Bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ em - triệu chứng và cách điều trị

Bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ em - triệu chứng và cách điều trị

Bệnh rối loạn cảm xúc có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào, từ người già, người trưởng thành đến trẻ nhỏ. Vậy bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ em thường có các triệu chứng như thế nào? Phải điều trị bệnh ra sao? Để biết được câu trả lời, bạn có thể theo dõi bài viết sau:

1. Bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ em là gì

2. Triệu chứng của bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ em

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ em

4. Các loại rối loạn cảm xúc ở trẻ em

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ em là gì?

Trẻ được đánh giá là mắc bệnh rối loạn cảm xúc khi:

  • Trẻ không có khả năng học tập và không thể giải thích được những khiếm khuyến đó bằng các yếu tố về trí tuệ, cảm giác hoặc sức khoẻ.
  • Trẻ không có khả năng xây dựng hoặc duy trì mối quan hệ với bạn bè và giáo viên.
  • Trẻ có các hành vi hoặc cảm xúc không thích hợp với độ tuổi.
  • Trẻ thường có biểu hiện buồn chán hoặc trầm cảm.
  • Trẻ có khuynh hướng biểu hiện thể chất hoặc sợ hãi liên quan đến vấn đề cá nhân hoặc trường học.

Theo định nghĩa của IDEA, rối loạn cảm xúc bao gồm bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia), bệnh rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder), lo âu (anxiety), và trầm cảm (depression). Tuy nhiên, trẻ hay học sinh không được công nhận thuộc dạng rối loạn về cảm xúc nếu hành vi bị ảnh hưởng tiêu cực bởi yếu tố xã hội (socially maladjusted).

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ em

Theo định nghĩa của IDEA, rối loạn cảm xúc có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt khác nhau trong cuộc sống của người bệnh chứ không chỉ về mặt cảm xúc. Tùy thuộc vào từng loại rối loạn tâm thần khác nhau, thể chất, kỹ năng xã hội, hoặc nhận thức của một người cũng có thể bị ảnh hưởng. Liên minh Quốc gia về Bệnh tâm thần ở Nam Arizona đã nêu rõ điều này:

Bệnh tâm thần là những tình trạng làm phá vỡ khả năng tư duy, cảm giác, tâm trạng, mối quan hệ với mọi người và hoạt động hàng ngày của người đó. Cũng giống như bệnh đái tháo đường là một rối loạn của tuyến tụy, bệnh tâm thần là tình trạng bệnh lý dẫn tới việc giảm khả năng đối mặt với những vấn đề bình thường của cuộc sống.

Một số đặc điểm và hành vi thường gặp ở trẻ em có rối loạn cảm xúc, bao gồm:

  • Dễ kích động (không tập trung, bốc đồng);
  • Gây hấn hoặc có hành vi tự gây thương tích (nổi cáu, đánh nhau);
  • Sống khép kín (không tương tác với xã hội, hoảng sợ hoặc lo lắng quá mức);
  • Sự non nớt (khóc khi không thích hợp, nóng giận không kiểm soát, kỹ năng đối phó kém);
  • Học tập khó khăn (trình độ thấp hơn so với độ tuổi).
  • Trẻ em mắc rối loạn cảm xúc nghiêm trọng có thể biểu lộ những suy nghĩ lệch lạc, lo lắng quá mức, hành vi kỳ lạ, và thay đổi tâm trạng bất thường.

Nhiều trẻ em không bị rối loạn cảm xúc có thể biểu hiện một số hành vi tương tự tại những thời điểm khác nhau trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, khi trẻ có rối loạn cảm xúc, các hành vi này diễn ra tiếp tục trong một khoảng thời gian dài. Những hành vi này báo hiệu rằng chúng gặp khó khăn trong việc đối mặt với môi trường sống hoặc với các bạn đồng trang lứa.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ em

Vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra rối loạn cảm xúc, mặc dù có nhiều yếu tố như di truyền, rối loạn não, chế độ ăn uống, căng thẳng và ảnh hưởng của gia đình, đã được đề xuất và nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong suốt thời gian qua, nhưng cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa nhận thấy bất kỳ yếu tố nào trong số này là nguyên nhân trực tiếp gây ra các vấn đề về hành vi hoặc tình cảm.

Theo NAMI, bệnh tâm thần có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, chủng tộc, tôn giáo, hoặc mức thu nhập. Thêm nữa, bệnh tâm thần không phải do sự yếu kém của bản thân, thiếu nhân cách, hoặc học vấn thấp. Bệnh tâm thần có thể điều trị được. Hầu hết những người được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần trầm trọng có thể giảm các triệu chứng  bằng cách tham gia tích cực vào kế hoạch điều trị cá nhân. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Các loại rối loạn cảm xúc ở trẻ em

Như chúng tôi đã đề cập, rối loạn cảm xúc là một thuật ngữ dùng chung cho một số rối loạn tâm thần khác nhau. Sau đây là một số loại rối loạn phổ biến nhất.

Rối loạn lo âu

Tất cả chúng ta đều cảm thấy lo lắng vào một lúc nào đó. Nhưng đối với nhiều người, bao gồm cả trẻ em, sự lo lắng có thể kéo dài một cách dai dẳng, quá mức, không kiểm soát được và khiến người đó bị áp đảo. Lo sợ vô lý về một việc diễn ra hằng ngày là một biểu hiện điển hình cho chứng rối loạn lo âu.

Thuật ngữ "rối loạn lo âu" là một khái niệm rộng dùng để chỉ những rối loạn khác nhau nhưng đều có chung một triệu chứng cốt lõi đó là sự sợ hãi phi lý về một điều gì đó. Các rối loạn này bao gồm rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), rối loạn ám ảnh sợ xã hội (còn gọi là hội chứng sợ xã hội) và các nỗi sợ về những thứ cụ thể.

Rối loạn lưỡng cực

Bệnh rối loạn lưỡng cực là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng gây thay đổi tâm trạng nhanh chóng từ cảm giác "hưng phấn" và / hoặc kích động chuyển sang cảm giác buồn bã và tuyệt vọng, hoặc ngược lại, giữa những đợt chuyển đổi là trạng thái bình thường. Việc thay đổi tâm trạng sẽ đi kèm với những thay đổi nghiêm trọng về sức lực và hành vi.

Đối với hầu hết những người bị rối loạn lưỡng cực, những thay đổi về tâm trạng và các triệu chứng liên quan có thể sẽ ổn định theo thời gian bằng cách sử dụng các phương pháp kết hợp thuốc và điều trị tâm lý xã hội.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Rối loạn hành vi phá hoại

Rối loạn hành vi phá hoại đề cập đến một nhóm các vấn đề hành vi và cảm xúc ở trẻ. Trẻ em và thanh thiếu niên có rối loạn này gặp nhiều khó khăn trong việc tuân theo các quy tắc và cách hành xử mà xã hội chấp nhận.

Điều này có thể bao gồm một số hành vi như sau:

  • Gây hấn với người và động vật;
  • Phá hủy tài sản;
  • Lừa gạt, nói dối, trộm cắp; 
  • Trốn học hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy tắc khác.

Rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống được đặc trưng bởi những thái cực trong hành vi ăn uống: ăn quá nhiều hoặc quá ít, cảm giác đau khổ hoặc lo lắng về trọng lượng cơ thể, dáng người. Phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc bệnh rối loạn ăn uống hơn nam giới. 

Chứng chán ăn tâm thần(Anorexia nervosa) và ăn ói(bulimia nervosa) là hai loại rối loạn ăn uống phổ biến nhất. Chứng chán ăn tâm thần được đặc trưng bởi việc tự bỏ đói bản thân và sụt cân nghiêm trọng. Chứng ăn ói liên quan đến việc ăn uống vô độ, sau đó tự gây nôn hoặc tống thức ăn ra. Cả hai loại rối loạn này đều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Ăn vô độ cũng được coi là rối loạn ăn uống. Nó được đặc trưng bởi việc ăn quá nhiều thức ăn, không thể kiểm soát được số lượng hoặc những gì được ăn. Không giống như chứng ăn ói, những người ăn vô độ thường không tống thức ăn ra sau khi ăn bằng cách nôn mửa hoặc dùng chất nhuận tràng. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Thường được gọi là OCD, rối loạn ám ảnh cưỡng chế thực ra cũng được coi là một dạng rối loạn lo âu. OCD được đặc trưng bởi những suy nghĩ, nỗi ám ảnh và những hành vi lặp đi lặp lại (bắt buộc). Các hành vi lặp đi lặp lại (rửa tay, đếm, kiểm tra hoặc làm sạch) thường được thực hiện với hy vọng ngăn ngừa các suy nghĩ ám ảnh hoặc khiến chúng mất đi. Thực hiện những điều đó có thể xem như một "nghi thức", tuy nhiên, chúng chỉ làm giảm tạm thời cơn ám ảnh, nhưng nếu không thực hiện sẽ làm gia tăng sự lo lắng.

Rối loạn loạn thần

"Rối loạn loạn thần" là một thuật ngữ dùng để chỉ rối loạn tâm thần nghiêm trọng gây ra những suy nghĩ và nhận thức bất thường. Hai trong số các triệu chứng chính là ảo giác và hoang tưởng. Hoang tưởng là những niềm tin sai lệch, chẳng hạn như nghĩ rằng ai đó đang âm mưu chống lại bạn. Ảo giác là những nhận thức không có thật, chẳng hạn như nghe, nhìn, hoặc cảm thấy cái gì đó không có ở đó. Bệnh tâm thần phân liệt là một loại rối loạn loạn thần. 



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Rối loạn cảm xúc

Rối loạn cảm xúc là gì?
Rối loạn cảm xúc là nhóm các tâm trạng cảm xúc bị xáo trộn hay trầm trọng quá mức, mà con người khó có thể kiểm...
Rối loạn cảm xúc trong tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một bệnh tâm thần mạn tính gây nhiễu loạn suy nghĩ. Tốc độ tư duy trở nên nhanh hoặc chậm lại, thậm...
Bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa - triệu chứng và cách điều trị
Bạn có để ý thấy rằng, đến một mùa trong năm bạn lại cảm thấy rằng tâm trạng mình có sự biến đổi rõ rệt, sau đó khi hết mùa thì...
Bệnh rối loạn cảm xúc khi mang thai và các dấu hiệu nhận biết
Khi mang thai, phụ nữ không chỉ trải qua hàng loạt các thay đổi về thể chất mà còn về cảm xúc và tinh thần. Đó là lý do dẫn đến...
Bệnh rối loạn cảm xúc ở người già - triệu chứng và cách chữa trị
Người cao tuổi không chỉ đối mặt với những vấn đề về sức khỏe do tuổi tác mà còn lo lắng về những sự thay đổi cảm xúc. Một trong những bệnh mà người...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung