Bệnh trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?

Bệnh trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?

Chào bác sĩ, tôi tên là Hương. Tôi đang mang thai được 6 tháng và thời gian gần đây tôi cảm thấy khá lo lắng và áp lực về việc sắp làm mẹ. Qua tìm hiểu, tôi được biết phụ nữ có thể mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Vậy xin hỏi bác sĩ là bệnh trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không và dựa vào dấu hiệu nào để tôi có thể nhận biết bệnh trầm cảm sau sinh. Cảm ơn bác sĩ.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Trả lời:

Chào bạn Hương, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn qua một số thông tin dưới đây:

1. Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?

Trầm cảm sau sinh có thể cực kì mệt mỏi. Nó có thể lấy mất những niềm vui từ việc có con của người mẹ. Cứ mỗi 8 bà mẹ thì sẽ có 1 người bị trầm cảm sau sinh trong vòng những tháng tuổi đầu của con họ. Khi không điều trị, trầm cảm sau sinh có thể không chỉ gây mệt mỏi, mà còn gây nguy hiểm cho bản thân bà mẹ và gia đình. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về căn bệnh trầm cảm sau sinh khi tham khảo bài viết về Bệnh trầm cảm sau sinh mà chúng tôi đã trình bày trước đây.

Trầm cảm sau sinh không được điều trị sẽ ảnh hưởng nặng nề đến gia đình của người phu nữ. Trầm cảm sau sinh nặng ảnh hưởng đến khả năng làm một người mẹ tốt của người phụ nữ. Nếu bị trầm cảm sau sinh, bạn có thể khó chịu, kích động hay không có năng lượng. Bạn không cung cấp đầy đủ cho con mình tình yêu và sự quan tâm chăm sóc. Bạn có cảm giác tội lỗi vì những việc này, và cảm giác tội lỗi này thường làm nặng thêm trầm cảm sau sinh. 

Nhiều nghiên cứu cho rằng trầm cảm sau sinh không điều trị có thể gây ra cho đứa trẻ nhiều vấn đề, như:

  • Chậm phát triển ngôn ngữ 
  • Khó khăn trong bộc lộ tâm tư tình cảm 
  • Rối loạn hành vi nhận thức
  • Rối loạn giấc ngủ và nhiều vấn đề khác.

Nhiều nghiên cứu cho thấy trầm cảm sau sinh không điều trị có thể dẫn đến những vấn đề trầm trọng hơn, như rối loạn tâm thần sau sinh. Dù không liên hệ trực tiếp tới trầm cảm sau sinh, rối loạn tâm thần sau sinh là một bệnh lý trầm trọng. Trong đó, người bệnh có những suy nghĩ không thực, ảo giác, bóp méo. Thậm chí, người bệnh còn có động cơ tự sát, gây án mạng. Hãy liên hệ bác sĩ tâm lý tư vấn theo số 1900 1246

2. Những hậu quả và biến chứng của căn bệnh trầm cảm sau sinh

Không được điều trị, trầm cảm sau sinh có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ gắn kết giữa người mẹ và đứa trẻ, dẫn đến những vấn đề trong gia đình.

- Đối với người mẹ: Trầm cảm sau sinh không điều trị có thể kéo dài vài tháng hay lâu hơn, đôi khi nó trở thành một rối loạn trầm cảm mạn tính. Ngay cả khi đã được điều trị, trầm cảm sau sinh làm người mẹ tăng nguy cơ sau này có những đợt trầm cảm nghiêm trọng.

- Đối với người cha: Trầm cảm sau sinh có thể có hiệu ứng lan tỏa, gây căng thẳng về mặt tình cảm cho tất cả những những người gần gũi với đứa trẻ. Khi người mẹ bị trầm cảm, nguy cơ bị trầm cảm của người cha cũng tăng.

- Đối với đứa trẻ: Con của những người mẹ có trầm cảm sau sinh không điều trị có nguy cơ mắc phải những vấn đề về cảm xúc và hành vi cao hơn, như rối loạn giấc ngủ và biếng ăn, quấy khóc nhiều và hội chứng thiếu sự quan tâm/rối loạn tăng động (ADHD). Chậm phát triển ngôn ngữ cũng thường gặp.

>>>Bạn có thể tham khảo những phương pháp điều trị bệnh trầm cảm sau sinh tại: Điều trị bệnh trầm cảm sau sinh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Những triệu chứng nhận biết bệnh trầm cảm sau sinh

- Bạn có những suy nghĩ về việc tự sát:

Nếu bạn đã có những suy nghĩ về việc tự sát, đã đến lúc bạn tìm tới bác sĩ. Điều này là vì tự sát là một điều đáng quan ngại ở phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh. Nghiên cứu cho thấy 20% tử vong ở phụ nữ sau sinh là do tự sát, và nguyên nhân hàng đầu của việc tự sát này là trầm cảm sau sinh. Hơn nữa, 5 tới 14% phụ nữ với trầm cảm sau sinh có những ý nghĩ về tự sát trước, trong và sau khi sinh con. Đừng phớt lờ triệu chứng này, ngay cả khi bạn nghĩ nó chỉ thoáng qua.

- Bạn tự làm tổn thương mình:

Vài phụ nữ đã từng tự làm tổn thương bản thân khi còn là trẻ vị thành niên, có thể tái lập hành vi này khi mắc trầm cảm sau sinh. Tự làm tổn thương được định nghĩa là bất kì hành động gây thương tích nào đối với cơ thể của chính mình và thường để lại những dấu tích hay gây tổn thương mô. Nếu bạn có triệu chứng này, hãy lập tức tìm đến bác sĩ.

- Bạn bỏ mặc con mình:

Những người mẹ với trầm cảm sau sinh có thể gặp khó khăn trong việc gắn kết và chăm sóc con mình. Những người mẹ bị trầm cảm có thể cảm thấy bị tách rời khỏi thế giới, điều có thể dẫn đến việc họ bỏ bê con mình, gây ra những tác hại lên mặt thể chất và tâm lý của đứa trẻ.

- Bạn cảm thấy hay quên và lẫn lộn:

Đa số người cho qua triệu chứng này ở người mẹ và cho nó là “trí nhớ của các bà mẹ”, tuy nhiên nghiên cứu cảnh báo rằng những người mẹ mắc trầm cảm sau sinh có thể bắt đầu gặp khó khăn trong việc nhớ nhiều việc, nghĩ đến những từ ngữ cần để nói và khó khăn khi cố gắng làm nhiều việc cùng lúc. Khi bạn gặp phải những triệu chứng này, bạn sẽ cảm thấy thiếu tỉnh táo và sẽ có thể gây nguy hiểm cho bản thân hay con bạn khi lái xe, nấu nướng hay chỉ đơn giản là khi đi dạo.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

- Bạn không muốn ăn:

Nếu bạn mắc trầm cảm sau sinh, bạn có thể cảm thấy có sự thay đổi về khẩu vị.  Điều quan trọng là bạn phải gặp bác sĩ nếu có sự thay đổi đáng kể về khẩu vị, đặc biệt là khi nó khiến bạn không ăn đủ hay chán ăn. Không duy trì đủ dinh dưỡng do trầm cảm chắc chắn là có hại, nhất là những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ. 

Ngoài ra, bệnh còn có những dấu hiệu khác mà bạn có thể tham khảo tại Dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh.

Điều quan trọng bạn Hương cần làm lúc này là lấy lại tâm trí thoải mái, bạn hãy tâm sự và chia sẻ những lo lắng và áp lực của mình với người thân và bạn bè, lắng nghe lời khuyên từ họ. Bạn cũng nên chuẩn bị tâm lý để chuẩn bị làm mẹ bằng cách tham khảo kinh nghiệm và kiến thức từ những người đi trước, trong sách báo. Nếu bạn không thể giải tỏa được tâm lý của mình thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để có được sự tư vấn tốt nhất. Đây là số liên hệ đến bác sĩ tâm lý tư vấn 1900 1246

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số thông tin như sau:



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Trầm cảm sau sinh

Nên đi khám chữa bệnh trầm cảm sau sinh ở đâu?
Chào bác sĩ Hello Doctor, tôi tên là Yến. Tôi có một người quen bị mắc bệnh trầm cảm sau sinh nhưng tôi lại chưa thực sự hiểu rõ về căn...
Các phương pháp giảm trầm cảm sau sinh tại nhà mà phụ nữ nên biết
Khoảng 80% những người mới làm mẹ trải qua những thay đổi tâm lý nặng, được gọi là baby blues, và 10% bị trầm cảm nặng sau sinh trong năm đầu tiên....
13 cách đơn giản giúp giảm lo âu và căng thẳng hiệu quả
Cuộc sống ngày càng hiện đại hóa khiến căng thẳng và lo âu nặng nề hơn bào giờ hết. Dường như chúng đã trở thành những trải nghiệm...
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh trầm cảm sau sinh?
Hiện này, tình trạng trầm cảm sau sinh và các rối loạn tâm lý sau sinh ngày càng phổ biến. Theo thống kê, có 70% phụ nữ gặp phải...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh trầm cảm sau sinh
Chào bác sĩ em năm nay 21 tuổi, mới sinh em bé được 3 tuần và là con đầu tiên, trong quá trình mang thai đi khám thì bác...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Mai Hương

    Tôi là người đã từng trải qua căn bệnh này nên biết nó đáng sợ như thế nào. Tôi đã từng có cảm giác như không thứ gì có ý nghĩa trên đời này, chồng hay con đều không thiết. Gia đình động viên mãi tôi mới chịu đi khám. Dù sao thì cũng thật may vì tôi đã vượt qua được căn bệnh này và được ngày ngày ở bên thiên thần của mình.

    22/02/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung