Những đối tượng nào thường hay bị run tay chân?

Những đối tượng nào thường hay bị run tay chân?

Chào bác sĩ, tôi tên là Hưng. Trước đây tôi thấy những người già thường bị run tay chân nên cho rằng tình trạng này chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Thế nhưng gần đây tôi thấy có một số người trẻ tuổi cũng bị. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi là những đối tượng nào thường hay bị run tay chân. Cảm ơn bác sĩ. 

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Trả lời:

Chào bạn Hưng, trước hết xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số những thông tin như sau:

1. Run tay chân là gì?

Run là cử động ngoài ý muốn và không kiểm soát được ở một bộ phận trên cơ thể. Run có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể chúng ta và xuất hiện vào thời điểm bất kì. Cơ chế gây run thường do bất thường đường dẫn truyền thần kinh vận động từ não ra ngoại biên. Run không phải lúc nào cũng nguy hiểm, tuy nhiên không nên xem nhẹ tình trạng này.

Run tay chân khi nào là bệnh lý? Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn xem BỆNH RUN TAY CHÂN để đối chiếu với tình trạng của mình. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Người nào thường hay bị run tay chân?

Yếu tố nguy cơ thường dẫn đến run tay chân là:

  • Mỏi cơ
  • Tiêu thụ quá nhiều chất cafein: Việc lạm dụng quá nhiều caffeine - nhất là ở những bạn trẻ, người làm việc trí óc… có thể làm xuất hiện triệu chứng run tay, hoặc tăng nặng tình trạng run do các nguyên nhân khác. Caffeine có mặt nhiều trong các loại thực phẩm như cafe, nước ngọt có ga, chocolate… thậm chí là trong một số loại thuốc giảm đau, không gây buồn ngủ.
  • Bị stress
  • Nghiện bia rượu: Đồ uống có cồn cũng là một trong các nguyên nhân gây run tay thường gặp, nó có thể xuất hiện ở những người nghiện rượu hoặc cai rượu nhưng không đúng cách. Một số người thấy sau khi uống một chút rượu các triệu chứng run tay lại giảm, do đó lầm tưởng rằng rượu có thể kiểm soát được bệnh. Thực chất đây chỉ là một tác động “giả”, gây hưng phấn thần kinh tức thời. Nếu sử dụng nhiều rượu bia về lâu dài sẽ làm tổn thương các tế bào thần kinh và khiến bệnh nặng hơn. Vì vậy, nếu muốn cải thiện được chứng run, bạn bắt buộc phải cai rượu hoàn toàn.
  • Tuổi tác: run tay chân thường gặp ở người trên 40 tuổi 
  • Hạ đường huyết

Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý sau cũng có thể bị run tay chân:

  • Đột quỵ: biểu hiện run là di chứng sau cơn tai biến gây tổn thương não bộ và hệ thần kinh.
  • Chấn thương sọ não
  • Bệnh Parkinson: Parkinson là bệnh lý thoái hóa thần kinh tiến triển nặng dần theo thời gian, do sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh có tên là dopamin ở trong não. Hiện chưa có phương pháp điều trị nào chữa khỏi hoàn toàn. Dấu hiệu run trong bệnh lý Parkinson có đặc trưng là run thường xuất hiện hoặc tăng lên khi nghỉ ngơi và có thể giảm đi khi bạn hoạt động. Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể bị co cứng cơ khớp, đi lại chậm chạp và cử động khó khăn.
  • Cường giáp: Cường giáp là bệnh lý rối loạn tự miễn, xảy ra do cơ thể sản sinh quá nhiều hormon tuyến giáp, làm rối loạn hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Khi đó, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như run tay, hồi hộp, nhịp tim nhanh, căng thẳng, khó chịu…Dấu hiệu run tay trong bệnh lý cường giáp sẽ bắt đầu từ ngón tay, bàn tay, với các biên độ nhỏ, đều đặn, tăng lên khi thay đổi cảm xúc. Tình trạng run có thể giảm nếu kiểm soát tốt bệnh tuyến giáp.

Run tay chân do thiếu vitamin B12

Trong số 13 loại vitamin thiết yếu, có tới 8 vitamin nhóm B, cần thiết cho quá trình chuyển hoá năng lượng, sản sinh hồng cầu và phân chia tế bào của cơ thể. Đặc biệt, vitamin B12 tham gia vào hoạt động của hệ thần kinh, là vi chất không thể thiếu để duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Cung cấp không đủ vitamin B12 cho cơ thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như run chân tay, yếu cơ và suy giảm trí nhớ.

Vitamin B12 còn được gọi là “yếu tố trưởng thành”, do nó cần cho sự phát triển hoàn thiện của các tế bào trong cơ thể. Thiếu hụt vitamin B12 làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, nhưng máu và hệ thần kinh là 2 hệ thống bị tác động nhiều nhất.

Vitamin B12 tham gia vào quá trình tạo máu ở tủy xương, khi thiếu hụt một lượng nhất định, sẽ dẫn đến tế bào hồng cầu không trưởng thành được gây ra thiếu máu.

Mặt khác, vitamin B12 giúp hình thành và củng cố lớp myelin bao bọc tế bào thần kinh. Khi không cung cấp đủ lượng vitamin B12 cơ thể cần, lớp myelin bị phân hủy, gây suy giảm chức năng thần kinh, từ đó gây nên hiện tượng run tay chân. Trường hợp thiếu vitamin B12 trầm trọng và lâu dài không chỉ gây run tay chân mà còn dẫn đến tình trạng teo tế bào thần kinh, gây trầm cảm và suy giảm trí nhớ. 

Thiếu hụt vitamin B12 ở mức độ nhẹ cũng đã có thể gây ra tác động lên hệ thần kinh với các triệu chứng như: mất thăng bằng, run, đi không vững, co thắt cơ, yếu cơ, giảm thị lực. Vì vậy, nếu như bạn bị run không rõ nguyên nhân, kèm theo một số triệu chứng như mệt mỏi, táo bón, chán ăn, giảm cân, hãy nghĩ đến nguyên nhân thiếu vitamin B12, và đi khám để được xét nghiệm chẩn đoán chính xác.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Ai có nguy cơ cao thiếu vitamin B12?

Trong ruột non của chúng ta có chứa hệ vi khuẩn có khả năng tự tổng hợp vitamin B12, tuy nhiên lượng vitamin chính cần thiết cho nhu cầu của cơ thể được cung cấp nhờ thức ăn. Vitamin B12 có mặt trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc động vật ở dạng liên kết với protein. Khi thức ăn vào đến dạ dày, vitamin B12 sẽ được giải phóng nhờ tác dụng của acid HCl và enzyme protease có trong dạ dày, sau đó được hấp thu ở ruột. Vì vậy, người già, đặc biệt người bị thiếu máu ác tính, thiếu acid dạ dày hoặc viêm loét đại tràng mãn tính là các đối tượng có nguy cơ cao thiếu hụt vitamin B12 do giảm hấp thu vi chất này. 

Những người ăn chay hay ăn kiêng hoàn toàn thực phẩm từ động vật có khả năng cao bị thiếu vitamin B12. Bên cạnh đó, người có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao thiếu vitamin B12. 

Ngoài ra, người bị nhiễm sán xơ mít thường thiếu hụt vitamin B12 do sán hấp thu tới trên 80% vitamin B12 mà cơ thể nhận được hàng ngày. Do triệu chứng của nhiễm sán xơ mít thường kín đáo, nhiều trường hợp không phát hiện bệnh cho đến khi biến chứng trên hệ thần kinh do thiếu vitamin B12 xuất hiện.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn Hưng. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.


Tag:Run

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Run tay chân

Bệnh hồi hộp run tay - Nguyên nhân và cách khắc phục
Run tay là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang lo âu. Triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc...
Run tay khi làm việc
Không như run tay do bệnh Parkinson – bệnh nhân thường bị run tay khi tay ở tư thể nghỉ ngơi và thường không ảnh hưởng tới công việc – run tay khi...
Run tay khi đứng trước đám đông
Run tay khi đứng trước đám đông có thể bị gây ra do nhiều nguyên nhân và có thể khó để chẩn đoán xác định nguyên...
Bệnh run tay bẩm sinh
Bệnh bẩm sinh là những bất thường mà một người có ngay từ lúc sinh ra, có thể biểu hiện ngay từ lúc mới sinh hoặc cũng có thể rất nhiều năm về sau...
Bệnh run tay chân và cách chữa
Run tay chân không phải là bệnh đe dọa tính mạng nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. 1. Bệnh run tay chân là...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thị Ngọc Hoa

    Tôi thấy mình thỉnh thoảng bị run tay nên cứ lo mình bị bệnh. Nhưng sau khi đọc bài viết thì thấy mình không thuộc nhóm đối tượng nào nên đã an tâm hơn. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều

    10/03/2018
nguyên tuyêt (28/05/2020)
xin chào bác sĩ. tôi 35 tuổi. tôi thường bị rung tay mỗi khi cầm nắm đồ vật, tôi đã đi khám xét nghiệm về cường giáp, tuyến giáp, đều bình thường. xin BS tư vấn giúp tôi bị run do đâu và cách điều trị ra sao ah. xin cám ơn BS nhiều .
Long (29/05/2020)
Bạn nên đi khám chuyên khoa tâm thần kinh và cơ xương khớp xem sao.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung