Rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc là một chứng bệnh tâm thần gây ra sự thay đổi, không ổn định về cảm xúc, thường khởi phát ở người trẻ trong khoảng từ 20 - 30 tuổi. Để người bệnh có thể vượt qua rối loạn cảm xúc rất cần một phác đồ điều trị hợp lý cùng với sự quan tâm, chia sẻ, động viên của những người xung quanh.
Bệnh rối loạn cảm xúc dù là thuộc nhóm nào cũng đều có phần tác động xấu đến cuộc sống, nếu bạn thấy mình đang mắc những triệu chứng được nêu trong bài viết và cần được điều trị hoặc tư vấn. Hãy liên hệ đến phòng khám chúng tôi theo số 0886006167
Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn cảm xúc
Các biểu hiện của rối loạn cảm xúc có thể được chia làm 3 nhóm đó là hưng cảm, trầm cảm và rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
Liên hệ với bác sĩ điều trị rối loạn cảm xúc tại đây
1. Rối loạn cảm xúc dạng hưng cảm
Hưng cảm xảy ra khi hệ thần kinh bị kích thích quá mức, các biểu hiện thương gặp bao gồm:
- Về cảm xúc: Người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu, tràn đầy năng lượng, cuộc sống vui tươi, không lo lắng bất cứ điều gì và nghĩ về một tương lai rạng rỡ nhưng dễ bị kích thích, nổi nóng.
- Về tư duy: Những suy nghĩ luôn tuôn trào, nhiều ý tưởng, đôi khi đề cao bản thân, coi mình là người quan trọng.
- Về vận động: Nói nhiều, hoạt động rất nhiều không biết mệt mỏi.
- Các triệu chứng khác: Người bệnh thường ăn ít, ngủ ít hoặc rối loạn giấc ngủ, suy nhược cơ thể. Một số người bệnh có những hành vi xung đột như mua sắm quá mức, lạm dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích, lạm dụng quan hệ tình dục.
>>>Để biết cách điều trị hưng cảm như thế nào, bạn có thể xem thêm thông tin tại bài Cách điều trị hưng cảm.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
2. Rối loạn cảm xúc dạng trầm cảm
Trái ngược với rối loạn cảm xúc dạng hưng cảm, rối loạn cảm xúc dạng trầm cảm xảy ra do hệ thần kinh bị ức chế. Các triệu chứng bao gồm:
- Cảm xúc và tư duy: Cảm thấy buồn chán không lý do, mệt mỏi, khó chịu trong người, thấy mình bị bỏ rơi hoặc bị mọi người xa lánh và có xu hướng sống thu mình lại. Thấy mình là người vô dụng, vô giá trị, không còn hứng thú trong cuộc sống, hay có những suy nghĩ tiêu cực như lo âu quá mức, tuyệt vọng, hay nghĩ tới cái chết, thậm chí là ý định tự tử. Khả năng tập trung cũng rất kém và hay do dự.
- Vận động: Chậm chạp, ít nói, không muốn vận động, không muốn tham gia các hoạt động giải trí hay thể thao, không muốn phấn đấu và làm việc.
- Các triệu chứng khác: Ăn ít, khó ngủ hoặc ngủ triền miên, hay bị đau đầu, nhức mỏi tay chân, vai gáy.
>>>Để biết cách điều trị trầm cảm, bạn có thể xem thêm bài Cách điều trị trầm cảm.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Rối loạn cảm xúc dạng lưỡng cực
Người bệnh có sự đan xen giữa cả trạng thái hưng cảm và trầm cảm. Rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorders – RLLC), hay còn được biết đến với tên gọi bệnh hưng – trầm cảm, là một loại bệnh lý tâm thần khá thường gặp trong xã hội hiện đại. Biểu hiện đặc trưng thường thấy của bệnh là sự thay đổi rõ rệt tâm trạng, cảm xúc, hành vi cũng như năng lực cá nhân. Những thay đổi này diễn tiến theo từng giai đoạn. Khi người mắc bệnh trong trạng thái hưng cảm (mania) biểu hiện quá mức những cảm giác phấn chấn, vui vẻ, hào hứng. Ngược lại, khi người bệnh trong giai đoạn trầm cảm (depression) sẽ rơi vào tình trạng trầm uất, buồn chán, thờ ơ. Đôi khi, một giai đoạn bao gồm biểu hiện của cả hai trạng thái hưng cảm và trầm cảm (trạng thái hỗn hợp – mixed state).
Chứng rối loạn lưỡng cực thường được bắt đầu bằng một giai đoạn trầm cảm. Giai đoạn hưng cảm kế tiếp đó thường chỉ đến sau vài tháng, thậm chí vài năm sau. Nhiều trường hợp xuất hiện cùng lúc với trầm cảm trong trạng thái hỗn hợp hoặc sau giai đoạn bình thường không có triệu chứng.
Đa phần các ca phát hiện ra triệu chứng vào độ tuổi từ 15 đến 25. Nhìn chung, tỉ lệ mắc rối loạn lưỡng cực bao gồm cả 3 dạng và tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là như nhau. Tuy vậy, phái nữ có xu hướng chịu trầm cảm nhiều hơn (loại II), trạng thái hưng cảm thấp hơn so với nam giới.
Nguy cơ dẫn đến tự tử ở những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực khá cao ở mức 6% trong vòng 20 năm trở lại đây. Tỉ lệ tự hủy hoại, hành hạ bản thân còn đáng lo ngại hơn với 30- 40% trên tổng số các ca xác nhận.
Rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng đến cuộc sống
Người bị rối loạn lưỡng cực thường có xu hướng lạm dụng rượu bia và sử dụng các loại hóa chất kích thích, thuốc ngủ như một “cứu cánh” cho tình trạng suy giảm giấc ngủ.
Do sự rối loạn cảm xúc nên người mắc rối loạn lưỡng cực thường khó duy trì các mối quan hệ xã hội, nhiều khi bị mọi người xung quanh xa lánh, coi thường.
Ngoại trừ những giai đoạn hưng phấn, người mắc rối loạn lưỡng cực có thể đạt được những đột phá thì khi rơi vào giai đoạn trầm cảm, năng suất làm việc, học tập đều sa sút rõ rệt, hậu quả của sự suy giảm trí nhớ cũng như khó tập trung, quyết định thiếu chính xác.
Như đã đề cập phần trên, giai đoạn hưng cảm, người bệnh thường xuyên cảm thấy lạc quan thái quá dẫn đến việc phung phí, tiêu pha, mua sắm vô độ. Họ cũng rất dễ bị kích động bởi những tác nhân bên ngoài “trái với” ý định của họ. Suy nghĩ chớp nhoáng, thiếu cân nhắc để lại nhiều hậu quả đến đời sống.
Ngược lại, khi giai đoạn trầm cảm bắt đầu, sự buồn chán, bi quan làm người mắc rối loạn lưỡng cực mất đi những thú vui, sở thích thường vẫn có khi bình thường. Họ dễ dàng từ bỏ khi gặp khó khăn và tệ hơn nữa, ý định tự hủy hoại bản thân, tự sát luôn thường trực trong tâm trí họ.
Rối loạn lưỡng cực là tình trạng cần được điều trị, tham khảo thêm thông tin tại Cách điều trị rối loạn lưỡng cực.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Liên hệ bác sĩ điều trị rối loạn cảm xúc
Để điều trị bệnh rối loạn cảm xúc, bạn cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để được giúp đỡ. Bạn có thể đến khám và điều trị với các bác sĩ của Hello Doctor để được hỗ trợ tốt nhất. Liên hệ đặt khám với các bác sĩ theo số điện thoại 1900 1246.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi