Bệnh rung tay có chữa được không?

Run tay là những cử động lặp đi lặp lại, nhịp nhàng, không kiểm soát của các bộ phận khác nhau trên tay như: ngón tay, bàn tay, cẳng tay, hay thậm chí toàn bộ,... và có thể run ở một bên hoặc cả hai bên tay. Run tay nhẹ có thể xuất hiện ở tất cả mọi người, thường không được mọi người chú ý đến và được gọi là run sinh lí.
II. Các Phương Pháp Điều Trị Làm Giảm Và Chậm Tiến Triển Của Bệnh Run Tay
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD
✍ Hà Nội: Đại Học Y Hà Nội, Viện 103
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng
☎ Gọi tư vấn với Bác sĩ: 19001246
===
I. Bệnh Run Tay
Run tay là những cử động lặp đi lặp lại, nhịp nhàng, không kiểm soát của các bộ phận khác nhau trên tay như: ngón tay, bàn tay, cẳng tay, hay thậm chí toàn bộ,... và có thể run ở một bên hoặc cả hai bên tay. Run tay nhẹ có thể xuất hiện ở tất cả mọi người, thường không được mọi người chú ý đến và được gọi là run sinh lí.
Hầu hết các run tay nhẹ không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên, khi run tay càng ngày càng nặng, ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày thì bệnh nhân cần phải đến bác sĩ để có thể tìm ra nguyên nhân chính xác và có kế hoạch can thiệp sớm cụ thể cho từng bệnh nhân khác nhau bao gồm: thuốc, thay đổi lối sống, và phẫu thuật cho trường hợp run tay nặng, kéo dài.
Hiện nay, bệnh run tay không có phương phápđiều trị khỏi hoàn toàn.Mục đích của điều trị là làm giảm triệu chứng, chậm tiến triển của bệnh và giúp bệnh nhân có thể cải thiện chất lượng cuộc sống . Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến và quan trọng gây ra run tay:
- Run vô căn lành tính thường gặp nhất, liên quan đến: tuổi, di truyền, môi trường độc hại,…
- Lo lắng
- Sử dụng chất kích thích: Caffeine, rượu, thuốc lá,…
- Thuốc: salbutamol (điều trị hen), lithium carbonate (điều trị rối loạn lưỡng cực),…
- Chất gây nghiện: MDMA, amphetamines,…
- Cai rượu
- Tuyến giáp tăng hoạt động
- Bệnh đa xơ cứng
- Thiếu vitamin và khoáng chất: vitamin E, B12, đồng, magie,…
- Chấn thương não bộ hay tai biến mạch máu não.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
II. Các Phương Pháp Điều Trị Làm Giảm Và Chậm Tiến Triển Của Bệnh Run Tay:
1. Hạ đường huyết đột ngột có thể gây ra run tay. Đặc biệt ở những người bệnh đái tháo đường có thể hạ đường huyết do thuốc như: sulfonylurea, insulin,… hay biến chứng thần kinh đái tháo đường do đường huyết cao kéo dài. Cách xử trí khi run do hạ đường huyết: ăn bánh, kẹo, nước trái cây,… những thực phẩm giàu đường, tinh bột. Trường hợp bệnh nhân đái tháo đường nên xin lời khuyên từ bác sĩ về việc thay đổi hay giảm liều thuốc.
2. Thay đổi lối sống: tránh thức ăn hay đồ uống có chứa caffeine, ngưng hút thuốc, không sử dụng nhiều rượu bia, nghỉ ngơi hợp lí (ngủ đủ giấc 7-8 tiếng, không thức khuya, tập hít thở sâu trước khi ngủ,...), tránh các stress có hại, không sử dụng các chất gây nghiện.
3. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
- Vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc duy các hoạt động bình thường của cơ thể, khi thiếu chúng các hoạt động sẽ bị rối loạn và có thể gây ra run tay. Đặc biệt khi thiếu vitamin B12 và vitamin E. Để phòng ngừa có thể bổ sung: vitamin B12 (có nhiều trong thực phẩm từ động vật như: thịt, trứng, sữa,…), vitamin E (có nhiều trong hạt, ngũ cốc, rau xanh,…)
- Các khoáng như: đồng, magie, canxi, kẽm,… giữ vai trò trong chuyển hóa các chất và truyền tín hiệu thần kinh từ não đến cơ quan, giữa các cơ quan, hay ngược lại nếu thiếu có thể dẫn đến run tay. Nên ăn đa dạng hóa các loại thực phẩm khác nhau để bổ sung đầy đủ các khoáng chất này như: rau, củ, quả, hạt, đậu, ngũ cốc, thịt, trứng, sữa,…
4. Áp dụng các liệu pháp trị liệu, tập thể dục để kiểm soát lo lắng – thư giãn tinh thần và giảm run tay như: yoga, châm cứu,… hay tập những bài tập đơn giản (bóp quả bóng trong lòng bàn tay 5 giây, sau thả ra thư giãn bàn tay và tiếp tục thực hiện nhiều lần sau mỗi 10 phút),….
5. Cai hay bỏ rượu: run tay là dấu hiệu đầu tiên. Nếu bệnh nhân không quá nghiện rượu thì run sẽ hết trong khoảng vài ngày. Còn nếu bệnh nhân uống quá nhiều hay uống trong một thời gian dài thì run tay có thể kéo dài trong một năm hoặc hơn.
6. Tuyến giáp tăng hoạt động: run tay là triệu chứng có thể xảy ra, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để điều chỉnh nồng độ của các hormone tuyến giáp trong máu ở mức phù hợp.
7. Thuốc:
- Thuốc gây ra run tay: salbutamol (điều trị hen), lithium carbonate (điều trị rối loạn lưỡng cực), một số thuốc điều trị: động kinh, ung thư, trầm cảm,…. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi hay giảm liều thuốc.
- Thuốc điều trị run tay:
+ Run vô căn: hai thuốc chính được sử dụng đầu tiên là propranolol (thuốc ức chế thụ thể beta dùng trong bệnh tim) và primidone (dùng trong chống động kinh) đã được chứng minh là có hiệu quả. Ngoài ra, tiêm botox vào trong cơ tại vị trí run cũng có tác dụng giảm run tay nhưng tác dụng phụ là làm yếu cơ nên ít sử dụng. Thông thường tiêm botox dùng cho trường hợp run ở đầu và cổ.
+ Bệnh Parkinson: levodopa, ropinirole, pramipexole, kháng cholinergic,…
8. Phương pháp MRI HIFU: dùng sóng siêu âm hội tụ cưởng độ cao dưới hướng dẫn của cộng hưởng từ để phá hủy một bên đồi thị
9. Phẫu thuật: cân nhắc cho những trường hợp run nặng, kéo dài, không đáp ứng với tất cả các phương pháp điều trị khác. Thalamic deep brain stimulation - DBS (đặt máy kích thích đồi thị) là thủ thuật đặt đầu điện vào một hay cả hai bên đồi thị. Đầu điện này sẽ kết nối với máy tạo kích thích được đặt dưới da trước ngực bệnh nhân. Máy tạo kích thích sẽ phóng xung điện vào đầu điện đến đồi thị.
Phương pháp MRI HIFU và phẫu thuật DBS là rất có hiệu quả trên bệnh nhân run nặng.
Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 27 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Nam khoa, Nội thần kinh, Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh Viện Tâm Thần Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 16 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Khoa: Nội tổng quát, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi