Triệu chứng đau trán là dấu hiệu của những bệnh gì
Đau trán khổng hẳn là một triệu chứng lâm sang nghiêm trọng tuy nhiên nếu cơn đau có tính chất cấp tính và tái diễn thường xuyên thì cần nên tìm ra nguyên nhân để chữa trị.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
- Đau trán là gì
- Biểu hiện của đau trán
- Nguyên nhân gây ra đau trán
- Biến chứng của đau trán
- Khi nào nên đi khám bác sĩ
- Bác sĩ điều trị
1. Đau trán là gì?
Đau trán (tên tiếng Anh là Frontal Headache) là tình trạng thường gặp khi bệnh nhân có cơn đau xuất hiện ở vùng quanh trán. Dạng đau đầu này hoặc chỉ độc lập ở vùng trán, hay lan xuống vùng mắt làm xuất hiện tình trạng đau nhãn cầu. Nghiêm trọng hơn, cơn đau có thể ảnh hưởng cả vùng mặt và gây mất thị lực tạm thời đến khi cơn đau đầu thuyên giảm. Đau trán thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn (khoản vài giờ), tuy nhiên hay tái phát khiến bệnh nhân rất khó chịu. Hiếm gặp hơn, đau trán có thể liên tục kéo dài trong một vài ngày rồi lại tái phát với quãng thời gian tương tự.
Đồng thời, một số yếu tố gây đau trán như dùng chất có cồn hay tiếp xúc trực tiếp với nắng trong thời gian dài có thể tự phòng ngừa được nhằm hạn chế các cơn đau phiền toái cho bản thân.
2. Biểu hiện của đau trán
Đau trán thường làm cho người bệnh như đang có một áp lực mạnh đè lên cả vùng trán với mức độ từ nhẹ đến trung bình. Một số bệnh nhân mô tả rằng cơn đau của họ như có ai đang bóp và siết chặt vào vùng trán của họ, và có thể đau nhiều hơn.
Khi đau trán thì một số vùng khác như da đầu, vùng cơ vai có thể có tình trạng căng cứng do bị ảnh hưởng.
Đau trán không gây ra triệu chứng buồn nôn và các triệu chứng của bệnh đau nửa đầu (migraine). Đồng thời cũng không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân như:
- Hoạt động thể chất
- Tiếng ồn
- Ánh sáng
- Mùi hương
3. Nguyên nhân gây ra đau trán
Có rất nhiều nguyên do khiến cơn đau trán xuất hiện. Nguyên nhân thường gặp nhất là tình trạng stress. Một vài trường hợp có thể là do yếu tố di truyền, hoặc do một số nguyên nhân khác như:
- Viêm xoang
- Đau cổ hay đau hàm
- Dị ứng
- Nhìn vào màn hình vi tính quá lâu
- Mất ngủ hay các vấn đề rối loạn giấc ngủ khác
- Các loại thực phẩm chứa nitrates
- Chất có cồn, như rượu vang
- Thiếu nước
- Trầm cảm hoặc lo âu
- Thay đổi thời tiết
- Tư thế
- Tình trạng căng cơ
Tham khảo thêm thông tin về Triệu chứng đau thắt lưng nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này
4. Biến chứng của đau trán
Việc dùng thuốc quá liều (overmedication), hay dùng thuốc không kê đơn (OTC drugs) thường xuyên có thể gây đau đầu và đây là vấn đề thường gặp nhất. Dùng thuốc quá liều có thể làm tình trạng đau trán ngày một trầm trọng hơn, cũng như việc ngưng dùng thuốc quá đột ngột. Bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ về các vấn đề này.
Nếu như bạn được kê đơn các loại thuốc chống trầm cảm, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như:
- Ngủ ngày
- Tăng cân
- Khô miệng
- Táo bón
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Đau số triệu chứng đau đầu thường lành tính và không cần đến sự tham vấn của bác sĩ, tỷ lệ này chiếm khoản 90% (đau đầu nguyên phát –primary headache).
Tuy vậy, nếu tình trạng đau đầu này kéo dài và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn, hãy đến hẹn và trao đổi với bác sĩ.
Đối với đau đầu thứ phát (secondary-headache), đây là dạng đau đầu sẽ kèm một số triệu chứng là dấu hiệu cảnh báo để khiến bạn đi khám bác sĩ hoặc nhờ sự trợ giúp của cấp cứu. Đau đầu thứ phát có thể kèm theo các vấn đề sức khỏe báo động đang tiềm ẩn gây ra triệu chứng này. Hãy nhờ sự trợ giúp khi bạn có cơn đau đầu:
- Đột ngột và cấp tính
- Mới xuất hiện nhưng kéo dài, đặc biệt khi bạn trên 50 tuổi
- Là hậu quả của việc chấn thương vùng đầu
Bạn cũng có thể hẹn và trao đổi với bác sĩ nếu có đau đầu và kèm:
Khi tình trạng đau trán ảnh hưởnh quá nhiều đến cuộc sống của bạn thì tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và tư vấn. Bạn cũng có thể hẹn khám với các bác sĩ của chúng tôi để được các bác sĩ trực tiếp chữa bệnh.
Nếu đang có nhu cầu mua vách ngăn văn phòng, bạn có thể tham khảo ngay các mẫu Vách ngăn văn phòng Đức Khang với kiểu dang đa dạng và hỗ trợ tư vấn thiết kế phù hợp với văn phòng.
Bình luận, đặt câu hỏi