Đổ mồ hôi tay chân là bệnh gì? Cách giảm mồ hôi tay chân

Đổ mồ hôi tay chân là bệnh gì? Cách giảm mồ hôi tay chân

Đổ mồ hôi tay chân là tình trạng đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường ở tay chân dù bạn không vận động mạnh hay thời tiết nắng nóng. Tình trạng này gây ra nhiều bất lợi đối với người bệnh. Vậy phải làm sao để giảm tình trạng đổ mồ hôi tay chân? Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể theo dõi trong bài viết dưới đây.

Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nó khiến người bệnh cảm thấy không tự tin, mồ hôi ra quá nhiều có thể gây ra những mùi hôi khó chịu trên cơ thể bạn, hạn chế trong việc chọn lựa nghề nghiệp, người bệnh có thể bị ức chế tâm lý, dễ nóng nảy. Đôi khi đổ mồ hôi quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một căn bệnh khác nghiêm trọng hơn. Để đề phòng hãy liên hệ đến bác sĩ chuyên khoa tư vấn qua điện thoại theo số 1900 1246

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

Đổ mồ hôi tay chân nhiều là bệnh gì?

Đổ mồ hôi nhiều là tình trạng đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Tình trạng này không do thời tiết nóng hoặc do luyện tập thể thao gây ra. Bạn có thể đổ mồ hôi nhiều tới mức làm ướt sũng áo hoặc tay chân như vừa nhúng vào nước.

Ngoài việc gây trở ngại khi thực hiện các hoạt động thường ngày, đổ mồ hôi nhiều còn có thể làm bạn cảm thấy lo âu và ngại ngùng trước đám đông. Bệnh thường bắt đầu từ lúc nhỏ, làm bạn đổ mồ hôi nhiều ở tay chân hoặc khi đã trưởng thành gây đổ mồ hôi nhiều ở vùng nách. Nếu không điều trị, tình trạng này sẽ có thể kéo dài cả đời. 

Như đã nói ở trên, đổ mồ hôi có thể làm người mắc bệnh cảm thấy xấu hổ vì lượng mồ hôi này sẽ làm ố quần áo, phá hỏng khoảnh khắc lãng mạn và các mối quan hệ làm ăn cũng như các mối quan hệ xã hội khác. Trong một số ca bệnh nặng, người bệnh khó có thể cầm viết, lái xe, thậm chí rất ngại bắt tay.

Đổ mồ hôi tay chân là một trường hợp của bệnh tăng tiết mồ hôi. Để hiểu rõ hơn về bệnh tăng tiết mồ hôi, bạn có thể tham khảo trong Bệnh tăng tiết mồ hôi.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi tay chân nhiều

Cơ thể con người có cơ chế điều hòa nhiệt độ thông qua việc đổ mồ hôi. Hệ thần kinh sẽ tự động kích hoạt tuyến mồ hôi khi nhiệt độ cơ thể tăng lên để thải bớt nhiệt ra môi trường ngoài. Ngoài ra, khi bạn căng thẳng thì bạn cũng bị đổ mồ hôi, nhất là đổ mồ hôi tay.

Có 2 dạng bệnh lí đổ mồ hôi nhiều là:

  • Đổ mồ hôi nguyên phát gây đổ mồ hôi nhiều ở tay, nách, mặt và bàn chân mà không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Đổ mồ hôi thứ phát gây đổ mồ hôi khắp cơ thể hoặc ở một vùng cơ thể, gây ra do một bệnh lí nào đó hoặc do thuốc.

Đổ mồ hôi nguyên phát

Những người mắc kiểu bệnh này thường do tuyến mồ hôi nước gây ra. Những tuyến này chiếm khoảng 2 – 4 triệu tuyến mồ hôi khắp cơ thể, phân bố chủ yếu ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, mặt và nách. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, khi bạn di chuyển hoặc khi bạn căng thẳng, hồi hộp hay do hormone, các tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương sẽ kích thích các tuyến mồ hôi này hoạt động. Nếu kích thích quá nhiều sẽ dẫn tới tuyến hoạt động quá nhiều, gây đổ mồ hôi quá mức.

Các bác sĩ hiện nay vẫn chưa hiểu được tại sao người ta lại bị đổ mồ hôi nguyên phát, mặc dù kiểu bệnh này có xu hướng di truyền trong gia đình. Nhiều người than phiền với bác sĩ họ đã bị đổ mồ hôi nhiều từ khi còn nhỏ.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Đổ mồ hôi thứ phát

Đổ mồ hôi thứ phát khác với đổ mồ hôi nguyên phát ở chỗ nó có xu hướng xảy ra khắp cả người hoặc ở một vùng nào đó của cơ thể. Kiểu bệnh này thường gây đổ mồ hôi khi ngủ. Nguyên nhân gây bệnh là do một bệnh lí toàn thân hoặc do dùng một loại thuốc nào đó.

Các bệnh có thể gây đổ mồ hôi thứ phát là:

  • Có thai
  • Đái tháo đường hoặc hạ đường huyết
  • Các bệnh lí tuyến giáp
  • Mãn kinh
  • Béo phì
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Gút
  • Một vài loại ung thư
  • Các rối loạn của hệ thần kinh trung ương

Nên làm gì khi đổ mồ hôi tay chân nhiều?

Bạn nên đi khám bệnh để tìm ra nguyên nhân gây ra chứng đổ mồ hôi nhiều của mình. Nếu kiểu bệnh của bạn là đổ mồ hôi thứ phát, bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân chính gây đổ mồ hôi trước, sau đó sẽ kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi. Nếu như không tìm được nguyên nhân gây đổ mồ hôi, bác sĩ sẽ tập trung vào việc kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở tay chân và bạn cần phải kết hợp nhiều biện pháp điều trị với nhau để đạt được kết quả tốt nhất.

Các gợi ý dưới đây sẽ phần nào giúp bạn đối phó với chứng đổ mồ hôi nhiều và mùi cơ thể:

- Dùng sản phẩm chống đổ mồ hôi: những sản phẩm này có chứa các các hợp chất của nhôm, có tác dụng bít tắc các lỗ đổ của ống tuyến mồ hôi tạm thời, làm giảm lượng mồ hôi đổ ra trên da

- Tắm mỗi ngày giúp giữ số lượng vi khuẩn trên da ở một số lượng vừa phải. Sau khi tắm phải lau sạch cơ thể, nhất là ở kẽ ngón tay, ngón chân và vùng dưới cánh tay.

- Chọn giày và vớ làm từ các nguyên liệu thiên nhiên: giày làm từ nguyên liệu thiên nhiên như giày da có thể ngăn ngừa đổ mồ hôi do nó có cho phép da chân được “thở”. Khi bạn hoạt động nhiều, các loại vớ hút ẩm là một lựa chọn tốt để giữ cho chân không có mùi hôi.

- Thay vớ thường xuyên 1 hoặc 2 lần/ngày và lau khô chân mỗi lần thay. Bạn có thể dùng vớ bông và bột phấn để hút mồ hôi chân.

- Làm khô thoáng chân của bạn bằng cách đi chân không khi bạn có thể, hoặc ít nhất cởi giày ra khi không cần thiết.

- Chọn quần áo phù hợp với hoạt động: thông thường, mặc quần áo làm từ sợi thiên nhiên như sợi bông, len hay tơ tằm sẽ cho phép da bạn “thở”, tốt nhất là chọn quần áo làm bằng vải bông khi hoạt động trong ngày.

- Tập những bài tập thư giãn như yoga, thiền và phương pháp phản hồi sinh học. Những phương pháp thư giãn này có thể giúp bạn học cách kiểm soát căng thẳng.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Các xét nghiệm sàng lọc tìm ra nguyên nhân gây bệnh

Để biết được chính xác có phải do các nguyên nhân kể trên, cần làm một số xét nghiệm như sau: 

  • Công thức máu
  • Marker biểu hiện tình trạng viêm trong cơ thể: CRP, Procalcitonin
  • Đường huyết
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
  • Phết máu tìm kí sinh trùng sốt rét
  • Các xét nghiệm về lao
  • Test HIV

Điều trị tình trạng ra mồ hôi

Nếu các phương pháp tự thực hiện ở trên không hiệu quả, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc để kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi như:

- Thuốc chống đổ mồ hôi có gốc nhôm clorua. Sản phẩm này có thể gây kích ứng da và mắt. Bạn thoa một lớp thuốc lên vùng da đổ mồ hôi nhiều trước khi đi ngủ, sau đó rửa sạch lại với nước khi thức dậy, nhớ chú ý không được để thuốc dây vào mắt. Nếu da bạn bị kích ứng, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thêm kem chống dị ứng.

- Thuốc chặn xung thần kinh: một vài loại thuốc uống có tác dụng chặn các tín hiệu thần kinh giữa các nơ ron với nhau, người ta lợi dụng cơ chế này để chặn tín hiệu thần kinh dẫn truyền tới các tuyến mồ hôi, làm giảm tình trạng đổ mồ hôi ở một số người. Các tác dụng phụ có thể gặp là khô miệng, nhìn mờ và rối loạn đi tiểu.

- Thuốc chống trầm cảm: một số loại thuốc chống trầm cảm cũng có tác dụng làm giảm lượng mồ hôi tiết ra. Thêm vào đó, thuốc còn giúp giảm lo âu – một trong những nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều.

Trong trường hợp bạn đã thử các gợi ý ở trên và dùng thuốc, nhưng tình trạng đổ mồ hôi vẫn không cải thiện, bác sĩ sẽ lựa chọn một vài thủ thuật khác để kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi như:

- Liệu pháp vi sóng: liệu pháp này dùng một thiết bị để đưa năng lượng vi sóng vào tuyến mồ hôi cần phá hủy và cần thực hiện 2 lần, mỗi lần từ 20 – 30 phút, cách nhau 3 tháng. Các tác dụng phụ có thể gặp khi thực hiện liệu pháp vi sóng là thay đổi cảm giác trên da và một số khó chịu khác. Tuy nhiên, liệu pháp này đắt tiền và chưa được phổ biến rộng rãi.

- Cắt tuyến mồ hôi: nếu tình trạng đổ mồ hôi nhiều chỉ xuất hiện ở vùng nách thì thủ thuật cắt tuyến mồ hôi ở vùng này có thể làm giảm lượng mồ hôi tiết ra. 

- Phẫu thuật thần kinh: trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ cắt, đốt hoặc kẹp các dây thần kinh kiểm soát tuyến mồ hôi ở tay bạn. Trong một số trường hợp, phẫu thuật này có thể gây đổ mồ hôi nhiều hơn ở vùng khác của cơ thể. Thủ thuật này thường không được sử dụng để kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi ở đầu và cổ. Xin lưu ý rằng phẫu thuật này chỉ làm gián đoạn các tín hiệu thần kinh mà không phải cắt dây thần kinh thực vật.

Đổ mồ hôi nhiều là một bệnh gây nhiều phiền toái cho người mắc bệnh. Do đó bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và giải quyết dứt điểm nó để bảo đảm chất lượng cuộc sống của bản thân. Để điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về Mồ hôi tay - chân, tăng tiết mồ hôi, Hyperhydrosis

Phẫu thuật cắt hạch giao cảm có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Minh, 29 tuổi. Tôi bị bệnh tăng tiết mồ hôi nên tay chân lúc nào cũng ra rất nhiều mồ hôi....
Bị đổ mồ hôi tay chân có nên cắt hạch thần kinh giao cảm không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Thành, 28 tuổi. Tôi bị bệnh ra mồ hôi tay, chân từ bé và rất khó chịu về căn bệnh này....
Phẫu thuật điều trị mồi hôi tay - cắt hạch giao cảm
Bệnh tăng tiết mồ hôi tay - chân (Hyperhydrosis) là tình trạng ra nhiều mồ hôi ở tay (chân). Phương pháp phổ biến để điều trị bệnh...
Những dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh tăng tiết mồ hôi
Nếu bạn bị bệnh tăng tiết mồ hôi, bạn có thể sẽ thấy quần áo của mình luôn trong tình trạng ướt đẫm do mồ hôi. Với những dấu hiệu và triệu...
5 phương pháp điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi - ra mồ hôi tay, chân
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi bị bệnh ra mồ hôi tay, chân từ rất lâu rồi. Sau này tìm hiểu thì tôi được biết...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trần Minh Hiếu

    Tôi có một ông em trai cũng hay đổ mồ hôi. Đặc biệt khi ngủ em tôi càng đổ mồ hôi nhiều hơn. Đi khám thì mới biết do ăn nhiều quá nên bị bệnh béo phì. Cho nên dẫn đến đổ mồ hôi. Hiện tại em tôi vẫn đang trong thời gian giảm cân nhưng tôi thấy em ý đã ít đổ mồ hôi hơn trước.

    31/01/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung