Những dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh tăng tiết mồ hôi

Những dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh tăng tiết mồ hôi

Nếu bạn bị bệnh tăng tiết mồ hôi, bạn có thể sẽ thấy quần áo của mình luôn trong tình trạng ướt đẫm do mồ hôi. Với những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng tiết mồ hôi, bên cạnh việc gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, thì còn có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng và xấu hổ với mọi người xung quanh.

1. Bệnh tăng tiết mồ hôi là gì?

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nhận biết bệnh tăng tiết mồ hôi

3. Nguyên nhân gây ra bệnh tăng tiết mồ hôi

4. Biến chứng của bệnh tăng tiết mồ hôi

5. Biện pháp tự khắc phục

6. Khi nào nên đi gặp bác sĩ

7. Bác sĩ điều trị

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

1. Bệnh tăng tiết mồ hôi là gì?

Tăng tiết mồ hôi là hiện tượng cơ thể tiết ra quá nhiều mô hôi một cách bất thường mà không liên quan đến nhiệt độ môi trường hay tình trạng vận động của cơ tể. 

>>>Để có cái nhìn cụ thể và đầy đủ về bệnh tăng tiết mồ hôi, bạn có thể xem tại BỆNH TĂNG TIẾT MỒ HÔI.

Có nhiều phương pháp để điều trị tăng tiết mồ hôi, bắt đầu bằng việc sử dụng thuốc ức chế tiết mồ hôi. Nếu thuốc ức chế tiết mồ hôi không hiệu quả, bạn có thể sẽ cần đến các loại thuốc và liệu pháp điều trị khác. Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể sẽ đề nghị phương pháp điều trị loại bỏ các tuyến mố hôi tăng tiết hay cắt bỏ các dây thần kinh chi phối chúng. Đôi khi, ta cũng cần phải tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng trên và điều trị nguyên nhân đó.

>>>Hiện nay, phương pháp cắt hạch giao cảm được nhiều người lựa chọn để điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi. Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị này, bạn có thể xem thêm Phẫu thuật điều trị mồ hôi tay, chân.

Bạn cũng có thể liên hệ với bác sĩ ngay để nhận được những hướng dẫn điều trị một cách nhanh chóng về bệnh tăng tiết mồ hôi theo số 1900 1246.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nhận biết bệnh tăng tiết mồ hôi

Đa số chúng ta đổ mồ hôi khi đang luyện tập thể dục hay làm việc gắng sức, ở trong một môi trường nóng bức, hoặc đang trong tình trạng lo âu và căng thẳng. Tuy nhiên, bệnh tăng tiết mồ hôi sẽ khiến cho cơ thể bạn sản xuất ra một lượng mồ hôi nhiều hơn cả thế.

Tăng tiết mồ hôi thường xảy ra ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng da dưới cánh tay hoặc trên mặt, với tần suất khoảng một cơn trên một tuần, trong lúc bạn đang thức giấc. Sự đổ mồ hôi quá mức đó sẽ thường xuất hiện ở cả hai bên của cơ thể.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

3. Nguyên nhân gây ra bệnh tăng tiết mồ hôi

Đổ mồ hôi là cơ chế sinh lý nhằm điều hòa nhiệt độ cho cơ thể. Hệ thần kinh tự chủ sẽ tự động kích hoạt các tuyến tiết mồ hôi khi thân nhiệt tăng. Đổ mồ hôi tay cũng thường xuất hiện, nhất là khi bạn đang căng thẳng, lo lắng.

Dạng tăng tiết mồ hôi thường gặp là tăng tiết mồ hôi nguyên phát. Trong dạng này, các dây thần kinh chi phối hoạt động chế tiết mồ hôi hoạt động quá mức, hể cả khi chúng không được kích thích bởi các hoạt động thể chất hay sự tăng thân nhiệt. Khi bạn quá áp lực hay căng thẳng, bệnh có thể tiến triển nặng hơn. Dạng bệnh này thường được phát hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và đôi lúc có thể xuất hiện ở trên khuôn mặt.

Tăng tiết mồ hôi nguyên phát là dạng bệnh không tìm ra được nguyên nhân. Di truyền có thể là một trong những yếu tố sinh bệnh, vì đôi khi nhiều thành viên trong gia đình có thể cùng mắc phải.

Tăng tiết mồ hôi thứ phát xảy ra khi hiện tượng tăng tiết xảy ra do một căn bệnh khác đang mắc phải. Loại này ít gặp hơn dạng tăng tiết mồ hôi nguyên phát. Triệu chứng đổ mồ hôi toàn thân thường được ghi nhận. Những nguyên nhân có thể dẫn đến tăng tiết mồ hôi thứ phát bao gồm:

  • Đái tháo đường (xem thêm thông tin bệnh đái tháo đường tại đây)
  • Xung nhiệt đột ngột trong giai đoạn mãn kinh
  • Bệnh lý tuyến giáp
  • Hạ đường huyết
  • Một số loại ung thư
  • Cơn đau thắt ngực
  • Bệnh lý hệ thần kinh
  • Nhiễm trùng

Mốt số loại thuốc cũng có thể gây tăng tiết mồ hôi thứ phát, đồng thời sự cai thuốc dạng opioid cũng có thể gây nên bệnh cảnh tương tự.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

4. Biến chứng của bệnh tăng tiết mồ hôi

Biến chứng của tình trạng tăng tiết mồ hôi quá mức bao gồm:

- Nhiễm trùng: Nhưng người đổ quá nhiều mồ hôi sẽ có nguy cơ cao hơn mắc phải nhiễm trùng thứ phát

- Ảnh hưởng về mặt tâm lý và xã hội: Việc có một đôi bàn tay bạn luôn trong trạng thái ẩm ướt, đồng thời phục trang luôn ướt đẫm mồ hôi có thể sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Tình trạng này có thể sẽ để lại ảnh hưởng không tốt cho con đường học vấn cũng như việc làm của bạn.

5. Biện pháp tự khắc phục

Bạn có thể thực hiện theo một số lời khuyên sau đây nhằm khắc phục tình trạng đổ mồ hôi, gây ra mùi cơ thể:

- Sử dụng thuốc ức chế tiết mồ hôi: Thuốc ức chế tiết mồ hôi loại không kê đơn gồm các hợp chất chứa nhôm, có tác dụng ức chế tạm thời sự tiết mồ hôi. Loại sản phẩm này có thể giúp cải thiện sự tăng tiết mồ hôi mức độ nhẹ.

- Sử dụng thuốc làm se: Hãy bôi các loại thuốc làm se loại không kê đơn có chứa acid tannic (Zilactin) lên vùng da bị tăng tiết.

- Tắm mỗi ngày: Việc tắm đều đặn giúp kiểm soát số lượng vi khuẩn trên bề mặt cơ thể. Hãy nhớ lau khô thật kỹ sau khi tắm, đặc biệt là ở giữa kẽ ngón và vùng nách.

- Sử dụng các loại vớ và giày dép chế tạo từ thành phần tự nhiên: Giày dép làm từ nguyên liệu tự nhiên, như lông vũ, có thể giúp ngăn chặn sự tiết mồ hôi ở bàn chân vì cho phép chân bạn được thông thoáng. Nếu bạn phải vận động nhiều, các loại vớ hút ẩm của vận động viên có thể sẽ là một ý kiến hay.

- Thay vớ thường xuyên: Hãy thay vớ mỗi ngày một đến hai lần, và lau khô chân sau mỗi lần thay vớ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại bột hút ẩm bàn chân không kê toa.

- Hãy để hai chân được thông thoáng: Hãy đi chân trần mọi khi có thể, hay ít nhất là tháo giày dép ra mỗi khi có thể.

- Hãy lựa chọn quần áo phù hợp với các hoạt động của mình: Thông thường, mặc các loại vải tự nhiên, như bông, len, và lụa, sẽ giúp cơ thể bạn thông thoáng. Khi bạn vận động, bạn nên sự dụng các loại quần áo chuyên dụng để hút mồ hôi.

- Thực hiện các kỹ thuật thư giãn: Bao gồm yoga, thiền định, liệu pháp phản hồi sinh học. Những kỹ thuật này sẽ giúp bạn kiểm soát stress gây tăng tiết mồ hôi.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

6. Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Đôi khi đổ mồ hôi quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh nghiêm trọng. Hãy tìm đến sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế nếu tình trạng tăng tiết mồ hôi của bạn đi kèm với chóng mặt, lơ mơ, đau ngực hay nôn ói.

Hãy gặp bác sĩ nếu:

  • Sự tiết mồ hôi quá mức gây trở ngại cho bạn trong sinh hoạt hằng ngày
  • Sự tăng tiết mồ hôi khiến bạn cảm thấy khó chịu về mặt tâm lý, hay giao tiếp trong xã hội
  • Bạn đột ngột tăng tiết mồ hôi nhiều hơn thường ngày
  • Bạn có một cơn đổ mồ hôi quá mức mà không biết được nguyên nhân từ đâu

Để điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi, bạn có thể liên hệ đặt khám với bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về Mồ hôi tay - chân, tăng tiết mồ hôi, Hyperhydrosis

Phẫu thuật cắt hạch giao cảm có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Minh, 29 tuổi. Tôi bị bệnh tăng tiết mồ hôi nên tay chân lúc nào cũng ra rất nhiều mồ hôi....
Đổ mồ hôi tay chân là bệnh gì? Cách giảm mồ hôi tay chân
Đổ mồ hôi tay chân là tình trạng đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường ở tay chân dù bạn không vận động mạnh hay thời tiết nắng nóng....
Bị đổ mồ hôi tay chân có nên cắt hạch thần kinh giao cảm không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Thành, 28 tuổi. Tôi bị bệnh ra mồ hôi tay, chân từ bé và rất khó chịu về căn bệnh này....
Phẫu thuật điều trị mồi hôi tay - cắt hạch giao cảm
Bệnh tăng tiết mồ hôi tay - chân (Hyperhydrosis) là tình trạng ra nhiều mồ hôi ở tay (chân). Phương pháp phổ biến để điều trị bệnh...
5 phương pháp điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi - ra mồ hôi tay, chân
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi bị bệnh ra mồ hôi tay, chân từ rất lâu rồi. Sau này tìm hiểu thì tôi được biết...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Vũ Thị Ngọc Hoa

    Ôi, có bị đổ mồ hôi tay chân mới biết được nỗi khổ của bệnh này. Tôi bị bệnh đã lâu rồi và luôn cảm thấy ngại khi giao tiếp, không dám cầm tay ai. Nắm thứ gì trong tay cũng ướt rượt, điện thoại cảm ứng còn không vuốt được nữa.

    26/01/2018
Phan Thành Huy (26/01/2018)
Tôi cũng hay bị đổ mồ hôi tay. Tôi đến khổ sở với căn bệnh này. Tôi thường xuyên phải gặp khách hàng và mỗi lần như vậy tôi không dám bắt tay khách. Tôi nhớ có một lần tôi có bắt tay với khách, vừa bỏ tay ra ông ý nhìn tôi với ánh mắt rất khó chịu. Tôi không thể chịu đựng được tình trạng này thêm được nữa. Tôi muốn hỏi bác sĩ bây giờ tôi muốn đi khám thì phải làm sao ạ.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung