5 phương pháp điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi - ra mồ hôi tay, chân

5 phương pháp điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi - ra mồ hôi tay, chân

Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi bị bệnh ra mồ hôi tay, chân từ rất lâu rồi. Sau này tìm hiểu thì tôi được biết đây là bệnh tăng tiết mồ hôi. Căn bệnh này khiến tôi cảm thấy rất ngại trong giao tiếp và sinh hoạt. Vậy xin hỏi bác sĩ có cách nào giúp tôi điều trị căn bệnh này không ạ. Cảm ơn bác sĩ. 

Trả lời: 

Chào bạn Ngọc, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tăng tiết mồ hôi là một căn bệnh mà hiện nay rất nhiều người đang gặp phải. Để trả lời câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

1. Bệnh tăng tiết mồ hôi - ra mồ hôi tay, chân là gì?

2. Dấu hiệu của bệnh tăng tiết mồ hôi

3. Nguyên nhân gây ra bệnh tăng tiết mồ hôi

4. Các phương pháp điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi

5. Bác sĩ điều trị

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

1. Bệnh tăng tiết mồ hôi - ra mồ hôi tay, chân là gì?

Tăng tiết mồ hôi là một rối loạn thường gặp, nó khiến cho người bệnh cảm thấy xấu hổ và không thoải mái. Tăng tiết mồ hôi tự phát thường xảy ra ở người khỏe mạnh. Trong khi đó, tăng tiết mồ hôi thứ phát ít phổ biến hơn. Nguyên nhân gây ra tăng tiết mồ hôi thứ phát có thể do thuốc, một số bệnh hệ thống nghiêm trọng, các bệnh của hệ thần kinh, phẫu thuật vùng mặt và lo âu. 

Trong khi tăng tiết mồ hôi ở vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân có thể khởi phát sớm hơn, thường ở tuổi trưởng thành. Nếu không được điều trị, rối loạn này có thể kéo dài đến suốt đời.

>>>Để có cái nhìn cụ thể và đầy đủ về bệnh tăng tiết mồ hôi, bạn có thể xem tại BỆNH TĂNG TIẾT MỒ HÔI.

Đổ mồ hôi nhiều sẽ làm cho bệnh nhân thấy ngượng ngùng, khiến quần áo bẩn, hôi, cũng như gây cản trở trong công việc và quan hệ xã hội. Tăng tiết mồ hôi có thể dẫn đến hệ quả nghiêm trọng, như gặp khó khăn trong cầm bút, cầm vô-lăng hay bắt tay người khác.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

2. Dấu hiệu của bệnh tăng tiết mồ hôi

Nói chung, dấu hiệu duy nhất là của chứng tăng tiết mồ hôi là sự tăng độ ẩm ở vùng cơ thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng da.

Tuy nhiên, để bạn có cái nhìn rõ hơn về các dấu hiệu cũng như biến chứng có thể gặp phải ở bệnh tăng tiết mộ hôi, bạn có thể tham khảo tại Dấu hiệu bệnh tăng tiết mồ hôi

3. Nguyên nhân gây ra bệnh tăng tiết mồ hôi

Mặc dù các bệnh về hệ thần kinh, rối loạn chuyển hóa hay các bệnh hệ thống khác có thể gây ra tăng tiết mồ hôi, nhưng hầu hết các trường hợp xảy ra ở người khỏe mạnh. Đối với một số người, không khí nóng và cảm xúc có thể khiến mồ hôi được tiết nhiều hơn, nhưng ở những bệnh nhân mắc rối loạn này, họ toát mồ hôi mọi lúc, bất chấp không khí cũng như cảm xúc của bản thân.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

4. Các phương pháp điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi

Bằng việc đánh giá một cách hệ thống các nguyên nhân có thể dẫn đến tăng tiết mồ hôi, sau đó tiếp cận từng bước một cách thận trọng sẽ giúp người bệnh cải thiện cuộc sống. Việc quyết định phương pháp điều trị ban đầu phụ thuộc vào độ nặng và vùng cơ thể bị tăng tiết mồ hôi.

Một số cách điều trị chứng tăng tiết mồ hôi có thể kể đến như sau: 

Nhôm Clorua hexahydrate

Khi các thuốc thông thường không đạt được hiệu quả, hầu hết các bác sĩ đều khuyên dùng nhôm clorua hexahydrate (Drysol, các loại thuốc khác) - một hợp chất của nhôm clorua để điều trị tăng tiết mồ hôi. Sản phẩm này dùng trước khi đi ngủ và sử dụng liên tục từ 7 đến 10 đêm, sau đó duy trì khoảng một lần/tuần. Các muối nhôm trong chế phẩm này đọng lại trong ống dẫn mồ hôi của bệnh nhân và làm bít tắt chúng. Theo thời gian, bệnh tăng tiết mồ hôi có thể thuyên giảm tới mức không cần điều trị thêm nữa. Phương pháp này cho hiệu quả cao đối với những người mắc chứng tăng tiết mồ hôi nhiều ở vùng nách, nhưng ở lòng bàn tay, bàn chân thì không thích hợp.

Tác dụng phụ chủ yếu của nhôm clorua là gây kích ứng, đôi khi có thể khắc phục bằng cách giảm số lần sử dụng hoặc dùng các thuốc chống viêm dạng kem có chứa hydrocortisone.

Điện di ion

Điện di ion đã được giới thiệu cách đây hơn 50 năm để điều trị đổ mồ hôi nhiều. Cơ chế hoạt động chính xác vẫn chưa rõ. Thủ thuật này sử dụng nước để tạo một dòng điện cho da từ đó ngăn ngừa việc tiết mồ hôi. Dòng điện này thường được chạy từ 10-20 phút /lần với 2-3 lần trị liệu/tuần, sau đó là một chương trình điều trị duy trì trong khoảng một đến ba tuần (tùy vào đáp ứng của bệnh nhân). Cách chữa trị bằng điện di ion nghe có vẻ đau đớn nhưng trên thực tế thì không.

Những thiết bị này hoạt động tốt trên lòng bàn tay và lòng bàn chân nhưng có thể được điều chỉnh để sử dụng ở vùng nách. 

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi bằng phương pháp điện di ion

Thuốc uống

Các thuốc kháng cholinergic đường uống như glycopyrrolate (Robinul) có thể khá hiệu quả trong chứng bệnh này, tác dụng phụ có thể có như khô miệng, mất ngủ và giảm thị lực.

Botox

Botulinum toxin (Botox), một chất độc cơ vẫn thường được thấy trên tin tức như một liệu pháp điều trị nếp nhăn. Chất này cũng được sử dụng trong một số lĩnh vực y học như điều trị co thắt cơ và một số dạng nhức đầu. Ứng dụng mới nhất của Botox là để điều trị tăng tiết mồ hôi vùng nách. 

Botox được tiêm vào các mô của nách hoặc bàn tay. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế sự phóng thích acetylcholine - chất hóa học kích hoạt các tuyến mồ hôi. Cách này có thể giúp ngưng tiết mồ hôi trong vòng 6 tháng. Tiêm thuốc có thể gây ra phản ứng khó chịu đối với một số người, nhưng việc sử dụng đầu kim nhỏ có thể giảm bớt tình trạng này.

Thế nhưng tiêm Botox vào lòng bàn tay, lòng bàn chân có thể gây đau, một số trường hợp đòi hỏi phải làm tê liệt các dây thần kinh tạm thời để tiêm thuốc và nguy cơ gây yếu cơ tạm thời.

Điều trị tăng tiết mồ hôi bằng phương pháp tiêm botox

Điều trị bằng vi sóng, laser hay siêu âm

Các kỹ thuật mới này ứng dụng sóng điện từ tạo ra năng lượng phá huỷ các tuyến mồ hôi trong khi không ảnh hưởng đến các mô khác. Hiện tại, chỉ có vùng dưới cánh tay là thích hợp để ứng dụng phương pháp này. 

Trong các nghiên cứu gần đây cho thấy phương pháp này có thể gây sưng và kích ứng tại chỗ cũng như nhiều tác dụng phụ khác. Việc tiết mồ hôi giảm đáng kể sau một thời gian điều trị. Hiệu quả của các phương pháp ứng dụng các tác nhân vật lý để điều trị tại các vùng giải phẫu khác vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Phẫu thuật cắt hạch giao cảm

Bệnh nhân tăng tiết mồ hôi khu trú vùng nách có thể được phẫu thuật cắt bỏ một phần da dưới cánh tay. Cách tiếp cận khác là nạo hút mỡ, mặc dù cách này có thể làm tổn thương các tuyến mồ hôi ở da.

Phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm ngực (ETS): nội soi ngực cắt bỏ các hạch dây thần kinh giao cảm chịu trách nhiệm về việc tiết mồ hôi. Phương pháp phẫu thuật này làm gián đoạn một phần các dây thần kinh điều khiển tuyến mồ hôi trong da. Bác sĩ phẫu thuật sẽ chèn một dụng cụ nội soi đặc biệt vào ngực giữa hai xương sườn ngay dưới nách. Sau đó phổi được làm xẹp để có tầm nhìn tốt và phá huỷ các hạch thần kinh giao cảm.

ETS rất hiệu quả nhưng đồng thời cũng có nhiều rủi ro. Ngay cả với kỹ thuật nội soi mới, các biến chứng của thủ thuật này có thể bao gồm hiện tượng đổ mồ hôi bù ở các vùng da khác cũng như tổn thương ở phổi và thần kinh trong quá trình phẫu thuật. Vì nhiều biến chứng nghiêm trọng và không thể phục hồi, phương pháp này hiếm khi được sử dụng và chỉ tính đến như là phương án cuối cùng.

>>>Tham khảo cụ thể phương pháp cắt hạch giao cảm tại Phẫu thuật cắt hạch giao cảm.

Để điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi, bạn có thể liên hệ đặt khám với bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về Mồ hôi tay - chân, tăng tiết mồ hôi, Hyperhydrosis

Phẫu thuật cắt hạch giao cảm có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Minh, 29 tuổi. Tôi bị bệnh tăng tiết mồ hôi nên tay chân lúc nào cũng ra rất nhiều mồ hôi....
Đổ mồ hôi tay chân là bệnh gì? Cách giảm mồ hôi tay chân
Đổ mồ hôi tay chân là tình trạng đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường ở tay chân dù bạn không vận động mạnh hay thời tiết nắng nóng....
Bị đổ mồ hôi tay chân có nên cắt hạch thần kinh giao cảm không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Thành, 28 tuổi. Tôi bị bệnh ra mồ hôi tay, chân từ bé và rất khó chịu về căn bệnh này....
Phẫu thuật điều trị mồi hôi tay - cắt hạch giao cảm
Bệnh tăng tiết mồ hôi tay - chân (Hyperhydrosis) là tình trạng ra nhiều mồ hôi ở tay (chân). Phương pháp phổ biến để điều trị bệnh...
Những dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh tăng tiết mồ hôi
Nếu bạn bị bệnh tăng tiết mồ hôi, bạn có thể sẽ thấy quần áo của mình luôn trong tình trạng ướt đẫm do mồ hôi. Với những dấu hiệu và triệu...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Phan Thành Long

    Tôi cũng hay bị đổ mồ hôi cả tay lẫn chân. Tôi cảm thấy rất khó chịu, cho nên đã đi khám bác sĩ Bình. Sau một thời gian điều trị tay và chân của tôi không còn bị đổ mồ hôi nữa. Cảm ơn bác sĩ.

    26/01/2018
Vũ Hà Duy (26/01/2018)
Chào bác sĩ, dạo gần đây tôi hay bị đổ mồ hôi tay. Ban đầu thì thấy nó ra ít, nhưng càng ngày nó càng tiết ra nhiều mồ hôi hơn. Bây giờ tay tôi lúc nào cũng ướt sũng. Đến nắm tay bạn gái tôi cũng không dám nắm. Tôi muốn hỏi bác sĩ tôi có phải đang bị bệnh này không ạ.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung