Bệnh run tay chân có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Mạnh. Bố của tôi thời gian gần đây có triệu chứng bị run tay chân nhưng bảo đưa đi khám thì ông lại không chịu. Tôi băn khoăn không biết là bệnh run tay chân này liệu có nguy hiểm không, có thể bị biến chứng không. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi vấn đề này để tôi có phương án điều trị cho bố tôi. Cảm ơn bác sĩ.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Trả lời:
Chào bạn Mạnh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giúp bạn Mạnh giải đáp những thắc mắc của mình, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:
2. Triệu chứng của bệnh run vô căn
3. Bệnh run tay chân có nguy hiểm không
4. Tiên lượng bệnh run tay chân
1. Run tay chân là gì?
Run tay chân có thể là một dấu hiệu hay triệu chứng của một bệnh lý nền hoặc là kết quả của sự hoạt động quá mức một quá trình sinh lý trong cơ thể. Tuy nhiên, run tay chân không phải là một thuật ngữ được dùng để chẩn đoán. Run được định nghĩa là những dao động theo chu kỳ của một phần cơ thể, là kết quả của sự vận động đối nghịch nhau của các nhóm cơ gấp và duỗi, mà xảy ra nhiều nhất là ở hai tay hoặc hai chân.
Loại run giật thường gặp nhất là run vô căn. Tình trạng này trước đây còn gọi là run giật lành tính hay run giật có tính gia đình. Hiện nay, thuật ngữ “lành tính” không còn chính xác nữa, vì dù đa phần những người mắc phải thường không để lại di chứng, nhưng trong một số trường hợp, run giật có thể gây ra nhiều trở ngại cho bệnh nhân, và đôi khi còn có thể dẫn đến tàn tật.
Để biết được những nguyên nhân gây ra bệnh run chân tay, bạn có thể xem tại Nguyên nhân run chân tay.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh run vô căn
Dịch tễ
- Run vô căn được ghi nhận ở khoảng 0.4 – 6% dân số.
- Nam và nữ có nguy cơ mắc phải như nhau.
- Khoảng 50% các trường hợp run vô căn có liên quan đến yếu tố di truyền theo nhiễm sắc thể trội.
- Run vô căn có tính gia đình thường khởi phát từ lúc bệnh nhân còn nhỏ, trong khi những loại run vô căn khác thường khởi phát ở sau tuổi 40.
Triệu chứng
Triệu chứng của run giật vô căn:
- Khởi phát từ từ, thường chỉ từ một bên cơ thể
- Nặng hơn khi cử động
- Thường khởi phát đầu tiên ở tay, ở cả hai tay hay chỉ một tay duy nhất
- Thường kèm với hiện tượng co giật kiểu gật hay lắc đầu
- Có thể nặng thêm bởi các stress về cảm xúc, tình trạng mệt mỏi, caffeine hoặc nhiệt độ quá cao hay quá lạnh
Parkinson cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng run chân tay. Tuy nhiên, run tay chân vô căn khác với run tay chân do bệnh Parkinson. Trước tiên, bạn cần phải biết được những Triệu chứng của bệnh Parkinson đã.
Những điểm khác biệt giữa run giật vô căn và run giật do bệnh Parkinson:
- Về thời gian của cơn run giật: Run tay vô căn thường xảy ra khi bạn cố gắng sử dụng tay mình để hoạt động. Run giật tay do bệnh Parkinson có thể hiện diện ngay cả khi tay bạn đang nghỉ ngơi, không hoạt động.
- Những triệu chứng đi kèm: Run giật vô căn thường không gây thêm các tình trạng bệnh lý khác. Còn ở bệnh Parkinson, bệnh nhân còn có các biểu hiện như: còng lưng như lưng tôm, di chuyển hạn chế, dáng đi ngả nghiêng. Tuy nhiên, một số người mắc phải run giật vô căn cũng có thể có thêm một số triệu chứng thần kinh khác đi kèm, như mất thăng bằng về tư thế.
- Các phần của cơ thể bị ảnh hưởng: Run vô căn thường diễn ra ở hai tay, ở đầu, hay ảnh hưởng đến giọng nói của bệnh nhân. Bệnh Parkinson cũng thường khởi phát ở tay, và diễn tiến đến hai chân, cằm và các phần khác của cơ thể.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Bệnh run tay chân có nguy hiểm không - biến chứng thường gặp
Mắc dù có nhiều điểm khác biệt giữa 2 loại run giật thường gặp trên lâm sáng là run giật vô căn và bệnh Parkinson, hiện tượng run giật nói chung có thể gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Từ các hoạt động thể chất cho đến tâm lý xã hội, với một tỉ lệ khá cao trong số những người mắc phải run tay có sự suy giảm chất lượng cuộc sống.
Bên cạnh những khó khăn liên quan đến chức năng vận động tay hay cơ thể, run giật vô căn còn có thể ảnh hưởng đến sự nhận thức hay tâm trạng và tinh thần của các bệnh nhân.
Ngoài ra, rung giật còn có liên quan đến sự gia tăng tỉ lệ tử vong đối với các bệnh nhân lớn tuổi. Một số ít những người mắc phải chứng run giật, đặc biệt là run tay, có thể sẽ dẫn đến tình trạng tàn tật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và tương lai của họ.
Mặc dù run giật vô căn thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của bệnh có thể ngày càng trầm trọng hơn theo thời gian. Nếu run giật diễn tiến nặng hơn, bạn có thể sẽ gặp trở ngại trong một số hoạt động thường ngày, vì dụ như:
- Dễ làm tràn một chiếc cốc hay ly khi đang cầm nắm.
- Ăn uống khó khăn.
- Khó khăn khi mặc quần áo hay khi cạo râu.
- Khó khăn trong việc viết chữ
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Tiên lượng bệnh run tay chân
Run giật vô căn thường được xếp vào nhóm bệnh thoái hóa thần kinh.
Những yếu tố giúp ích cho theo dõi tiển triển và tiên lượng bệnh bao gồm:
- Run không triệu chứng
- Khởi phát run chỉ từ 1 bên của cơ thể
- Độ tuổi của bệnh nhân khi bệnh khởi phát. Nếu run giật khởi phát từ trước năm 40 tuổi, thì khả năng tiến triển của bệnh càng thấp.
Theo thống kê, mức độ trầm trọng của bệnh qua các năm ngày càng gia tăng so với mức ban đầu là khoảng từ 3.1% đến 5.3%.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh run giật vô căn, và vẫn chưa có thuốc giúp làm chậm tiến triển của bệnh. Hiệu quả của thuốc điều trị triệu chứng giảm tỉ lệ thuận với tiên lượng sống còn trong bệnh run giật vô căn.
Run giật sinh lý thường không có tiến triển nặng thêm và có tiên lượng tốt nếu nguyên nhân sinh bệnh được điều trị hiệu quả và triệt để.
Run giật thứ phát do bệnh từ hệ thần kinh trung ương được tiên lượng dựa theo bệnh cảnh nguyên phát đó.
Run giật do thuốc thường sẽ khỏi hẳn nếu bệnh nhân ngưng sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây run giật tay chân hay cơ thể. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã dùng các loại thuốc này trong một thời gian khá lâu, họ có thể vẫn sẽ còn triệu chứng run giật một thời gian sau khi đã ngưng thuốc.
Để điều trị bệnh run tay chân, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi