Bị đổ mồ hôi tay chân có nên cắt hạch thần kinh giao cảm không?

Bị đổ mồ hôi tay chân có nên cắt hạch thần kinh giao cảm không?

Chào bác sĩ, tôi tên là Thành, 28 tuổi. Tôi bị bệnh ra mồ hôi tay, chân từ bé và rất khó chịu về căn bệnh này. Tôi có đi khám và bác sĩ bảo tôi bị bệnh tăng tiết mồ hôi và khuyên tôi nên phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm. Xin hỏi bác sĩ là tôi có nên phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm không? Và có biến chứng gì sau phẫu thuật không. Mong bác sĩ hồi đáp. Cảm ơn bác sĩ. 

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

Trả lời:

Chào bạn Thành, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Xin nói rõ luôn với bạn Thành, không có phương pháp nào điều trị nào là hoàn hảo. Bạn cần phải hiểu rõ về phương pháp này cũng những điểm lợi và hại của phương pháp điều trị này và đưa ra quyết định. 

Trước hết, bạn cần hiểu rõ hơn về căn bệnh của mình. Hãy tham khảo bài viết Bệnh ra mồ hôi chân tay. Còn trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu làm rõ hơn về các mặt lợi và hại của phương pháp cắt hạch giao cảm để bạn Thành có thể tham khảo và cân nhắc.

1. Hệ thần kinh giao cảm là gì?

Hệ thống thần kinh thực vật có nhiệm vụ điều hòa nhịp tim, nhịp thở, tiêu hóa, bài tiết, mồ hôi,... và vận hành một cách tự động không theo ý muốn của con người. Hệ thực vật được chia thành 2 nhánh là thần kinh giao cảm và phó giao cảm hoạt động đối lập nhau nhưng luôn duy trì ở thế cân bằng động. Khi một trong hai nhánh bị ức chế thì nhánh còn lại sẽ hoạt động trội lên.

Hệ giao cảm chính là các dây thần kinh bắt nguồn từ trong tủy sống tạo thành hai chuỗi hạch giao cảm nằm dọc hai bên cột sống. Khi hệ thống thần kinh bị kích thích bởi các yếu tố như căng thẳng, stress kéo dài, mắc một số bệnh như cường giáp, đái tháo đường,… sẽ làm cho các chức năng của cơ thể bị rối loạn. Và hiện tượng tăng tiết mồ hôi do cường giao cảm gây nên. Trong đó, hạch thần kinh giao cảm giữ vai trò điều tiết mồ hôi ra bên ngoài. Do vậy, người ta tác động vào những hạch thần kinh này để làm giảm tiết mồ hôi.

Liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn thêm về triệu chứng đổ mồ hôi tay chân 1900 1246

2. Cắt hạch thần kinh giao cảm trị bệnh tăng tiết mồ hôi

Cắt hạch thần kinh giao cảm là phương pháp tốn kém và có thể gây ra nhiều biến chứng. Vì vậy chỉ được coi là giải pháp sau cùng khi các phương pháp điều trị nội khoa và thay đổi lối sống không hiệu quả.

Phẫu thuật cắt hạch giao cảm qua nội soi ngực là phương pháp phẫu thuật nhằm phá hủy 1 phần của thân dây thần kinh giao cảm ở vùng ngực. Phẫu thuật này dùng trong điều trị tăng tiết mồ hôi, chứng đỏ mặt, bệnh Raynaud và rối loạn thần kinh thực vật. Cho đến nay, việc gây khó chịu, than phiền nhiều nhất sau phẫu thuật là đổ mồ hôi tay. Do đó, việc quyết định điều trị bằng phẫu thuật vẫn còn nhiều tranh cãi và mang tính pháp lý.

>>>Xem thêm về phương pháp cắt hạch giao cảm tại đây.

Hiện nay, cắt hạch thần kinh giao cảm bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực (ETS) là một phương pháp điều trị chứng tăng tiết mồ hôi đang được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp nhằm làm khô ráo ở lòng bàn tay và vùng nách trong khi mồ hôi luôn được bài tiết trên toàn cơ thể bạn. 

Ngoài cắt hạch giao cảm thì còn có các phương pháp điều trị khác nữa, bạn có thể tham khảo 5 phương pháp điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi tại Điều trị tăng tiết mồ hôi.

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

Cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật cắt hạch giao cảm?

Chuẩn bị chu đáo cũng như hiểu rõ những gì mà bác sĩ sắp tiến hành sẽ giúp quá trình phẫu thuật diễn ra được thuận lợi hơn, hạn chế nguy cơ xuất hiện biến chứng.

  • Hãy nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc sử dụng bất kỳ một loại thuốc, vitamin hay thảo mộc nào đó. Bởi vì, có một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chất lượng ca phẫu thuật như thuốc chống đông máu aspirin, ibuprofen, warfariin…
  • Nếu bạn đang hút thuốc lá, hãy ngừng thuốc ít nhất trong thời hạn một tuần trước khi phẫu thuật.

Quá trình phẫu thuật cắt hạch giao cảm qua nội soi

Đầu tiên, bác sĩ sẽ gây mê trước khi phẫu thuật để bạn không cảm thấy đau đớn. Sau khi thuốc mê đã ngấm, bác sĩ sẽ bắt đầu quá trình phẫu thuật từng bên cơ thể theo các bước sau đây:

  1. Tạo vết rạch da nhỏ ở vùng nách.
  2. Thông khí làm xẹp phổi để tăng diện tích trong lồng ngực và thuận tiện trong quá trình phẫu thuật.
  3. Đưa thiết bị nội soi có gắn camera nhỏ chèn vào lồng ngực để các bác sĩ quan sát trên màn hình.
  4. Một dụng cụ khác được dùng để cắt bỏ hoặc phá hủy hạch thần kinh giao cảm chi phối cho việc bài tiết mồ hôi ở bàn tay và nách. Thông thường hạch thần kinh bị phá hủy sẽ ở khoang liên sườn số 2, 3 hoặc 4.
  5. Sau khi kết thúc, phổi sẽ được thông khí trở lại.
  6. Khâu liền các vết mổ.
  7. Đặt ống dẫn lưu để loại bỏ dịch trong vòng một ngày sau mổ.
  8. Sau khi thực hiện phẫu thuật tại một bên của cơ thể, bạn có thể tiếp tục tiến hành phẫu thuật tại bên còn lại. Một ca phẫu thuật cắt hạch giao cảm thông thường sẽ mất khoảng thời gian từ 1 – 3 giờ.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Hồi phục sau khi cắt hạch giao cảm

Bạn có thể cần ở lại bệnh viện qua đêm sau khi vừa thực hiện xong ca phẫu thuật. Bạn cũng có thể bị đau tại vết mổ và cần dùng thuốc giảm đau để làm dịu cơn và giảm bớt sự khó chịu.

Liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn thêm 1900 1246

Khi trở về nhà bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Vệ sinh vết mổ hàng ngày, thay băng thường xuyên.
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh bó chặt vết mổ.
  • Tránh ngâm mình trong bồn tắm trong vòng 2 tuần đầu sau phẫu thuật.
  • Tránh bơi lội trong khoảng 2 tuần.
  • Nếu không có điều gì bất thường xảy ra, bạn nên đặt lịch tái khám khoảng 2 tuần sau đó để kiểm tra vết mổ cũng như đánh giá hiệu quả của ca phẫu thuật.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Các biến chứng sau phẫu thuật cắt hạch giao cảm

Một số biến chứng có thể gặp như: 

- Tăng tiết mồ hôi bù trừ: là biến chứng thường gặp nhất sau khi cắt hạch thần kinh giao cảm. Ngược lại với bàn tay khô ráo thì phần thân dưới của cơ thể từ lưng, bụng xuống đến đùi, bẹn, chân của bạn sẽ gặp phải tình trạng mồ hôi ra ướt sũng. Bởi phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm chỉ có thể áp dụng với hạch thần kinh ở đốt liên sườn 3, vị trí điều khiển bài tiết mồ hôi ở tay, nách, trong khi các hạch giao cảm còn lại vẫn hoạt động và tăng bù trừ ở những vị trí khác để đáp ứng nhu cầu điều hòa thân nhiệt, đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể qua tuyến mồ hôi.

- Khô rát da tay: do ngưng hoàn toàn quá trình bài tiết mồ hôi ở vùng tay và nách, dẫn đến cảm giác khô rát, khó chịu. Da tay dễ bị bong và mắc các bệnh lý như viêm da, mụn nhọt, mẩn ngứa, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, lão hóa sớm,…

- Nguy cơ khi dùng thuốc gây mê: dị ứng với thuốc, khó thở, nhịp tim nhanh, shock phản vệ…

- Một số nguy cơ khác trong quá trình phẫu thuật: chảy máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, nhiễm trùng toàn thân, tràn dịch màng phổi… Đây đều là những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị thì khả năng tử vong cao.

- Hội chứng Horner: trong quá trình phá hủy hạch giao cảm có thể làm tổn thương một bó dây thần kinh quanh đó và gây biến chứng như sụp mí mắt, không tiết mồ hôi ở một nửa mặt.

- Một số biến chứng toàn thân khác như tổn thương mạch máu, hệ thần kinh, làm chậm nhịp tim.

- Chính vì những lý do trên, mà khi quyết định tiến hành phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm bạn cần tìm hiểu kỹ mọi khía cạnh và đặt lên bàn cân giữa lợi ích và những rủi ro có thể gặp phải. Đồng nghĩa với việc phẫu thuật cũng chính là đồng nghĩa với nguy cơ cao xuất hiện rủi ro.

Liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn thêm 1900 1246

Chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về phẫu thuật cắt hạch giao cảm. Trong trường hợp bạn không thể khắc phục bệnh bằng những phương pháp khác thì cắt hạch giao cảm là lựa chọn đúng đắn nhất. Chúc bạn mau khỏe.

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về Mồ hôi tay - chân, tăng tiết mồ hôi, Hyperhydrosis

Phẫu thuật cắt hạch giao cảm có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Minh, 29 tuổi. Tôi bị bệnh tăng tiết mồ hôi nên tay chân lúc nào cũng ra rất nhiều mồ hôi....
Đổ mồ hôi tay chân là bệnh gì? Cách giảm mồ hôi tay chân
Đổ mồ hôi tay chân là tình trạng đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường ở tay chân dù bạn không vận động mạnh hay thời tiết nắng nóng....
Phẫu thuật điều trị mồi hôi tay - cắt hạch giao cảm
Bệnh tăng tiết mồ hôi tay - chân (Hyperhydrosis) là tình trạng ra nhiều mồ hôi ở tay (chân). Phương pháp phổ biến để điều trị bệnh...
Những dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh tăng tiết mồ hôi
Nếu bạn bị bệnh tăng tiết mồ hôi, bạn có thể sẽ thấy quần áo của mình luôn trong tình trạng ướt đẫm do mồ hôi. Với những dấu hiệu và triệu...
5 phương pháp điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi - ra mồ hôi tay, chân
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi bị bệnh ra mồ hôi tay, chân từ rất lâu rồi. Sau này tìm hiểu thì tôi được biết...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Đỗ Tuấn Phong

    Theo tôi thấy thì căn bệnh này không phải là căn bệnh nghiêm trọng. Nhưng nếu thấy mình đổ mồ hôi quá nhiều thì các bạn vẫn nên đi khám, để ra mồ hôi hoài như vậy bất tiện lắm.

    30/01/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung