Bệnh ù tai mất ngủ - Nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh ù tai mất ngủ - Nguyên nhân và cách chữa trị

Trong cuộc sống thường nhật chắc hẳn nhiều người đều từng phải đối mặt với chứng ù tai mất ngủ. Tình trạng phiền phức này mang lại cho người bệnh.

1. Ù tai là gì?

2. Mối liên quan giữa ù tai và mất ngủ

3. Cải thiện tình trạng ù tai mất ngủ

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Đau đầu, ù tai có thể chỉ là những phải ứng bình thường của cơ thể trước những thay đổi đột ngột của cơ thể như thiếu hụt dinh dưỡng, áp lực công việc, say tàu xe hoặc máy bay…

Nhưng nếu đau đầu, ù tai kèm theo mất ngủ kéo dài trên 1 tuần thì bạn không nên xem thường. Hãy nhanh chóng đi khám tại các cơ sở y tế có uy tín để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị.

1. Ù tai là gì?

Ù tai là khi người bệnh cảm nhận được trong tai mình có tiếng kêu lạ như tiếng gió thổi, tiếng huýt sáo, tiếng ve kêu, có thể ở một bên hay cả hai bên tai. Những âm thanh này chỉ có chính người bị ù tai cảm nhận được. 

Ù tai có thể liên tục hay ù từng lúc. Người mắc chứng ù tai cảm nhận rõ nhất về đêm hay những lúc yên tĩnh. Ù tai có thể đi kèm với nghe kém, chóng mặt hay đau đầu, hoa mắt.

Đa phần chứng ù tai không gây nguy hại tới người bệnh, tuy nhiên, nó gây ra cảm giác khó chịu, khiến tâm trạng lo lắng, suy nghĩ nhiều, mất ngủ, gây ra suy nhược cơ thể.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Mối liên quan giữa ù tai và mất ngủ

Một nghiên cứu của bệnh viện Henry Ford tại Detroit, Mỹ cho thấy, những bệnh nhân ù tai bị mất ngủ sẽ có khả năng chịu đựng bệnh kém hơn bởi thiếu ngủ khiến họ dễ bị căng thẳng tâm lý.

Giáo sư Kathleen L.Yaremchuk (Khoa phẫu thuật tai mũi họng, đầu cổ, bệnh viên  Henry Ford) nói rằng: “Ù tai liên quan đến quá trình nhận thức, tình cảm và tâm sinh lý từ đó có thể dẫn tới gia tăng sự đau đớn của bệnh nhân. Các rối loạn về giấc ngủ như mất ngủ có thể làm giảm khả năng chịu đựng ù tai”.

Bên cạnh đó chứng mất ngủ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới thính lực. Việc thiếu ngủ sẽ khiến tai trong không được cung cấp đủ máu, gây tổn thương cho thính lực.

Một số nguyên nhân gây ù tai

Ù tai không phải là bệnh mà là một biểu hiện hay triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau.

  • Ù tai do tuổi già, người trên 60 tuổi. Sự lão hóa ảnh hưởng tới cơ quan thính giác
  • Do âm thanh quá lớn, âm thanh quá đột ngôt, hoặc âm thanh không to nhưng kéo dài, hay âm thanh kéo dài có nhịp như tiếng búa máy
  • Do chấn thương đầu, mặt, cổ, chấn thương vỡ xương đá, rách màng nhĩ
  • Nhiễm độc do dùng thuốc, một số loại thuốc gây độc cho tai, làm tổn thương tế bào thính giác như aspirin, streptomycin, gentamycin, quinin
  • Do bệnh về hệ thống mạch máu như phình động mạch, tăng huyết áp. Khi dùng nhiều chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, tình trạng ù tai tăng lên
  • Do rối loạn chuyển hóa gây xốp xơ tai làm cứng khớp hệ thống xương con làm cho hệ thống này không rung động được, cản trở sự dẫn truyền âm thanh
  • Do bệnh lý xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ
  • Do các bệnh lý về tai, mũi, họng như nút ráy tai, viêm ống tai ngoài, nấm ống tai, viêm tai giữa cấp và mạn tính, viêm mê nhĩ, u dây thần kinh VIII. Ngoài ra, còn do viêm mũi xoang, viêm họng, viêm VA, đặc biệt nguy hiểm là ung thư vòm mũi họng làm tắc vòi nhĩ
  • Ngoài những nguyên nhân trên, còn có thể kể tới một vài lý do khác như stress, áp lực công việc quá cao, do môi trường quá ồn ào, náo nhiệt.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Cải thiện tình trạng ù tai mất ngủ

Giấc ngủ không những có vai trò quan trọng với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng chứng ù tai. Do vậy, ngoài việc tìm các biện pháp để có một giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn, thì việc giảm triệu chứng ù tai cũng là cần thiết.

Khi đã bị ù tai bệnh nhân nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt, nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng để xác định nguyên nhân. Trên cơ sở đó để bác sỹ có hướng chữa trị, đa số các trường hợp giải quyết hết nguyên nhân là chứng ù tai cũng hết, người bệnh không nên tự động mua thuốc để điều trị cho mình hoặc ngoáy tai gây tổn thương làm cho chứng ù tai nặng thêm.

Cần giảm tiếng ồn đến mức có thể chấp nhận được trong cuộc sống hàng ngày như nghe radio, xem vô tuyến, nghe nhạc nên dùng âm thanh ở mức độ vừa phải không nên để âm lượng quá lớn sẽ ảnh hưởng đến thần kinh thính giác.

Những người đang bị ù tai nên bỏ thuốc lá và hạn chế hoặc không uống cà phê. Nguyên nhân là do nicotin trong thuốc lá và caffein sẽ làm rối loạn sự co giãn của mạch máu, làm thay đổi tốc độ luồng máu chảy qua động mạch và tĩnh mạch khiến cho bệnh nặng thêm.

Ngoài ra người bị ù tai cần tập thể dục - thể thao đều đặn, tuỳ theo sức mình mà chọn phương pháp thích hợp nhằm làm cho máu lưu thông tốt hơn, giúp giảm ù tai.

Nên kết hợp điều trị chứng tăng mỡ máu, bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường (nếu có) và duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý.

Hãy liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ.


Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Mất ngủ

Cách ngủ nhanh - làm sao ngủ dậy khỏe
Một giấc ngủ tốt quan trọng như bạn tập thể dục đều đặn mỗi ngày hoặc như chế độ ăn đầy đủ, cân bằng. Những nghiên cứu cho thấy rằng, chất lượng giấc ngủ kém ảnh hưởng...
7 lý do khiến bạn thường bị thức giấc giữa đêm
Có rất nhiều lý do khiến bạn thức giấc giữa đêm. Chứng mất ngủ ban đêm này gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe cũng như các khía cạnh trong...
Khám bệnh mất ngủ ở TP.HCM với bác sĩ kinh nghiệm ở đâu?
Nếu bạn không thể ngủ được, có thể bạn lo lắng rằng mình đã bị bệnh mất ngủ. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chứng mất ngủ và...
Khi nào mất ngủ kéo dài trở thành mất ngủ mạn tính?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, kinh nguyệt tôi bắt đầu không đều từ gần 1 năm nay, trong khoảng thời gian này, tôi hay bị nóng giữa đêm...
Mất ngủ buồn bực chân tay
Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là một chứng bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng,...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng My

    Chào bác sĩ. Tôi hay bị ù tai mất ngủ nhờ bác sĩ giúp đỡ nên bệnh tình đã thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    01/08/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung