9 nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Theo nghiên cứu thì nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn thần kinh thực vật hay gặp nhất là bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, một số các bệnh khác cũng có thể gây ra rối loạn chức năng thần kinh thực vật.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Nếu bạn chưa thực sự hiểu rõ thế nào là rối loạn thần kinh thực vật, bạn có thể xem tại bài viết "Bệnh rối loạn thần kinh chức năng".
Những nguyên nhân của bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh rối loạn thần kinh thực vật:
- Tích lũy protein bất thường trong các cơ quan do bệnh amyloisis. Đây là bệnh hiếm gặp, xảy ra do tích tụ một chất có tên amyloid trong các cơ quan. Chất amyloid này là một protein bất thường, được tổng hợp trong tủy xương và có thể lắng đọng trong bất kì mô hoặc cơ quan nào. Bệnh có thể ảnhh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ thần kinh thực vât.
- Các bệnh tự miễn: bệnh tự miễn là bệnh xảy ra do hệ miễn dịch tấn công và phá hủy các thành phần của chính cơ thể, trong đó có cả hệ thần kinh thực vật. Ví dụ về các bệnh tự miễn như hội chứng Sjorgen, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp (thấp khớp) và bệnh Celiac. Hội chứng Gullian – Barre là một bệnh tự miễn xảy ra khi các tự kháng thể được sinh ra bởi phản ứng miễn dịch. Các kháng thể này có khả năng tấn công vào bao myelin của dây thần kinh (bao myelin giúp truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh nhanh hơn) và có thể ảnh hưởng nặng nề tới hệ thần kinh thực vật. Ngoài ra, khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào tân sinh bất thường (tế bào ung thư) cũng có thể gây ra rối loạn thần kinh thực vật.
- Nhiễm trùng: một vài loại virus và vi khuẩn như vi khuẩn sinh hơi, vi khuẩn gây bệnh Lyme, virus HIV, vi khuẩn gây bệnh phong có thể gây rối loạn thần kinh thực vật. Tình trạng nhiễm trùng của cơ thể có thể kích thích các phản ứng phản vệ, tạo ra các chất có khả năng phá hủy các dây thần kinh của hệ thần kinh thực vật, gây ra bệnh rối loạn thần kinh thực vật.
- Đái tháo đường: quá trình bệnh sinh của đái tháo đường ảnh hưởng tới các dây thần kinh trong cơ thể, trong đó có hệ thần kinh thực vật. Đặc biệt ở những bệnh nhân kiểm soát lượng đường máu kém thì bệnh rối loạn thần kinh thực vật lại càng hay gặp. Xem đầy đủ thông tin về bệnh đái tháo đường Tại đây.
- Dùng thuốc: một vài loại thuốc có khả năng gây ra các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật, trong đó có nhiều thuốc được sử dụng trong liệu pháp hóa trị ung thư.
- Thiếu vitamin, nhiễm độc chất: thiếu vitamin B12, độc chất ảnh hưởng thần kinh, các hóa chất dùng trong hóa trị liệu.
- Các rối loạn di truyền
- Bệnh Parkinson. Xem đầy đủ thông tin về bệnh Parkinson Tại đây.
- Các nguyên nhân khác ít gặp hơn: như phẫu thuật hoặc chấn thương tủy, hóa chất, lạm dụng rượu bia, các bệnh lí liên quan tới việc tạo mô sẹo xung quanh các dây thần kinh.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Ngoài các nguyên nhân thường gặp ở trên, những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ dưới đây thì khả năng mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật sẽ cao hơn những người khác:
- Tiền sử bệnh đái tháo đường kiểm soát chưa tốt
- Tiền sử bệnh nội khoa khác như porphyria, suy giáp, ung thư
- Uống rượu, hút thuốc lá nhiều
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật là một bệnh có thể điều trị được và có thể phòng tránh được. Do đó, khi có các triệu chứng nghi ngờ của bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tham khảo thêm các phương pháp điều trị bệnh tại "Chữa trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật".
Rối loạn thần kinh thực vật xảy ra khi hệ thần kinh điều khiển các hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể bị tổn thương. Rối loạn này có thể ảnh hưởng tới huyết áp, trung tâm điều hòa nhiệt độ cơ thể, khả năng tiêu hóa thức ăn, hoạt động của bàng quang và thậm chí còn ảnh hưởng tới chức năng tình dục. Khi bị rối loạn thần kinh thực vật, dây thần kinh tự chủ (còn gọi là dây thần kinh thực vật) gây nhiễu các tín hiệu truyền từ não tới các cơ quan và ngược lại, làm hoạt động của các cơ quan này bị ảnh hưởng. Triệu chứng thường gặp của bệnh tương ứng với các cơ quan bị ảnh hưởng. Cụ thể như chóng mặt, ngất xỉu, các rối loạn đi tiểu, ăn không tiêu,…
Trích "Biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật" - Bác sĩ Đàm Văn Đức
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi