Mồ hôi tay - chân, tăng tiết mồ hôi, Hyperhydrosis
Đổ mồ hôi tay chân hay tăng tiết mồ hôi tay chân (Hyperhydrosis) là tình trạng mồ hôi nhiều bất thường không nhất thiết liên quan đến nhiệt độ hoặc do vận động cường độ cao như tập thể dục, thể thao. Mồ hôi có thể ướt quần áo hoặc tay chân.
Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nó khiến người bệnh cảm thấy không tự tin, mồ hôi ra quá nhiều có thể gây ra những mùi hôi khó chịu trên cơ thể bạn, hạn chế trong việc chọn lựa nghề nghiệp, người bệnh có thể bị ức chế tâm lý, dễ nóng nảy. Đôi khi đổ mồ hôi quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một căn bệnh khác nghiêm trọng hơn. Để đề phòng hãy liên hệ đến bác sĩ chuyên khoa tư vấn qua điện thoại theo số 1900 1246
1.Triệu chứng của bệnh đổ nhiều mồ hôi
2. Tác hại của bệnh đổ nhiều mồ hôi
3. Nguyên nhân gây ra bệnh đổ nhiều mồ hôi
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
==
Bệnh thường được điều trị bằng thuốc kê toa cho từng vùng bị ảnh hưởng như tay, chân hoặc thân thể. Bệnh hiếm khi tìm được nguyên nhân và điều trị. Các trường hợp đổ mồ hôi kéo dài, bạn sẽ cần đến các phương pháp điều trị và thuốc khác nhau. Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật hoặc để loại bỏ các tuyến mồ hôi hoặc để ngắt các dây thần kinh chịu trách nhiệm sản xuất quá nhiều mồ hôi.
1. Triệu chứng, biểu hiện của bệnh đổ mồ hôi tiên phát
Đổ mồ hôi tay: Tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay, gây khó chịu nhất trong các vùng đổ mồ hôi, vì bàn tay được sử dụng trong giao tiếp về mặt xã hội và nghề nghiệp nhiều hơn những vùng khác trên cơ thể. Tăng tiết mồ hôi quá mức ở bàn tay gây hạn chế trong chọn lựa nghề nghiệp. Những bệnh nhân có đổ mồ hôi tay thường ngại tiếp xúc với người khác. Bệnh nhân cảm thấy bàn tay mình ẩm ướt, mát hoặc lạnh cả ngày. Trong một số trường hợp bệnh nhân còn thấy tay mình đổi màu sắc từ xanh qua màu tím.
Đổ mồ hôi nách gây ướt và làm bẩn áo: Ở những bệnh nhân có nách nặng mùi sẽ gây nên những ức chế về tam lý và tâm thần, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh nhân thuộc khu vực châu Á chiếm đa số, nhiều hơn các khu vực khác.
Đổ mồ hôi ở đầu và mặt: thường đi kèm triệu chứng đỏ rần ở mặt, bệnh nhân cảm giác bối rối và tự ti.
Đổ mồ hôi ở lòng bàn chân: đổ mồ hôi quá nhiều ở lòng bàn chân và có thể kết hợp với tăng tiết mồ hôi ở những vùng khác ở cơ thể gây ra cảm giác khó chịu, gây hôi chân.
Đổ mồ hôi ở thân và đùi: ít gặp có thể kết hợp với tăng tiết mồ hôi ở những vùng khác của cơ thể.
Bệnh nhân có thể đổ mồ hôi từng đợt hoặc liên tục. Tăng tiết mồ hôi không có triệu chứng báo trước, ngay cả khi hoạt động mạnh, thể dục thể thao cường độ cao cũng không ra nhiều mồ hôi hơn. Trong cuộc sống, stress, nhiệt độ, độ ẩm cao cũng là những yếu tố quan trọng gây tăng tiết mồ hôi. Tình trạng đổ mồ hôi thường cải thiện trong những tháng trời mát và lạnh, tăng nhiều hơn trong những tháng ấm và nóng. Tình trạng bệnh thường ngưng lại trong khi ngủ. Theo thống kê, khoảng 25% bệnh nhân đổ mồ hôi có người thân trong gia đình có triệu chứng tương tự.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Bạn cần gặp bác sĩ khi nào?
Đôi khi đổ mồ hôi quá nhiều là một dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng. Bạn cần đến bác sĩ hoặc các cơ sở y tế ngay lập tức nếu bạn đổ mồ hôi nhiều kèm theo một hoặc nhiều điều sau đây:
- Nóng lạnh
- Đầu óc quay cuồng, lâng lâng
- Tức ngực
- Buồn nôn
- Nhiệt độ cơ thể trên 40 C
Hãy đi khám bác sĩ nếu:
- Mồ hôi làm gián đoạn thói quen hàng ngày của bạn
- Bạn đột nhiên bắt đầu đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường
- Bạn đổ mồ hôi ban đêm mà không có nguyên nhân rõ ràng
2. Tác hại của bệnh đổ mồ hôi tay - chân
Đổ mồ hôi tay, chân tuy không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, nhưng nó gây ra những ảnh hưởng lớn đến đời sống của người bệnh:
- Đổ mồ hôi nhiều khiến cho người bệnh không tự tin, bối rối khi tiếp xúc với người khác, mồ hôi ra quá nhiều có thể gây ra những mùi hôi khó chịu trên cơ thể bạn, làm cho việc giao tiếp của người bệnh bị hạn chế rất nhiều.
- Mồ hôi tay, chân ra quá nhiều khiến cho người bệnh gặp nhiều hạn chế trong việc chọn lựa nghề nghiệp.
- Mồ hôi ra quá nhiều khiến cho người bệnh bị ức chế tâm lý, dễ nóng nảy và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày cũng như trong công việc
- Trong trường hợp đổ mồ hôi quá nhiều, rất có thể nó báo hiệu rằng bạn đang mắc bệnh nghiêm trọng.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
3. Nguyên nhân gây ra bệnh đổ mồ hôi tay chân
Nguyên nhân chia thành tiên phát hay thứ phát
Các vùng đổ mồ hôi trên cơ thể: đầu, mặt, lòng bàn tay, nách, thân và lòng bàn chân.
Đổ mồ hôi tiên phát không rõ nguyên nhân: Thường gặp hơn đổ mồ hôi thứ phát và chủ yếu khu trú ở lòng bàn tay, nách, đầu, mặt và lòng bàn chân. Bệnh bắt đầu từ lúc nhỏ hay giai đoạn trước dậy thì, triệu chứng nặng nề hơn trong giai đoạn dậy thì và kéo dài trong suốt cuộc đời. Ngoài ra, các rối loạn về tâm và thần kinh cũng gây đổ mồ hôi tay.
Đổ mồ hôi thứ phát: Thường gây đổ mồ hôi toàn cơ thể. Một số nguyên nhân gây đổ mồ hôi thứ phát như:
- Cường giáp
- Bệnh tiểu đường
- Mãn kinh
- Hạ đường huyết
- Rối loạn hệ thần kinh
- Một số loại ung thư
- Đau tim
- Bệnh truyền nhiễm
4. Cách thức điều trị bệnh đổ mồ hôi tay chân
Đổ mồ hôi thứ phát được điều trị bằng cách điều trị các nguyên nhân gây đổ mồ hôi. Nếu bệnh nhân đang được điều trị bằng hormone thì nên điều trị bằng thuốc kháng có thể làm giảm các cơn đổ mồ hôi.
Những bệnh nhân tăng tiết mồ hôi tiên phát hay thứ phát từ vừa đến nặng kéo dài không suy giảm, có thể dùng các phương pháp điều trị khác có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:
- Dùng thuốc chống tiết mồ hôi
- Phương pháp điện ly
- Phẫu thuật trị chứng ra mồ hôi tay chân thông qua cắt mạch giao cảm
- Điện phân: Sử dụng nếu điều trị với các thuốc kháng mồ hôi không hiệu quả. Điện phân được sử ddụng để điều trị đổ mồ hôi lòng bàn tay, lòng bàn chân. Dòng điện cường độ thấp (15-18 mA) được áp vào lòng bàn tay và lòng bàn chân nhúng trong dung dịch điện giải. Được lập đi lập lại nhiều lần khởi đầu là mỗi lần 20 phút nhiều lần trong một tuần, dần dần cách khoảng 1-2 tuần. Kết quả thì không hằng định khoảng 70% bệnh nhân đổ mồ hôi nhẹ đến vừa có kết quả tốt, một số bệnh nhân cho rằng phương pháp tốn thời gian, không hiệu quả và đắc tiền. Phương pháp này áp dụng rất khó trong trường hợp đổ mồ hôi ở nách, và không thể được sử dụng trong trường hợp đổ mồ hôi lan tỏa ở thân hay ở đùi. Các hiệu ứng phụ bao gồm bỏng, điện giựt, khó chịu, tê rần, kích thích da (nổi mẩn đỏ hay bóng nước). Tăng tiết mồ hôi xuất hiện ngay sau khi ngưng điều trị.
- Điều trị nội khoa: Không có phương pháp điều trị nội khoa đặc hiệu cho chứng đổ mồ hôi. Các thuốc thường được sử dụng là thuốc an thần hay các thuốc theo kê toa chống co thắt. Có rất nhiều phản ứng phụ như khô miệng, khả năng điều tiết của mắt giảm, và nhiều phản ứng phụ khác. Điều trị nội khoa thường không được khuyến cáo, để đạt được hiệu quả điều trị cần phải dùng liều cao thì bệnh nhân không dung nạp được.
- Chích độc tố chỉ định
- Thôi miên: Một số bệnh nhân được sử dụng thôi miên để điều trị chứng đổ mồ hôi ở tay, tuy nhiên kết quả không mấy khả quan
- Liệu pháp Laser: Một số bệnh nhân tuyệt vọng điều trị thử phương pháp này. Phương pháp chiếu tia laser trực tiếp vào lòng bàn tay gây phỏng độ 3 nhưng không làm cải thiện chứng đổ mồ hôi.
- Xạ trị: Xạ trị liều cao dễ điều trị đổ mồ hôi nách. Phương pháp có thể gây viêm da nặng nề và co kéo da vùng nách
- Liệu pháp tâm lý: Có hiệu quả giới hạn trong phần lớn bệnh nhân, các vấn đề về tâm lí thường thường được phát sinh như là hậu quả của chứng đổ mồ hôi chứ không phải là nguyên nhân. Điều trị về tâm thần hay dược lí tâm thần có thể cải thiện được tình trạng đổ mồ hôi tay nhưng chắc chắn là sẽ không điều trị hết bệnh đổ mồ hôi
- Các phương pháp điều trị khác: Các loại thuốc, vi lượng đồng cân liệu pháp, xoa bóp, châm cứu, thuốc Đông y không giúp cải thiện bệnh
- Cắt bỏ tuyến mồ hôi nách: Cắt bỏ tuyến mồ hôi nách và chỉnh hình da dạng chữ Z. Sẹo phì đại và co rút có thể xảy ra và gây hạn chế cử động của vai
- Phẫu thuật nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm: Đây là phương pháp lựa chọn cho những trường hợp đổ mồ hôi nặng chỉ được sử dụng trong những trường hợp đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, mặt và nách. Phương pháp sử dụng dòng điện hay dao để cắt các đường dẫn truyền xung động thần kinh đến các tuyến mồ hôi ở những vùng vừa kể trên. Các hạch giao cảm là những chỗ nối thần kinh đến các tuyến mồ hôi ở lòng bàn tay, nách và vùng đầu cổ nằm dọc theo 2 bên cột sống trong lồng ngực. Trong quá khứ người ta phải cắt bỏ một xương sườn để thực hiện phẫu thuật này. Ngày nay nhờ có phương tiện phẫu thuật nội soi các phẫu thuật viên chỉ cần 2 đường rạch nhỏ từ 3-5 mm ở 2 bên thành ngực là có thể tiến hành phẫu thuật.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
5. Phòng chống và các gợi ý tốt khi bạn mắc tăng tiết mồ hôi
Các gợi ý giúp bạn đối phó với mồ hôi và mùi cơ thể:
- Sử dụng thuốc: Thuốc chống trầm cảm không chứa mẫu có chứa các hợp chất dựa trên nhôm tạm thời ngăn chặn lỗ mồ hôi. Điều này làm giảm lượng mồ hôi tiết ra ngoài da của bạn.
- Tắm mỗi ngày: Thường xuyên tắm sẽ giúp giữ được số lượng vi khuẩn trên da bạn trong phạm vi cho phép, đồng thời nhớ lau khô kỹ lưỡng, đặc biệt là giữa các ngón chân và dưới cánh tay.
- Chọn giày và tất (vớ) làm từ vật liệu tự nhiên: Giày dép làm bằng chất liệu tự nhiên, chẳng hạn như da, có thể giúp ngăn mồ hôi chân bằng cách cho phép chân thông thoáng hơn. Khi bạn hoạt động cường độ cao, nên chọn các loại tất thể thao chống ẩm sẽ tốt hơn.
- Thay đổi giày của bạn: Giày sẽ không khô hoàn toàn qua đêm, vì vậy hãy cố gắng không đeo cùng một đôi trong hai ngày liên tiếp.
- Thay tất của bạn thường xuyên: Thay đổi tất một hoặc hai lần một ngày, làm khô bàn chân của bạn triệt để trước khi xỏ tất mới. Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc khử mồ hôi và mùi không cần toa để giúp hấp thụ mồ hôi. Chú ý tham khảo kỹ lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên viên y tế trước khi mua.
- Giữ chân thông thoáng: Đi chân đất khi bạn có thể, hoặc ít nhất là trượt ra khỏi đôi giày của bạn bây giờ và sau đó.
- Chọn quần áo phù hợp với hoạt động của bạn: Nói chung, nên mặc các loại vải tự nhiên, như bông, len và lụa, cho phép da bạn thoáng hơn. Khi bạn tập thể dục, bạn nên dùng các loại vải được thiết kế để làm giảm độ ẩm của da.
- Hãy thử các kỹ thuật thư giãn: Xem xét các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền... giúp ban học cách kiểm soát stress gây ra mồ hôi.
Thông tin hữu ích cho bạn:
Để điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi, bạn có thể liên hệ đặt khám với bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi