Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng buồn nôn

Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng buồn nôn

Buồn nôn được định nghĩa là sự khó chịu trong dạ dày và có cảm giác muốn nôn mửa. Buồn nôn là cảm giác báo hiệu sắp nôn mửa các chất dịch trong dạ dày. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân và thường có thể ngăn ngừa được.

1. Nguyên nhân gây ra cảm giác buồn nôn

2. Khi nào cần đến gặp bác sĩ

3. Điều trị khi có cảm giác buồn nôn

4. Phòng chống cảm giác buồn nôn

5. Bác sĩ điều trị

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Nguyên nhân gây ra cảm giác buồn nôn

Buồn nôn có thể xuất phát từ nhiều  nguyên nhân. Một số người rất nhạy cảm với những  loại thức ăn nhất định, thuốc, hoặc ảnh hưởng của một số tình trạng bệnh lý nhất định. Các nguyên nhân thường gặp sẽ được miêu tả dưới đây:

Ợ nóng hay bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): có thể làm cho lượng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản khi ăn. Điều này gây ra cảm giác nóng rát gây buồn nôn.

Nhiễm trùng hoặc virus: vi khuẩn hoặc virus có thể ảnh hưởng đến dạ dày và gây buồn nôn. Các vi khuẩn có nguồn gốc từ thực phẩm có thể gây ra một bệnh được gọi là ngộ độc thực phẩm. Nhiễm virus cũng có thể gây ra buồn nôn.

Thuốc: sử dụng các thuốc nhất định ví dụ điều trị ung thư như hóa trị liệu có thể làm đau bụng hoặc gây buồn nôn. Hãy chắc chắn đọc cẩn thận các thông tin về thuốc với bất kì loại thuốc nào bạn đang dùng. Đọc thông tin này và đến gặp bác sĩ hỏi về điều trị sẽ giúp giảm thiểu việc buồn nôn liên quan đến thuốc.

Say tàu xe và say sóng: xảy ra khi chạy xe trên đường bị xóc. Sự di chuyển này có thể làm cho những tín hiệu truyền đến não không đồng bộ với các giác quan dẫn đến buồn nôn, choáng váng hoặc nôn mửa.

Chế độ ăn uống: ăn quá nhiều hoặc ăn các loại thực phẩm nhất định chẳng hạn như các loại thực phẩm nhiều gia vị hoặc nhiều chất béo có thể làm đau bụng và gây buồn nôn. Ăn các loại thực phẩm bị dị ứng cũng có thể gây buồn nôn.

Sự đau đớn: đau đớn dữ dội có thể gây ra triệu chứng buồn nôn. Điều này đúng khi xảy ra trong các bệnh lý như viêm tụy, sỏi túi mật hoặc sỏi thận.

Loét: các vết loét ở dạ dày hoặc niêm mạc của ruột non có thể gây buồn nôn. Khi ăn vào, vết loét có thể gây ra cảm giác nóng rát và làm đột ngột muốn nôn.

Buồn nôn cũng là một triệu chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng khác, bao gồm:

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân gây buồn nôn

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân gây buồn nôn

2. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Tìm đến các cơ sở y tế ngay lập tức khi buồn nôn đi cùng với các triệu chứng của bệnh lý tim mạch. Các triệu chứng tim mạch như đau thắt ngực, đau đầu dữ dội, đau hàm, vã mồ hôi, và hoặc đau cánh tay trái.

Tìm đến cấp cứu ở cơ sở y tế hay bệnh viện khi buồn nôn kèm với đau đầu nặng, cứng cổ,  khó thở, hoặc rối loạn ý thức. Tìm đến sự trợ giúp y tế khi nghi ngờ ăn phải một chất độc hại hoặc nếu bị mất nước.

Gặp bác sĩ nếu như buồn nôn làm cho không thể ăn hoặc uống hơn 12 giờ. Nên đến gặp bác sĩ nếu như buồn nôn không giảm khi đã 

Luôn luôn tìm đến sự chăm sóc y tế khi lo ngại rằng có thể gặp phải tình trạng cấp cứu.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ - 19001246

3. Điều trị khi có cảm giác buồn nôn

Điều trị buồn nôn phụ thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ như ngồi ở ghế trước của xe có thể làm giảm chứng say tàu xe. Say tàu xe cũng có thể điều trị bằng thuốc như dimenhydrinate (Dramamine),  kháng histamine, hoặc dùng miếng dán scopolamine để giảm say sóng.

Sử dụng thuốc để gỉai quyết các nguyên nhân gây buồn nôn cũng có thể giúp ích. Thí dụ như thuốc giảm axit dạ dày trong bệnh GERD hoặc thuốc giảm đau khi bị đau đầu dữ dội.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể có thể làm giảm thiểu mất nước sau khi buồn nôn đã giảm. Điều này bao gồm việc uống thường xuyên lượng ít các loại chất dịch trong ví dụ như nước hay đồ uống có chứa chất điện giải.

Khi mà có thể ăn lại được thì rất có lợi khi ăn kiêng theo chế độ ăn BRAT (chuối, cơm, sốt táo, bánh mì nướng) cho đến khi dạ dày ổn định hơn.

4. Phòng chống cảm giác buồn nôn

Tránh các nguyên nhân gây ra cảm giác buồn nôn, sẽ phòng ngừa được sự khởi phát buồn nôn. Bao gồm:

  • Ánh sáng nhấp nháy, nguyên nhân gây ra đau đầu kiểu Migraine
  • Nhiệt độ và độ ẩm
  • Mùi nặng như nước hoa hoặc mùi thức ăn

Sử dụng thuốc chống buồn nôn (scopolamine) trước khi đi cũng có thể ngăn ngừa say tàu xe.

Thay đổi thói quen ăn uống như ăn ít, ăn nhiều bữa có thể làm giảm các triệu chứng buồn nôn. Tránh các hoạt động thể chất nặng ngay sau ăn cũng làm giảm thiểu buồn nôn. Tránh những thực phẩm nhiều gia vị, giàu chất béo và dầu mỡ cũng có thể giúp ích. Các thực phẩm ít gây buồn nôn bao gồm ngũ cốc, bánh quy giòn, bánh mì nướng, gelatin và nước dùng (nước luộc thịt).

Trong trường hợp cảm giác buồn nôn diễn ra thường xuyên, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung