  • Thuốc kích thích: Các sản phẩm này giúp tăng cường sự cân bằng các chất hóa học trong não (chất truyền tin).
  • Các thuốc khác: Bao gồm thuốc không có chất kích thích, được sử dụng cho người chống chỉ định với chất kích thích hoặc có tiền căn mắc rối loạn nghiện chất.

Liệu pháp tâm lý

Các liệu pháp tâm lý có thể giúp:

  • Cải thiện quản lý thời gian và kỹ năng tổ chức
  • Học cách điều hòa các hành vi bốc đồng
  • Phát triển kỹ năng giải quyết tình huống
  • Đối phó với sự thất bại trong quá khứ
  • Nâng cao lòng tự trọng
  • Học cách cải thiện các mối quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè
  • Phát triển chiến lược điều khiển cơn tâm trạng

Các dạng liệu pháp tâm lý bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Dạng điều trị này dạy các kỹ năng đặc hiệu để kiểm soát hành vi và thay đổi hình ảnh suy nghĩ tiêu cực thành tích cực. Nó có thể giúp giải quyết các vấn đề trong cuộc sống như trường học, công việc, các mối quan hệ và giúp định hình các vấn đè tâm lý khác như trầm cảm hay rối loạn nghiện chất.
  • Liệu pháp gia đình: Đây là phương pháp giúp những người thân trong gia đình đối mặt với stress trong cuộc sống với những người mắc ADHD và học những việc họ có thể giúp lẫn nhau. Liệu pháp này có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp và giải quyết tình huống.

Điều trị dưa trên các mối quan hệ

Nếu bạn mắc ADHD, bạn có thể rất bất thường và hay quên các cuộc hẹn, các công việc và có những hành vi bốc đồng hay những quyết định không hợp lý. Những hành vi này có thể làm các mỗi quan hệ gia đình, công việc, bạn bè trở nên căng thẳng.

Liệu pháp này tập trung vào những vấn đề và các phương thức để điều khiến hành vi tốt hơn, giống như các lớp học về kỹ năng giao tiếp và giải quyết tình huống hay kỹ năng tranh luận.

Việc điều trị ADHD ở người lớn còn gặp nhiều khó khăn do không chủ động đi khám. Đừng ngần ngại khi phải đối mặt với căn bệnh này, việc điều trị bệnh sớm sẽ cho bạn những kết quả khả quan hơn. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để đặt lịch khám, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Đỗ Hữu Thái

    Tôi thường xuyên cảm thấy buồn bã và rất hay nóng tính Tôi đã liên lạc với bác sĩ và đã đến khám thì mới biết mình bị rối loạn tăng động. Nay tôi đã cảm thấy không còn dể nổi nóng như trước nữa.

    05/10/2017
  • Ngọc Anh

    Tôi cứ tưởng bệnh này chỉ có ở trẻ em, hóa ra người lớn cũng bị

    28/09/2017
Trần đình phúc (18/08/2019)
Mẹ tôi hiện 84 tuổi, triệu chứng:
- Vừa nằm xuống khoản 6 giây là bật ngồi dậy
-, Vẫn minh mẫn, hieu nội dung câu chuyện
- Gương mặt hơi lờ đờ, do có uống thuốc (galapele; galobar & olanzapin) trong thời gian khoản 06 tháng. Nay giảm và chỉ dung trong ngày 1/2 vienolanzapin (10mg). Vậy xin hỏi mẹ tôi có thể bị bệnh tăng động . xin cảm ơn

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...