Những lưu ý trong việc chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tại nhà

Những lưu ý trong việc chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tại nhà

Bệnh trầm cảm là một trong những bệnh thường gặp và không thể xem nhẹ. Thông thường nếu mắc bệnh trầm cảm nặng, sau khi điều trị giai đoạn cấp ở bệnh viện, bệnh nhân thường được điều trị củng cố tiếp tục tại gia đình. Vì thế việc chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tại nhà đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Thái độ của các thành viên trong gia đình đối với bệnh nhân bị bệnh trầm cảm nặng

Người bị trầm cảm nặng cần nhận được sự đồng cảm, giúp đỡ của mọi thành viên trong gia đình. Mọi người cần biết rằng trầm cảm là một bệnh chứ không phải là tâm lý lười nhác hoặc giả vờ. Trong thời gian điều trị bệnh trầm cảm, người bệnh rất hay than phiền về các rối loạn cơ thể của mình như mất ngủ, đau đầu, đau bụng, đánh trống ngực, chóng mặt, chán ăn… Ngoài ra bệnh nhân còn gặp phải các vấn đề về suy giảm trí nhớ, khó tập trung, luôn bi quan, chán nản.

Tuy nhiên việc than phiền của bệnh nhân nhiều lúc có thể khiến cho những người trong gia đình rất khó chịu. Dần dần họ mất đi sự cảm thông, chia sẻ với bệnh nhân, tỏ ra khó chịu mỗi khi người bệnh kêu ca. Nhiều khi, họ quay ra chế giễu bệnh nhân, cho rằng người bệnh lười nhác không có ý chí phấn đấu, khắc phục khó khăn. Khi đó bệnh nhân sẽ dần cảm thấy mình mất chỗ dựa về tinh thần. Họ không dám thổ lộ với mọi người về bệnh tật, tình trạng sức khỏe của mình. Bệnh nhân giấu mình sống khép kín, ngại tiếp xúc với xung quanh. Họ cảm thấy cô đơn ngay trong chính gia đình mình.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Ngược lại, các thành viên trong gia đình bệnh nhân cũng không nên tỏ thái độ quá sốt sắng, lo lắng về bệnh tật của bệnh nhân. Nhiều ông bố, bà mẹ vì thương con và thiếu hiểu biết nên khi thấy con kêu đau đầu, đánh trống ngực… vội vàng chạy tìm bác sĩ để khám xét. Việc làm này có thể khiến bệnh nhân lo lắng thêm, cho là bệnh của mình là quá nặng và khó chữa.

Các thành viên trong gia đình cần hiểu rằng trầm cảm là một bệnh tâm thần thường gặp, có nhiều triệu chứng cơ thể như đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn… Nhưng đây không phải là bệnh nan y, có thể chữa khỏi bằng thuốc chống trầm cảm. Nhìn chung, nếu được điều trị bệnh trầm cảm đúng cách, các triệu chứng hầu như sẽ hết sau 4-6 tuần. Việc điều trị bệnh diễn ra càng sớm càng có lợi cho bệnh nhân.

Chăm sóc bệnh nhân trầm cảm

- Mất ngủ: Mất ngủ là triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh trầm cảm. Nếu bệnh nhân mất ngủ thường xuyên, không nên cho bệnh nhân ngủ trưa, ngủ quá sớm. Tránh để bệnh nhân nằm trên giường cả ngày, vì như vậy sẽ khiến tình trạng mất ngủ nặng hơn. Yêu cầu người bệnh đi lại, vận động trong ngày, nhưng tránh vận động nhiều vào buổi tối (vì sẽ gây khó ngủ).

Chăm sóc bệnh nhân trầm cảm khi bị mất ngủ

Nếu bệnh nhân mất ngủ thường xuyên, không nên cho bệnh nhân ngủ trưa, ngủ quá sớm

- Mệt mỏi: Người bệnh trầm cảm thường cảm thấy mệt mỏi cả ngày, đặc biệt buổi sáng và họ luôn than phiền về điều này. Bạn hãy động viên bệnh nhân tập vận động. Bắt đầu là việc ngồi dậy, đứng lên, đi lại nhẹ nhàng trong nhà.

Khi đã quen có thể yêu cầu bệnh nhân làm các công việc đơn giản, nhẹ nhàng chẳng hạn như nhặt rau, nấu cơm, quét nhà. Bên cạnh đó, cũng nên yêu cầu bệnh nhân tập các môn thể thao trước đây người bệnh yêu thích như cầu lông, bóng bàn, bơi lội…

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Chán ăn: Cho bệnh nhân ăn những thức ăn dễ tiêu, giàu năng lượng, hợp khẩu vị với bệnh nhân. Nếu có thể thì cho người bệnh ăn theo chế độ tự chọn trong thời gian đầu điều trị.

- Chú ý, trí nhớ kém: Bạn có thể đọc cho bệnh nhân nghe những mẩu truyện ngắn, những bài thơ hay mà họ yêu thích. Sau đó, yêu cầu người bệnh đọc các bài báo, xem tivi, nghe đài… thời lượng nên tăng dần để tránh làm bệnh nhân mệt mỏi, chán nản.

- Thuốc uống: Dùng thuốc chống trầm cảm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Lúc đầu người bệnh có thể cảm thấy một số tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm như khô miệng, đắng miệng, đầy bụng, mệt mỏi… Hãy giải thích cho bệnh nhân đây là điều bình thường và tiếp tục uống thuốc. Vì trong nhiều trường hợp, các tác dụng phụ này khiến bệnh nhân tự ý bỏ thuốc. Mặt khác, bệnh nhân hay quên nên không uống thuốc đúng chỉ dẫn, do thế người nhà cần phải cho bệnh nhân uống thuốc hằng ngày. Phải kiểm tra xem bệnh nhân có uống thuốc thật hay không (hay giấu thuốc rồi vứt đi), uống có đủ liều không (hay bớt thuốc lại). Tốt nhất là giao việc quản lý thuốc cho một thành viên nhất định trong gia đình. Chỉ nên thay thế bằng người khác khi trong tình huống bất khả kháng.

Điều trị bệnh trầm cảm bằng thuốc

Dùng thuốc chống trầm cảm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

- Tái khám: Bạn nên giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ, báo cho bác sĩ biết về tình trạng của bệnh nhân. Sau 1-2 tháng điều trị, bệnh nhân đã ổn định dễ sinh ra tâm lí chủ quan, cho rằng mình đã khỏi bệnh. Vì vậy họ không đến tái khám và bỏ điều trị củng cố. Điều này rất nguy hiểm vì bệnh nhân không được điều trị củng cố đầy đủ, rất dễ tái phát. Khi bệnh trầm cảm tái phát, thường phải mất nhiều công sức điều trị hơn và thời gian điều trị củng cố cũng phải kéo dài hơn trước rất nhiều.             

Trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm, nếu bệnh nhân gặp phải khó khăn, có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để đặt lịch khám qua số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Trầm cảm

Điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ và những điều cần lưu ý
Phụ nữ là đối tượng đặc biệt dễ bị mắc bệnh trầm cảm. Biểu hiện trầm cảm ở nữ giới khá dễ nhận biết nên nếu thấy người thân của mình có nguy cơ bị trầm cảm,...
8 biểu hiện và triệu chứng của bệnh trầm cảm dễ nhận biết nhất
Các dấu hiệu trầm cảm nhận biết nhanh gồm: chán ăn, mất ngủ, tâm trạng bất an, ngại giao tiếp, chán nản, bi quan, tự ti, và nặng nhất là suy nghĩ đến tự...
Mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm và sa sút tâm thần
Đã có rất nhiều nghiên cứu và bằng chứng khoa học chứng minh rằng có mối tương quan giữa sa sút tâm thần và trầm cảm và đây...
Làm sao để phân biệt bệnh tự kỷ và trầm cảm ở trẻ em?
Trầm cảm và tự kỷ đều là những rối loạn về tâm lý khiến trẻ phát triển không bình thường. Tuy nhiên đây là 2 bệnh lý...
Mách bạn phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc
Điều trị trầm cảm là cần thiết và chủ yếu bằng phương pháp nội khoa. Tuy nhiên một số loại thuốc chống trầm cảm có thể gây ra những tác dụng phụ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung