Rối loạn cảm xúc là gì?
Rối loạn cảm xúc là nhóm các tâm trạng cảm xúc bị xáo trộn hay trầm trọng quá mức, mà con người khó có thể kiểm soát được.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Rối loạn cảm xúc được phân thành nhóm có cảm xúc kích động, được gọi là hưng cảm hay nhóm cảm xúc trầm uất, được gọi là trầm cảm hay nhóm cảm xúc ở giữa giai đoạn hưng cảm và trầm cảm và trầm cảm, được gọi là rối loạn lưỡng cực. Trong đó, hai chứng rối loạn cảm xúc thường gặp nhất là Trầm Cảm và Rối Loạn Lưỡng Cực.
I. RỐI LOẠN TRẦM CẢM
Định nghĩa: Rối loạn trầm cảm là một bệnh lý cảm xúc, thể hiện sự ức chế ở tất cả các mặt hoạt động tâm thần (ức chế cảm xúc, ức chế tư duy, ức chế về vận động). Sự ức chế này dẫn tới làm giảm sút các mặt hoạt động tâm thần và trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, hiệu suất lao động và học tập của người bệnh.
Phân loại: Rối loạn trầm cảm cũng được phân thành nhiều dạng khác nhau. Ba loại rối loạn trầm cảm phổ biến nhất là rối loạn trầm cảm chính, loạn khí sắc và các rối loạn trầm cảm khác.
Triệu chứng bệnh: Không phải tất cả người bệnh bị trầm cảm sẽ biểu hiện mọi triệu chứng bệnh. Các triệu chứng của bệnh gồm:
Tâm trạng buồn bã, lo lắng hoặc cảm giác trống rỗng dai dẳng
Cảm giác tuyệt vọng, bi quan; cảm giác tội lỗi, vô dụng.
Mất hứng thú hoặc hứng thú với sở thích và hoạt động mà trước kia đã từng thích
Giảm năng lượng, mệt mỏi, hoạt động bình thường bị "chậm lại"
Khó tập trung, ghi nhớ hoặc đưa ra quyết định
Mất ngủ, thức dậy vào buổi sáng sớm hoặc ngủ quên
Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử, hay lỗ lực tự tử
Nguyên nhân gây bệnh: Không có nguyên nhân đơn độc gây ra trầm cảm. Thay vào đó, nó là kết quả của sự kết hợp các yếu tố di truyền, sinh hóa, môi trường và tâm lý và có thể liên quan đến yếu tố di truyền.
Trầm cảm ở phụ nữ: Tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ bị trầm cảm gấp đôi so với ở nam giới. Ví dụ, phụ nữ đặc biệt dễ bị trầm cảm sau sinh và trong gia đoạn tiền mãn kinh.
Trầm cảm ở nam giới: Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất ở nam giới. Một nghiên cứu cho thấy, mặc dù trầm cảm có liên quan với tăng nguy cơ bệnh tim mạch vành ở cả nam và nữ, chỉ có nam giới bị tử vong cao. Đàn ông thường uống rượu bia hoặc sử dụng các chất gây nghiện khi họ thất vọng, chán nản, tức giận. Một số đối phó bằng cách ném mình vào công việc. Một số thực hiện những hành vi nguy hiểm
Điều trị: Trầm cảm có khả năng điều trị kể cả với những trường hợp nặng. Nếu được điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả và ngăn ngừa tái phát càng cao. Hai phương pháp phổ biến nhất là thuốc và tâm lý trị liệu:
Thuốc chống trầm cảm: Các loại thuốc mới nhất và phổ biến nhất được gọi là chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs) gồm fluoxetine (Prozac), citalopram (Celexa), sertraline (Zoloft),… . Các chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs) gồm venlafaxine (Effexor) và duloxetine (Cymbalta). SSRI và SNRI phổ biến hơn các nhóm thuốc chống trầm cảm cũ, chẳng hạn như tricyclics và các chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs) vì chúng có ít tác dụng phụ hơn.
Tâm lý trị liệu: Hai loại trị liệu tâm lý chính: liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và liệu pháp cá nhân (IPT) được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị trầm cảm. Đối với trầm cảm từ nhẹ đến trung bình, liệu pháp tâm lý có thể là lựa chọn điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, đối với bệnh trầm cảm nặng hoặc đối với một số người, liệu pháp tâm lý có thể không đủ. Trị liệu bằng xung điện (ECT) được dùng, đặc biệt đối với những người bị trầm cảm nặng hoặc đe dọa tính mạng, hoặc đối với những người không thể dùng thuốc chống trầm cảm.
Chăm sóc & hỗ trợ người bị trầm cảm:
Bản thân người bệnh:
Cố gắng ở bên và tâm sự với ai đó, nó tốt hơn là ở một mình.
Tham gia vào các hoạt động có thể làm cho bạn cảm thấy tốt hơn.
Tập thể dục nhẹ nhàng, đi xem phim hay chơi bóng, hoặc tham gia các hoạt động xã hội
Suy nghĩ tích cực.
Hãy để gia đình và bạn bè giúp bạn.
Gia đình và bạn bè: Điều quan trọng nhất mà bất cứ ai có thể làm cho người bị trầm cảm là giúp họ được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Điều quan trọng thứ hai là hỗ trợ cảm xúc. Điều này liên quan đến sự hiểu biết, kiên nhẫn, tình cảm và khuyến khích. Như là cùng với người trầm cảm đi dạo, đi chơi, xem phim và các hoạt động khác, lắng nghe và chia sẻ những câu chuyện với họ,…
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
II. RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC
Định nghĩa: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (RLCXLC) là rối loạn cảm xúc biểu hiện bằng sự lặp đi lặp lại các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ với các giai đoạn trầm cảm điển hình trong quá trình phát triển của bệnh. Điểm đặc trưng là bệnh thường hồi phục hoàn toàn giữa các giai đoạn,
Phân loại: Có bốn loại rối loạn lưỡng cực cơ bản gồm: Rối loạn lưỡng cực I, rối loạn lưỡng cực II, khí sắc chu kì. Những tâm trạng này trải dài từ những giai đoạn phấn khởi (được gọi là những giai đoạn hưng cảm) đến những giai đoạn rất buồn, hoặc vô vọng (được gọi là những giai đoạn trầm cảm).
Triệu chứng bệnh: Bệnh nhân bị RLLC trải qua các đợt cảm xúc mãnh liệt bất thường, những thay đổi về kiểu ngủ và mức độ hoạt động. Biểu hiện rối loạn là khác nhau ở mỗi người tùy theo thể bệnh. Người bênh có thể biểu hiện triệu chứng trầm cảm được kể ở trên, hoặc triệu chứng hưng cảm hoặc kết hợp cả hai nhóm triệu chứng như:
Cảm thấy kích động, phấn khởi, tích cực hơn bình thường
Có nhiều năng lượng
Đã tăng mức độ hoạt động
Gặp khó khăn khi ngủ
Nói rất nhanh về nhiều thứ khác nhau hoặc làm rất nhiều thứ cùng một lúc
Cảm thấy như ý nghĩ đang diễn ra rất nhanh
Làm những điều nguy hiểm
Điều trị bệnh: Điều trị giúp nhiều người bệnh kiểm soát tốt hơn các thay đổi tâm trạng và các triệu chứng bệnh. Kế hoạch điều trị hiệu quả bao gồm kết hợp của thuốc và tâm lý trị liệu.
Thuốc: Các nhóm thuốc thường được phối hợp sử dụng bao gồm:
Thuốc chỉnh khí sắc: là thuốc bắt buộc trong điều trị RLCXLC ở bất kỳ giai đoạn nào.
Thuốc chống trầm cảm: Có hiệu quả khoảng 2/3 số bệnh nhân RLCXLC, giai đoạn trầm cảm. Một số thuốc CTC như: Bupropion, Paroxetine, Venlafexine, Sertraline,...
Thuốc giải lo âu
Thuốc chống loạn thần: Các thuốc chống loạn thần mới như Risperdal, Seroquel, Olanzapine, Quetiapine, Ziprasidone, Aripiprazole, Clozapine được dùng để ổn định khí sắc và điều trị các hoang tưởng, ảo giác trong hưng cảm nặng hoặc trầm cảm có loạn thần.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Khi dùng thuốc cần: Tránh ngưng thuốc mà không nói chuyện với bác sĩ trước. Đột nhiên ngừng thuốc có thể dẫn đến “tái lại” hoặc xấu đi các triệu chứng rối loạn lưỡng cực.
Sốc điện: Được chỉ định trong trường hợp: Trầm cảm nặng hoặc đe doạ đến tính mạng người bệnh. Trầm cảm có hoang tưởng, ảo giác, sững sờ hoặc kích động, có hành vi tự sát hoặc người bệnh không dùng thuốc hướng thần được. Hưng cảm có loạn thần hoặc không có loạn thần.
Can thiệp tâm lý: Kết hợp điều trị bằng thuốc với can thiệp tâm lý xã hội đặc hiệu, phù hợp cho từng bệnh nhân có thể làm giảm nguy cơ tái phát, cải thiện sự tuân thủ điều trị, giảm số lần và thời gian nằm viện, ngăn ngừa tự sát, tránh lạm dụng thuốc, cải thiện các tật chứng. Gồm các liệu pháp cụ thể như:
Giáo dục sức khỏe tâm thần
Liệu pháp nhận thức hành vi
Liệu pháp xã hội
Liệu pháp gia đình
Để điều trị bệnh rối loạn cảm xúc, bạn cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để được giúp đỡ. Bạn có thể đến khám và điều trị với các bác sĩ của Hello Doctor để được hỗ trợ tốt nhất. Liên hệ đặt khám với các bác sĩ theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi