13 biểu hiện nhận biết nhanh bệnh rối loạn thần kinh thực vật

13 biểu hiện nhận biết nhanh bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Mặc dù các biểu hiện của bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở mỗi người là không giống nhau nhưng vẫn có những đặc điểm chung giúp nhận biết được bệnh. 

Những thông tin mà bạn có thể tham khảo trong bài viết:

  1. Tổng quan về hệ thần kinh
  2. Biểu hiện của bệnh rối loạn thần kinh thực vật
  3. Khi nào cần đi khám bác sĩ

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Tổng quan về hệ thần kinh

Tất cả hoạt động của cơ thể đều được chi phối bởi hệ thần kinh. Hệ thần kinh bao gồm 2 thành phẩn: thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Hệ thần kinh trung ương được chia thành 2 hệ với 2 chức năng khác nhau nhưng  phối hợp chặt chẽ với nhau. Hai hệ này hoạt động dưới sự chỉ huy của vỏ não đến các cơ quan khác trong cơ thể người.

- Hệ thần kinh động vật: là hệ thần kinh có chức năng tiếp nhận thông tin và chi phối những hoạt động theo ý muốn của con  người như đi lại, nói năng, ăn uống…

- Hệ thần kinh thực vật (systema nervosum vegetativum) là hệ thần kinh có chức năng chi phối những hoạt động tự động của cơ thể như: tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết, sinh sản, nội tiết, dinh dưỡng…

Hệ thần kinh thực vật lại được chia ra làm hai hệ có tác dụng đối lập nhau:

- Hệ giao cảm: tăng cường chức năng tự động như tăng nhịp tim, thở nhanh, đi tiểu nhiều lần, tăng tiết mồ hôi,…

- Hệ phó giao cảm: giảm những chức năng tự động như giảm nhịp tim, thở chậm, giảm tiểu tiện...

Hai hệ giao cảm và phó giao cảm luôn được điều hòa nhằm duy trì và điều khiển những hoạt động tự động của cơ thể. Khi có sự mất cân bằng giữa 2 hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm khiến cơ thể có các biểu hiện không tự chủ được, thường biểu hiện bằng các dấu hiệu của cường giao cảm, được gọi là rối loạn thần kinh chức năng (hay rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn thần kinh tim,...).

Để hiểu được đầy đủ các thông tin về bệnh rối loạn thần kinh thực vật, bạn có thể xem tại bài viết Rối loạn thần kinh thực vật là gì.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Theo các bác sĩ Hello Doctor, các triệu chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật có sự khác nhau giữa các cá thể. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Mệt mỏi: Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, nghỉ ngơi hợp lý không hết mà có xu hướng kéo dài khá lâu, ngay cả sau khi ngủ. Xem thêm thông tin về triệu chứng này Tại đây.
  • Đau ngực: Người bệnh có thể bị đau nhói ngực từng cơn hoặc đau âm ỉ mạn tính, tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Xem thêm thông tin về triệu chứng này Tại đây.
  • Tim mạch: Tim đập nhanh, người bệnh có thể cảm nhận được hồi hộp, tim đập loạn xạ và “thình thịch” trong lồng ngực, hiện tượng này gọi là đánh trống ngực, mất khả năng thay đổi nhịp tim khi tập thể dục, hay không gắng sức được. Triệu chứng này khá thường gặp ở những bệnh nhân rối loạn thần kinh chức năng. Do vậy, rối lạn thần kinh chức năng còn được gọi là rối loạn thần kinh tim;
  • Huyết áp: Hạ huyết áp tư thế. Huyết áp khi đứng bị hạ so với khi nằm. Nguyên nhân là do áp lực máu giảm đáng kể khi bạn đứng lên, gây hoa mắt, ngất và tim đập nhanh;
  • Hô hấp: Người bệnh có cảm giác muốn hít thở nhanh và liên tục, cảm giác hụt hơi giống như một người bình thường sau khi đã nhịn thở trong một thời gian dài hết mức có thể hoặc một người cảm thấy khó thở, khó tiếp nhận oxy;
  • Tiêu hóa: Khó tiêu hóa, như ăn mất ngon, tiêu chảy, táo bón, hay nuốt khó;
  • Sinh dục: Giảm tình dục, di tinh ở nam giới, mất ham muốn, rối loạn cương dương, âm đạo khô, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới;
  • Tiết niệu: tiểu khó, tiểu dắt, tiểu không hết bãi, nếu như tình trạng này kéo dài không được điều trị có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Thân nhiệt: tăng hoặc giảm nhẹ, hoặc không đều ở các vùng khác nhau trên cơ thể. Như mặt bốc nóng, chân lạnh, tay chân mùa đông thì lạnh buốt, mùa hè thì nóng hoặc cảm giác sốt nhẹ về chiều, chân tay lạnh hoặc nóng, Có những cơn nóng bừng người hoặc nóng dọc theo xương sống, hay lạnh toát …;
  • Mỏi cơ, mỏi chân tay: theo hướng mất trương lực cơ, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, xuất hiện thành cơn và về chiều;
  • Cứng tay, run tay làm người bệnh khó viết, khó cầm nắm;
  • Tăng tiết mồ hôi: nhất là lòng bàn tay, bàn chân, có cơn vã mồ hôi. Xem thêm thông tin về triệu chứng này Tại đây.
  • Rối loạn cảm xúc: hay cáu gắt, lo lắng quá mức, mất ngủ, khó tập trung.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh chức năng

Triệu chứng cận lâm sàng:

  • Điện não đồ (EEG): thường thấy giảm biên độ và chỉ số nhịp alpha (α ), trong khi đó lại tăng chỉ số nhịp betha (β). Điện não đồ là một trạng thái kích thích.
  • Các xét nghiệm máu: sinh hóa, công thức máu hầu hết đều cho kết quả bình thường.

3. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, bạn nên đi khám để phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, bạn có thể theo dõi chúng, nếu cảm thấy các triệu chứng trên kéo dài, đã thực hiện phương pháp nghỉ ngơi thư giãn mà không hồi phục, bệnh hay tái phát thì nên đến phòng khám chuyên khoa để được tư vấn, xét nghiệm và tim cách điều trị.

Các triệu chứng của rối loạn thần kinh chức năng có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan mà phải tìm đến bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp. Bản chất của bệnh  là rối loạn chất dẫn truyền thần kinh của não bộ. Khi được điều chỉnh các chất sinh hoá não trở về bình thường thì những triệu chứng của bệnh sẽ ổn định. Thông thường, nếu phát hiện sớm và có cách chữa bệnh thích hợp thì các triệu chứng có thể hoàn toàn biến mất và không hề tái phát sau đó.

Việc tìm ra nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật và điều trị theo nguyên nhân là chìa khoá để chữa khỏi được bệnh. Ví dụ, nếu nguyên nhân cơ bản là bệnh tiểu đường, thì việc kiểm soát đường trong máu sẽ là phương pháp điều trị chính. Trong một số trường hợp, điều trị bệnh tiềm ẩn có thể cho phép các dây thần kinh bị hư hỏng tự sửa chữa và tái tạo. Các phương pháp điều trị khác nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày và giảm các triệu chứng cụ thể thông qua các loại thuốc và thay đổi lối sống. Sự kết hợp của các phương pháp có thể đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn.

Trích "Cách chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật" - Bác sĩ Đàm Văn Đức



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Rối loạn thần kinh thực vật

Cảnh giác với 7 tác hại của bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Khi bị rối loạn thần kinh thực vật, nó gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Các chuyên gia Hello Doctor khuyên bạn nên cảnh giác với 7...
Hỏi đáp: Bệnh rối loạn thần kinh thực vật có chữa được không?
Chào bác sĩ Hello Doctor, mẹ tôi bị bệnh rôí loạn thần kinh thực vật đã hơn 1 năm nay, chữa trị nhiều nơi nhưng không thấy khỏi. Xin hỏi bác sĩ...
Lợi ích của các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập luyện có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật và tránh được những biến...
Vì sao bệnh rối loạn thần kinh thực vật gây khó thở?
Chào bác sĩ Hello Doctor, tôi có người em bị rối loạn thần kinh thực vật và thường xuyên bị khó thở. Xin hỏi bác sĩ vì sao rối loạn...
Vì sao bệnh rối loạn thần kinh thực vật gây mất ngủ?
Mất ngủ là một triệu chứng rất thường gặp ở những người rối loạn hệ thần kinh thực vật và cũng thường xảy ra ở 30% đến 50% dân số. Các chuyên gia của Hello Doctor...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Anh Huy

    Tôi thất mình có đến 7/13 dấu hiệu của bệnh. Cảm ơn bác sĩ đã cung cấp thông tin. Tôi sẽ thử đi khám để xem có phải mình đang mắc bệnh hay không.

    12/11/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung