Bệnh rối loạn cảm xúc khi mang thai và các dấu hiệu nhận biết

Bệnh rối loạn cảm xúc khi mang thai và các dấu hiệu nhận biết

Khi mang thai, phụ nữ không chỉ trải qua hàng loạt các thay đổi về thể chất mà còn về cảm xúc và tinh thần. Đó là lý do dẫn đến rất nhiều bệnh tâm lý trong giai đoạn này, mà điển hình là bệnh rối loạn cảm xúc ở phụ nữ mang thai. Vậy có những dạng rối loạn cảm xúc nào? Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn cảm xúc khi mang thai ra sao? Để biết được câu trả lời, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Quá nhiều kiến thức cần cập nhật và chú ý để đạt đảm bảo sức khỏe và chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho thai nhi, những trải nghiệm lần đầu tiên và các thay đổi về thể chất, sinh hóa khiến cơ thể người phụ nữ trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Điều đó khiến cho họ phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh rối loạn cảm xúc.

Các rối loạn cảm xúc ở phụ nữ khi mang thai và dấu hiệu để nhận biết

- Rối loạn trầm cảm (xem thông tin chi tiết tại đây)

Xuất hiện ở khoảng 13-20% thai phụ, rối loạn trầm cảm thường xuất hiện nhiều ở 3 tháng đầu thai kỳ. Sau thời gian này, cảm xúc của sản phụ sẽ dần dần trở nên ổn định hơn. Tuy nhiên, đối với các sản phụ từng có tiền sử mắc trầm cảm trước khi mang thai, sản phụ có các thai kỳ bệnh lý thì nguy cơ rối loạn trầm cảm diễn tiến thành bệnh trầm cảm và trầm cảm sau sinh cực kỳ cao.

- Rối loạn hưng cảm

Rối loạn hưng cảm là tình trạng đối lập hoàn toàn với trầm cảm. Trong giai đoạn này, người bệnh rất dễ vui, hưng phấn quá đáng, tâm lý thích trải nghiệm các hoạt động mới hoặc làm các hành động bình thường khá e ngại. 

- Rối loạn lưỡng cực

Đây là dạng rối loạn tâm thần kết hợp cả hai tình trạng trên. Không phải tự nhiên mà người ta hay nói phụ nữ mang thai “mong manh dễ vỡ, sáng nắng chiều mưa”, trong thai kỳ, cơ thể nhạy cảm với tất cả các tác nhân xung quanh hơn, khiến tâm lý phụ nữ cũng dao động nhiều và khó ổn định. 

- Rối loạn stress cấp tính và trường diễn:

Stress là một yếu tố nguy cơ gây hại cho thai kỳ, nếu không kiểm soát tốt có thể gây ra các ảnh hưởng nặng nề lên thai nhi. Stress trong tam cá nguyệt đầu, khiến thai dễ bị dọa sảy thai, sảy thai. Trong tam cá nguyệt 2, khiến sản phụ tăng nguy cơ bị mắc Đái tháo đường thai kỳ, Tiền sản giật. Trong tam cá nguyệt cuối, sanh non, dọa sanh non, ối vỡ sớm, khiến thai kỳ ngắn dễ xảy ra nếu thai phụ bị stress không kiểm soát. Stress trường diễn suốt thai kỳ khiến thai dễ bị chậm tăng trưởng, trẻ sanh ra nhẹ cân, thiếu tháng tăng nguy cơ mắc các bệnh lý sơ sinh, sản phụ cũng tăng nguy cơ mắc các biến chứng chu sanh.

- Rối loạn lo âu

Đây là dạng rối loạn cảm xúc phổ biến nhất, lo âu là  bạn đồng hành với stress và trầm cảm. Cả 3 dạng rối loạn này dẫn tới nhau, tạo thành một vòng xoáy bệnh lý,  làm tình trạng rối loạn cảm xúc trở nên nặng nề, mau diễn tiến thành bệnh lý.

- Rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống thường chia thành 3 dạng:

  • Chứng chán ăn tâm thần
  • Chứng ăn uống vô độ
  • Dạng kết hợp cả hai dạng trên

Diễn tiến cân nặng của sản phụ trong suốt thai kỳ nên được kiểm soát tăng lên đều đặn, sự tăng đột ngột hay sụt giảm nhanh bất thường đều gây bất lợi cho thai nhi. Con quá to cũng làm tăng nguy cơ các biến chứng sản khoa như Kẹt vai, chấn thương sinh dục, băng huyết sau sinh.

Rối loạn hoảng loạn 

Đây là dạng rối loạn cảm xúc khá nguy hiểm vì nguy cơ diễn tiến thành bệnh lý tâm thần. Trong cơn hoảng loạn, thai phụ sẽ khó kiểm soát bản thân, dễ gây ra các tổn thương lên bản thân, thai nhi, và các thành viên trong gia đình.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn cảm xúc khi mang thai

Các thay đổi nội tại:

- Thay đổi hormone: 

Khi  mang thai các hormone được tăng tiết để đảm bảo hoạt động và các chu trình phát triển và nuôi dưỡng thai nhi.

Tuyến yên, tuyến giáp trong thai kỳ to gấp rưỡi hơn so với bình thường.

Aldosteron tăng cao, và đạt đỉnh trong tam cá nguyệt cuối thai kỳ. Các hormone sinh dục như estrogen , beta HCG, progesterone cũng tăng cao xuyên suốt thai kỳ. Các hormone tăng cao khiến cơ thể trở nên nhạy cảm, tâm lý dễ xúc động và yếu ớt trước các tác động của môi trường hơn bình thường 

- Thay đổi về cơ thể:

Cân nặng tăng, mụn, da sậm máu, rạn da khiến sản phụ tự ti hơn về bản thân. Trong giai đoạn này, người chồng và gia đình phải hết sức tinh tế, an ủi và hỗ trợ hết sức cho sản phụ về mọi mặt.

- Bệnh lý của mẹ, thai nhi:

Mẹ có sẵn bệnh lý như: Tim mạch , cường giáp, đái tháo đường, tăng huyết áp, trầm cảm, hiếm muộn, sảy, lưu thai nhiều lần là những sản phụ dễ mắc các rối loạn cảm xúc trong thai kỳ, có nguy cao diễn tiến thành các bệnh lý tâm thần chu sinh. 

Thai nhi: Song thai, nhau tiền đạo, tiền sản giật, thai chậm phát trưởng,  thiểu ối, dây rốn quấn cổ… cũng khiến sản phụ dễ bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm.  

Các tác động bên ngoài

Áp lực gia đình: 

  • Gia đình chưa đủ cảm thông, thiếu sự hỗ trợ về tài chính, thời gian.
  • Thai kỳ không mong muốn: như vỡ kế hoạch, giới tính của trẻ, mẹ đơn thân

Áp lực môi trường

  • Công việc nhiều áp lực
  • Môi trường độc hại

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Cách điều trị bệnh rối loạn cảm xúc khi mang thai

Có nhiều phương pháp điều trị các rối loạn cảm xúc khi mang thai, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều tri dựa theo mức độ và dạng rối loạn cảm xúc mà thai phụ mắc phải.

Liệu pháp không dùng thuốc

Nếu là chỉ là rối loạn cảm xúc thai kỳ, tư vấn tâm lý, gia đình hỗ trợ thông cảm và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của sản phụ sẽ giúp sản phụ sớm hồi phục, hạn chế nguy cơ diễn tiến thành bệnh lý tâm thần. Các liệu pháp thường dùng là:

  • Liệu pháp tâm lý nâng đỡ
  • Liệu pháp gia đình 
  • Liêu pháp tâm lý hành vi nhận thức

Hóa trị liệu (dùng thuốc)

Trong một số trường hợp nguy cơ cao, tiền sử từng mắc bệnh lý thực thể, tâm thần hoặc có các triệu chứng đi kèm có thể được chỉ định thuốc để điều trị. Các thuốc này thường được sử dụng sau tam cá nguyệt 1 để hạn chế tác dụng trên sự hình thành phôi thai và các cơ quan hình thái học quan trọng. 

  • Các thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống lo âu, an thần
  • Các thuốc điều trị triệu chứng : chẹn beta

Quá trình điều trị cần có sự giám sát và điều chỉnh của bác sĩ, vì vậy bạn nên trao đổi với bác sĩ về những thắc mắc cũng như những vấn đề mình gặp phải trong quá trình điều trị. Nếu bạn nhận thấy mình có các triệu chứng và vẫn chưa đi khám bác sĩ thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Các bác sĩ của Hello Doctor có thể giúp đỡ được cho bạn, liên hệ đặt khám với các bác sĩ theo số điện thoại 1900 1246. 



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Rối loạn cảm xúc

Rối loạn cảm xúc là gì?
Rối loạn cảm xúc là nhóm các tâm trạng cảm xúc bị xáo trộn hay trầm trọng quá mức, mà con người khó có thể kiểm...
Rối loạn cảm xúc trong tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một bệnh tâm thần mạn tính gây nhiễu loạn suy nghĩ. Tốc độ tư duy trở nên nhanh hoặc chậm lại, thậm...
Bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ em - triệu chứng và cách điều trị
Bệnh rối loạn cảm xúc có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào, từ người già, người trưởng thành đến trẻ nhỏ. Vậy bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ em thường...
Bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa - triệu chứng và cách điều trị
Bạn có để ý thấy rằng, đến một mùa trong năm bạn lại cảm thấy rằng tâm trạng mình có sự biến đổi rõ rệt, sau đó khi hết mùa thì...
Bệnh rối loạn cảm xúc ở người già - triệu chứng và cách chữa trị
Người cao tuổi không chỉ đối mặt với những vấn đề về sức khỏe do tuổi tác mà còn lo lắng về những sự thay đổi cảm xúc. Một trong những bệnh mà người...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Tuấn Vũ

    Vợ tôi mang thai được 5 tháng và gân đây có những biểu hiện lạ, giống như là bị trầm cảm. Lúc đầu tôi không tin lắm nhưng sau khi đọc được bài viết này thì tôi nghĩ vợ tôi có thể mắc bệnh này thật. Tôi sẽ thử đưa vợ tôi đi khám, cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

    23/04/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung