Triệu chứng đau cổ - Nguyên nhân và cách điều trị
Xin chào bác sĩ, tôi là Nga (25 tuổi) – nhân viên văn phòng. Gần đây tôi rất hay bị đau nhức và mỏi tại vùng cổ, không biết đây có phải là dấu hiệu của bệnh gì không? Mong bác sĩ giải đáp và tư vấn. Xin cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn Nga, chúng tôi đã nhận được câu hỏi từ bạn. Sau đây, các bác sĩ xin cung cấp một số thông tin cơ bản về chứng đau cổ mà bạn đang mắc phải để bạn hiểu rõ hơn và có hướng xử lý đúng cho tình trạng của mình.
1. Đau cổ là gì
2. Nguyên nhân nào gây ra đau cổ
4. Phương pháp tự chăm sóc khi bị đau cổ
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
1. Đau cổ là gì?
Đau cổ là một triệu chứng thường gặp, xảy ra mọi lứa tuổi, mọi giới tính... Triệu chứng thường có các biểu hiện như đau âm ỉ (hoặc dữ dội) ở cổ, đau có thể lan lên gáy, tai, thái dương hoặc lan xuống vai gây co cứng cơ. Triệu chứng đau mỏi tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
Đau cổ có thể bao gồm đau cả cổ, vai hoặc lan xuống cánh tay. Đau có thể trở nên dữ dội hoặc cảm thấy như cánh tay bị tê liệt. Một số dấu hiệu và triệu chứng khác như tê hoặc yếu cơ ở cánh tay có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra đau cổ.
2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau cổ
Đau cổ có thể là do nhiều nguyên nhân, từ chấn thương quá mức, căng cơ đến các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp và viêm màng não.
Nguyên nhân thường gặp nhất là gối đầu cao khi ngủ hoặc kê đầu trên vật cứng một thời gian dài vài tiếng như: khi đi xe ngủ đầu tựa trên ghế dựa, nằm xem tivi... triệu chứng này rất dễ xảy ra đối với người bắt đầu đến tuổi trung niên, với hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi.
Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến chứng đau cổ còn do tổn thương các mặt khớp của cột sống cổ như: thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tổn thương đĩa liên đốt, sau chấn thương, hoặc do công việc hằng ngày dẫn đến những chấn thương nhỏ. Cụ thể là:
- Căng cơ: Căng cơ quá mức, chẳng hạn như cúi quá nhiều sẽ khiến cơ cổ, đặc biệt là ở phía sau cổ trở nên mệt mỏi và cuối cùng bị đau.
- Mòn khớp: Cũng giống như tất cả các khớp khác trong cơ thể, các khớp xương cổ có xu hướng hao mòn theo tuổi tác, có thể gây viêm xương khớp ở cổ.
- Nén thần kinh: Một loạt các vấn đề trong đốt sống cổ có thể làm giảm không gian có sẵn cho các nhánh dây thần kinh ra từ tủy sống. Ví dụ như: cứng đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, cựa xương,...
- Bị thương: Những va chạm phía sau thường gây thương tích căng cơ. Tình trạng đau cổ xảy ra khi đầu giật về phía trước và sau đó quay trở lại, kéo giãn các mô mềm của cổ vượt quá giới hạn của chúng.
- Bệnh: Đau cổ đôi khi có thể được gây ra bởi bệnh tật, chẳng hạn như: Viêm khớp dạng thấp, viêm màng não, ung thư.
3. Phải làm gì khi bị đau mỏi cổ?
Để tránh đau cổ, cần giữ cho đầu tập trung trên cột sống. Một số thay đổi đơn giản trong thói quen hàng ngày có thể giúp ích cho bạn như:
- Nghỉ giải lao thường xuyên nếu lái xe đường dài hoặc làm việc nhiều giờ trước máy tính.
- Giữ đầu trên cột sống để giảm bớt căng thẳng cổ.
- Cố gắng tránh nghiến răng.
- Điều chỉnh bàn ghế, và màn hình máy tính ở mức vừa tầm mắt. Đầu gối nên hơi thấp hơn so với hông.
- Tránh nhét điện thoại giữa tai và vai khi nói chuyện. Nếu sử dụng điện thoại rất nhiều nên có một tai nghe.
- Giãn cơ thường xuyên nếu làm việc tại bàn. Nhún vai lên và xuống. Kéo vai xuống trong khi nghiêng đầu mỗi bên để căng cơ ở cổ.
- Cân bằng cơ sở: Duỗi cơ ngực phía trước và tăng cường các cơ xung quanh xương bả vai và mặt sau của vai có thể đảm bảo cơ sở cân đối hỗ trợ cho cổ.
- Tránh ngủ úp: Vị trí này sẽ đặt áp lực lên cổ. Chọn một chiếc gối có hỗ trợ đường cong tự nhiên của cổ để ngủ.
4. Phương pháp tự chăm sóc
Đau cổ do căng cơ thường tự biến mất trong vài ngày và hầu hết chỉ cần điều trị bảo tồn. Đau cổ kéo dài hơn vài tuần thường sẽ giảm sau khi tập thể dục, căng cơ, vật lý trị liệu, massage và theo dõi cẩn thận. Tuy nhiên trong các trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid hoặc thậm chí phẫu thuật.
Để giúp giảm bớt sự khó chịu, hãy thử các mẹo tự chăm sóc này:
- Chườm đá hoặc nóng: Đổ một túi nước đá hoặc túi đậu xanh đông lạnh lên cổ của bạn trong 15 phút, ba lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Tắm nước nóng có thể giúp thư giãn các cơ căng cứng.
- Căng cơ: Căng cơ cổ bằng cách xoay cổ nhẹ nhàng từ bên này sang bên kia và lên xuống.
- Massage: Chà xát những chỗ đau ở cổ bạn có thể giúp giảm bớt sự co thắt cơ.
- Tư thế tốt: Nên có đảm bảo bạn hoạt động đúng tư thế, đặc biệt nếu bạn ngồi trước máy vi tính cả ngày. Giữ lưng hẳng thoải mái và đảm bảo màn hình máy vi tính ở khoảng cách thích hợp với mắt.
Ngoài ra bạn cũng có thể tự uống thuốc giảm đau loại thông thường không cần toa của bác sĩ, tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng vì tác dụng phụ của chúng thường làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dễ gây đau dạ dày trên các người có tiền sử bệnh về đường tiêu hóa trước đó.
5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Người bệnh có hiện tượng đau mỏi ở cổ, đặc biệt là phía sau gáy cần chú ý thêm hiện tượng đau mỏi ở gáy có thể lan xuống một bên bả vai, hai bên bả vai, lan xuống cánh tay, cẳng tay. Có trường hợp đau nhức ở cổ, ở gáy gây ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ - “tư thế sái cổ”. Bệnh nhân cần được khám bác sĩ chuyên khoa để đánh giá lại tính chất của tình trạng đau cổ này. Tìm ra nguyên nhân bệnh lý gây đau cổ như biến chứng của thấp khớp, tổn thương đốt sống cổ do thoái hóa đốt sống cổ, do lao, do ung thư, đặc biệt biểu hiện của u hố sau, hội chứng giao cảm cổ sau...
Trong trường hợp bị chấn thương sau tai nạn; các cơ bắp trở nên yếu, đặc biệt là cơ tay và cơ chân; sốt cao thì đây là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng, cần đến bác sĩ ngay lập tức để chữa trị kịp thời.
Gọi bác sĩ nếu tình trạng đau cổ của bạn:
- Tồi tệ hơn mặc dù đã nghỉ ngơi và tự chăm sóc
- Vẫn còn sau vài tuần tự chăm sóc
- Lan xuống cánh tay hoặc chân của bạn
- Đi kèm với đau đầu, tê hoặc ngứa ran
Gọi cấp cứu hoặc số khẩn cấp tại địa phương của bạn hoặc nhờ ai đó đưa bạn đến phòng cấp cứu nếu bạn bị đau cổ nghiêm trọng kèm theo:
- Chấn thương hoặc có chấn thương gần đây: Ví dụ bao gồm va chạm xe, tai nạn do bơi lặn hoặc té.
- Yếu cơ: Sự yếu cơ tay, chân hoặc đi bộ khó khăn có thể là một dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.
- Sốt cao: Nếu bạn bị đau cổ dữ dội kèm với sốt cao, bạn có thể bị viêm màng não, nhiễm trùng màng bao phủ tủy sống và não.
Với những chia sẻ của chúng tôi, hy vọng bạn Nga có thể hiểu được mức độ đau lưng mình đang bị. Nếu tình trạng đau cổ của bạn ngày càng nghiệm trọng, bạn nên đi khám bác sĩ để được chữa trị. Bạn có thể liên hệ đặt khám với bác sĩ Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi