Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể làm ảnh hưởng đến não gây nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Tỷ lệ người mắc bệnh đĩa đệm cột sống cổ rất lớn trên thế giới.
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì
2. Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
3. Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm
4. Điều trị bêhh thoát vị đĩa đệm
5. Phòng chống bênh thoát vị đĩa đệm
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là khi nhân keo của đĩa đệm ở vùng cổ thoát ra ngoài, chèn ép vào rễ thần kinh và tủy sống, hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống cổ.
Cột sống cổ là nơi bắt đầu của toàn bộ cột sống làm nhiệm vụ nâng đỡ đầu và là trục nâng đỡ cơ thể. Đây là vị trí rất quan trọng vì phía trên có liên quan đến não bộ, trong chứa đoạn tủy cổ và phía dưới nối liền với đoạn lưng và thắt lưng, hai bên là chỗ xuất phát của đám rối thần kinh cánh tay chi phối cho hai chi trên. Tuy nhiên khi nhắc đến thoát vị đĩa đệm nhiều người thường nghĩ đến bệnh lý chèn ép dây thần kinh mà bỏ qua mất ảnh hưởng đến não bộ. Thoát vị đĩa đệm có thể làm ảnh hưởng đến não gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.
2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
Ngoài triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ còn có các hội chứng chèn ép rễ thần kinh, hội chứng chèn ép tủy và hội chứng rối loạn thần kinh thực vật. Bạn nên chú ý các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như sau:
- Đau cột sống cổ: đau tăng lên khi hoạt động và giảm khi nghỉ ngơi.
- Co cứng các cơ cạnh sống cổ: đau căng tức khiến cho bệnh nhận không dám vận động cổ nhiều.
- Hạn chế vận động cột sống cổ: không cúi, ưỡn, quay cổ được.
- Điểm đau cạnh sống cổ: đau lan tỏa vùng cổ, không có điểm đau tập trung và cố định.
- Đau vùng cổ gáy lan xuống vùng liên bả vai, xuống vai, cánh tay, cẳng tay tới ngón tay
Lưu ý rằng: Các triệu chứng của bệnh gây ra rất nhiều những phiền toái và khó khăn cho người bệnh, chính vì vậy mà bạn nên đi khám và điều trị bệnh ngay khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh.
3. Nguyên nhân gây ra bênh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chủ yếu do quá trình thoái hóa cột sống, hậu quả từ thói quen như làm việc, sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt là những người làm việc văn phòng thường hay ngồi sử dụng máy tính nhiều giờ, người ít vận động giúp tăng quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn và nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nhiều hơn.
4. Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Tỷ lệ mắc bệnh Khi phát hiện thấy những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, bạn cần tới ngay bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám kịp thời. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị sao cho hiệu quả. Hiện nay thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có 90% điều trị nội khoa, còn việc điều trị ngoại khoa chỉ tiến hành khi có dấu hiệu thoát vị gây ra chèn ép vào dây thần kinh và người bệnh xuất hiện cơn đau nặng chiếm 36,1%.
Dù là dùng biện pháp nào, thì bạn cũng cần phải tuân thủ những chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể liên hệ đặt khám trực tiếp để gặp bác sĩ Lại Quốc Thái chuyên khoa cơ xương khớp với 16 năm kinh nghiệm để được chữa trị bệnh của mình.
5. Phòng chống bệnh thoát vị đĩa đệm
Thực hiện chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, phòng chống loãng xương, tránh dùng các phụ gia độc hại trong thực phẩm. Hạn chế hoặc bỏ hút thuốc, rượu bia. Lao động phù hợp với sức khoẻ, tránh việc làm việc quá nặng.
Tham khảo ngay những thông tin hữu ích cho bạn:
- Triệu chứng và nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm cột sông cổ
- Cách điều trị và phòng chống bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, hãy gọi đặt khám ngay cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi