Bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa - triệu chứng và cách điều trị

Bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa - triệu chứng và cách điều trị

Bạn có để ý thấy rằng, đến một mùa trong năm bạn lại cảm thấy rằng tâm trạng mình có sự biến đổi rõ rệt, sau đó khi hết mùa thì những tâm trạng này cũng biến mất. Nếu bạn đang gặp tình trạng này thì rất có thể bạn đã bị bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa.

1. Bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa là gì

2. Triệu chứng của bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa

4. Biến chứng của bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa

5. Điều trị bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa

6. Bác sĩ điều trị

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa là gì?

Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) là tên gọi cũ của bệnh trầm cảm nặng biểu hiện theo mùa. Đây là một bệnh tâm thần với các triệu chứng trầm cảm thường gây nên bởi sự thay đổi của mùa. Bệnh nhân thường có các triệu chứng vào mùa đông. Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ và ở thanh thiếu niên.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa

Đa phần, triệu chứng của rối loạn cảm xúc theo mùa xảy ra vào cuối thu hay đầu mùa đông và biến mất vào những này nắng của mùa xuân và mùa hè. Ít gặp hơn, những người có chu kì bệnh ngược lại có các triệu chứng bắt đầu từ mùa xuân hoặc mua hè. Trong cả 2 trường hợp, triệu chứng có thể bắt đầu nhẹ và trở nên nặng hơn vào giữa mùa.

Các triệu chứng của SAD có thể là:

  • Cảm giác buồn bã kéo dài suốt cả ngày và gần như mọi ngày
  • Mất hứng thú trong những hoạt động bạn từng rất thích
  • Mất năng lượng để hoạt động
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ
  • Thay đổi khẩu vị hoặc cân nặng
  • Cảm thấy lười vận động, chậm chạp hoặc dễ bị kích động
  • Cảm thấy vô vọng, không đáng sống hoặc cảm thấy tội lỗi
  • Thường xuyên suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử.

SAD khởi phát mùa thu-đông, còn gọi là trầm cảm mùa đông, có thể có các triệu chứng cụ thể sau:

  • Ngủ nhiều
  • Thay đổi khẩu vị, đặc biệt thích các món ăn nhiều carbohydrates
  • Tăng cân
  • Mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng

SAD khởi phát mùa xuân-hè, còn gọi là trầm cảm mùa hè, có thể có các triệu chứng cụ thể sau:

  • Mất ngủ
  • Ăn không ngon miệng
  • Sụt cân
  • Kích động hoặc lo lắng

Những thay đổi theo mùa trong bệnh rối loạn lưỡng cực: Ở những người bị rối loạn lưỡng cực, vào mùa xuân và mùa hè có thể xuất hiện các triệu chứng hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ, vào mùa thu và mùa đông có thể xảy ra trầm cảm.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Có thể có vài ngày bạn cảm thấy buồn bã, đó là điều bình thường. Nhưng nếu bạn cảm thấy buồn bã trong suốt nhiều ngày trong một giai đoạn và bạn không có động lực thực hiện các hoạt động bạn thường hứng thú, hãy đến gặp bác sĩ. Điều này còn đặc biệt quan trọng nếu chu kì thức ngủ và khẩu vị của bạn thay đổi, bạn dùng rượu để giải tỏa và thư giãn, hoặc nếu bạn cảm thấy vô vọng và nghĩ đến cái chết.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa

Nguyên nhân gây nên rối loạn cảm xúc theo mùa vẫn chưa được biết rõ. Một số yếu tố sau đây có thể có vai trò gây nên bệnh:

  • Đồng hồ sinh học của mỗi người: Vào mùa thu và mùa đông, lượng ánh sáng mặt trời giảm có thể làm khởi phát SAD mùa đông. Sự giảm lượng ánh sáng mặt trời này có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học của bạn và dẫn đến trầm cảm.
  • Nồng độ serotonin: Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh ở não. Khi serotonin giảm, tâm trạng của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng, và điều này đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh SAD. Giảm lượng ánh sáng mặt trời có thể gây nên giảm serotonin và làm khởi phát cơn trầm cảm.
  • Nồng độ melatonin: Thay đổi mùa có thể làm rối loạn sự cân bằng của chất melanin trong cơ thể. Melanin là chất có vai trò trong chu trình thức ngủ cũng như trong cảm xúc của con người.

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa

Rối loạn cảm xúc theo mùa thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam. Và SAD xảy ra ở thanh niên nhiều hơn ở độ tuổi trung niên.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: Bệnh nhân SAD có thể có người thân ruột thịt cũng mắc bệnh SAD hoặc một dạng trầm cảm khác.
  • Mắc trầm cảm nặng hoặc rối loạn lưỡng cực: Triệu chứng của trầm cảm có thể diễn biến xấu hơn theo mùa nếu bệnh nhân mang một trong những bệnh trên.
  • Sống xa đường xích đạo: SAD thường gặp ở những người sống xa đường xích đạo về phía cực bắc và cực nam nhiều hơn. Đây có thể là do sự giảm lượng ánh năng mặt trời vào mùa đông và do ngày kéo dài hơn vào mùa hè.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Biến chứng của bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa

Khi có triệu chứng của rối loạn cảm xúc theo mùa, bạn cần phải đặc biệt chú ý vì bệnh có thể trở nặng và dẫn đến nhiều vấn đề hệ trọng nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng có thể xảy ra là:

  • Sống thu rút khỏi xã hội
  • Gặp vấn đề ở trường học hoặc công việc
  • Lạm dụng chất
  • Những rối loạn tâm thần khác như lo âu, rối loạn ăn uống
  • Suy nghĩ về hoặc hành vi tự tử.

Điều trị có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng, đặc biệt nếu SAD được chẩn đoán và điều trị trước khi các triệu chứng trở nặng.

5. Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa

Chẩn đoán

Dù được đánh giá kĩ lưỡng, đôi khi bác sĩ hoặc chuyên gia tâm thần vẫn gặp khó khăn trong chẩn đoán rối loạn cảm xúc theo mùa vì những dạng trầm cảm hoặc bệnh tâm thần khác cũng có các triệu chứng tương tự.

Để giúp chẩn đoán SAD, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm thần có thể thực hiện các bước kiểm tra đánh giá sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ có thể thực hiện các thao tác khám và thăm hỏi sâu về tình trạng sức khỏe. Trong vài trường hợp, trầm cảm có thể liên quan đến những vấn đề sức khỏe thực thể tiềm ẩn.
  • Các xét nghiệm: Ví dụ, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm công thức máu hoặc xét nghiệm chức năng tuyến giáp để đảm bảo không có bệnh tuyến giáp.
  • Đánh giá tâm thần: Để kiểm tra các triệu chứng trầm cảm, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm thần sẽ hỏi về các triệu chứng, suy nghĩ, cảm giác và hành vi theo chu kì. Bạn có thể trả lời các câu hỏi này bằng cách điền vào bảng câu hỏi.
  • DSM-5: Chuyên gia tâm thần có thể dùng các tiêu chuẩn chẩn đoán các cơn trầm cảm theo mùa được liệt kê trong hướng dẫn DSM-5 của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị

Để điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa có thể cần đến trị liệu ánh sáng, thuốc và tâm lý trị liệu. Nếu bạn bị rối loạn lưỡng cực, hãy nói với bác sĩ - điều này rất quan trọng trong việc cho chỉ định trị liệu bằng ánh sáng hoặc thuốc chống trầm cảm. Cả hai phương pháp điều trị này đều có nguy cơ làm khởi phát cơn hưng cảm.

Trị liệu ánh sáng

Trong phương pháp trị liệu ánh sáng, bệnh nhân ngồi cách một vài mét từ một hộp đèn đặc biệt để bệnh nhân được phơi với ánh sáng trong vòng 1 giờ đồng hồ sau khi thức dậy vào mỗi ngày. Trị liệu ánh sáng tạo ra hiệu ứng tương tự như ánh sáng tự nhiên ngoài trời và có vẻ đã tạo nên những thay đổi về hoạt động hóa học ở não giúp cải thiện tâm trạng của bệnh nhân.

Trị liệu ánh sáng là một trong những phương pháp điều trị hàng đầu dành cho SAD khởi phát mùa thu. Trị liệu sẽ có tác dụng trong một vài ngày đến vài tuần và gây nên một vài tác dụng phụ. Nghiên cứu về trị liệu ánh sáng vẫn còn hạn chế, nhưng nó tỏ ra có hiệu quả cho phân lớn bệnh nhân trong việc giảm các triệu chứng SAD.

Trước khi bạn mua một hộp đèn trị liệu, hãy hỏi ý bác sĩ để biết loại nào tốt nhất cho bạn, và tập làm quen với những tính năng và điều chỉnh của đèn để mua được một loại đèn chất lượng tốt vừa hiệu quả vừa an toàn. Đồng thời, hãy hỏi bác sĩ về cách sử dụng và thời điểm sử dụng hộp đèn trị liệu.

Thuốc

Một số bệnh nhân SAD có đáp ứng với thuốc chống trầm cảm, đặc biệt khi các triệu chứng đã nặng.
Thuốc chống trầm cảm phóng thích chậm bupropion có thể giúp ngăn ngừa các cơn trầm cẩm ở những bệnh nhân có tiền sử SAD. Những thuốc chống trầm cảm khác cũng thường được dùng để điều trị SAD.

Bác sĩ có thể cho chỉ định bắt đầu điều trị bằng một thuốc chống trầm cảm trước khi khởi phát các triệu chứng mỗi năm. Bác sĩ cũng có thể khuyến cáo bạn tiếp tục sử dụng thuốc chống trầm cảm thêm một thời gian sau khi các triệu chứng đã hết.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý, còn gọi điều trị bằng nói chuyện, là một lựa chọn khác để điều trị SAD. Một dạng trị liệu tâm lý gọi là trị liệu nhận thức hành vi có thể giúp bạn:

  • Nhận định và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và các hành vi khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn
  • Học những cách lành mạnh để đối đầu với SAD, đặc biệt là việc hạn chế các hành vi nên tránh và lên lịch cho các hoạt động lành mạnh
  • Học cách kiểm soát căng thẳng

Kết nối tâm thần - cơ thể

Ví dụ về các kĩ thuật tâm thần - cơ thể bệnh nhân có thể chọn để đối đầu với SAD là:

  • Kĩ thuật thư giãn như yoga hoặc thái cực quyền
  • Thiềng
  • Tưởng tượng có hướng dẫn
  • Trị liệu bằng âm nhạc hoặc nghệ thuật

Một số câu hỏi cơ bản bạn có thể hỏi bác sĩ:

  • Những triệu chứng của tôi có phải là do SAD gây ra không, hay nó là do một bệnh nào khác?
  • Điều gì khác có thể gây nên hoặc làm nặng thêm các triệu chứng trầm cảm của tôi?
  • Những lựa chọn điều trị phù hợp nhất cho tôi là gì?
  • Việc dùng hộp ánh sáng có giúp tôi cải thiện triệu chứng không?
  • Có bất kì hạn chế gì tôi cần phải tuân thủ hoặc những bước gì tôi nên thực hiện để cải thiện tâm trạng của mình không?
  • Tôi có nên đến khám ở bác sĩ tâm thần, bác sĩ tâm lý hoặc những chuyên gia sức khỏe tâm thần khác?
  • Thuốc có thể cải thiện các triệu chứng của tôi không?

Đừng ngại đặt câu hỏi trong những buổi thăm khám của bạn để hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình hơn. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Rối loạn cảm xúc

Rối loạn cảm xúc là gì?
Rối loạn cảm xúc là nhóm các tâm trạng cảm xúc bị xáo trộn hay trầm trọng quá mức, mà con người khó có thể kiểm...
Rối loạn cảm xúc trong tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một bệnh tâm thần mạn tính gây nhiễu loạn suy nghĩ. Tốc độ tư duy trở nên nhanh hoặc chậm lại, thậm...
Bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ em - triệu chứng và cách điều trị
Bệnh rối loạn cảm xúc có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào, từ người già, người trưởng thành đến trẻ nhỏ. Vậy bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ em thường...
Bệnh rối loạn cảm xúc khi mang thai và các dấu hiệu nhận biết
Khi mang thai, phụ nữ không chỉ trải qua hàng loạt các thay đổi về thể chất mà còn về cảm xúc và tinh thần. Đó là lý do dẫn đến...
Bệnh rối loạn cảm xúc ở người già - triệu chứng và cách chữa trị
Người cao tuổi không chỉ đối mặt với những vấn đề về sức khỏe do tuổi tác mà còn lo lắng về những sự thay đổi cảm xúc. Một trong những bệnh mà người...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung