Hướng dẫn cách chăm sóc cho người bị bệnh rối loạn giấc ngủ

Hướng dẫn cách chăm sóc cho người bị bệnh rối loạn giấc ngủ

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn dễ bị thiếu ngủ, ngủ không ngon, ngủ nhiều nhưng lại luôn cảm giác thiếu ngủ, hoặc đơn giản là gặp nhiều ác mộng, mộng du khi ngủ. Những vấn đề này được gọi chung là rối loạn giấc ngủ. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này? Cách chăm sóc cho bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ ra sao? Để biết được câu trả lời cho các vấn đề này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Hướng dẫn cách chăm sóc cho người bị bệnh rối loạn giấc ngủ

Tùy theo lứa tuổi mà nhu cầu ngủ khác nhau. Trẻ mới sinh cần ngủ đủ 16 tiếng mỗi ngày. Càng lớn thời gian cần thiết dành cho giấc ngủ càng giảm. Khi về già, người lớn tuổi chỉ có thể cần 4-6 giờ mỗi đêm. 

Trước đây, khi cuộc sống con người vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nên nhịp sinh học của chúng ta cũng dễ được điều chỉnh theo các nhịp dao động của thiên nhiên. Tổ tiên chúng ta đi ngủ khi ánh sáng mặt trời tàn và nhiệt độ của ngày giảm. Do lúc này, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra melatonin, khiến chúng ta buồn ngủ. Còn hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật, ánh sáng nhân tạo và sưởi ấm khiến cơ thể tiết melatonin chậm và ít hơn.

Sức khỏe tâm thần của chúng ta cũng có tác động rất lớn đến chu trình thức ngủ. Khi bị khó ngủ, thức dậy thường xuyên vào ban đêm, hoặc thức dậy sớm vào buổi sáng và không thể ngủ lại được. Tất cả những điều này dẫn đến cảm giác rằng chúng ta không ngủ đủ - khiến cà người lúc nào cũng dễ mệt mỏi, căng thẳng. Tình trạng nạy lại khiến chúng ta ngủ không ngon giấc thêm.

Để nhận biết được bản thân có đang bị rối loạn giấc ngủ hay không, bạn cần dựa trên Triệu chứng của bệnh rối loạn giấc ngủ. Nếu thấy bản thân mình đang có dấu hiệu của bệnh rối loạn giấc ngủ, bạn cần có phương án để điều trị ngay. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Ngoài việc đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị, khi bạn hoặc người thân đang bị rối loạn giấc ngủ, có thể cân nhắc một số điều sau để cải thiện tình trạng này:

Thay đổi môi trường sống của bạn

Để có một giấc ngủ ngon, bạn nên tránh cho phòng ngủ một số vấn đề sau:

  • Phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh - phòng ngủ luôn cần phải thông thoáng, nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh vì điều này sẽ làm cơ thể khó chịu, khiến việc đi vào giấc ngủ khó khăn hơn.
  • Phòng ngủ quá ồn ào.
  • Giường quá khó chịu.
  • Tiếng ồn do người ngủ chung (ngáy, hay xoay người, mất ngủ).
  • Hàng xóm quá ồn ào.
  • Tivi, máy tính, máy tính bảng hoặc thiết bị di động trong phòng ngủ của bạn.

Thay đổi môi trường trở thành một nơi yên tĩnh chỉ để ngủ, hạn chế làm việc trong phòng ngủ, trên giường. Hạn chế ánh sáng dư thừa (đặc biệt là ánh sáng xanh), đảm bảo nhiệt độ phù hợp và kiểm tra giường và gối thoải mái. Nếu bạn không thể giảm tiếng ồn, hãy sử dụng các tai nghe, bịt tai giảm tiếng ồn. Tháo màn hình ti vi và các thiết bị điện tử khỏi phòng ngủ của bạn. 

Ngoài ra, thử đọc một cuốn sách thông thường thay vì lướt web hay đọc sách điện tử trên màn hình chiếu sáng trước khi ngủ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Thay đổi thói quen

Hãy cố gắng thư giãn trước khi đi ngủ, làm bất kỳ điều gì mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Cố gắng đi ngủ và thức dậy theo giờ giấc nhất định, chỉ giữ giường ngủ nhằm mục đích ngủ và quan hệ tình dục. Không nên xem truyền hình, lướt web hay kiểm tra email hoặc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội khi đang nằm trên giường.

  • Tập thể dục vào ban ngày: Hãy thử bơi lội hoặc đi bộ thường xuyên. Tránh tập thể dục vào buổi tối, nhất là các bài tập nặng, nhảy múa tăng hưng phấn.
  • Giảm lượng caffeine (trà, cà phê, nước ngọt) vào buổi tối: Thay vào đó, hãy thử uống sữa, sữa chua, vì chúng sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ.
  • Đừng uống nhiều rượu: Ban đầu, nó có thể giúp bạn dễ ngủ, nhưng lâu dần chúng sẽ dễ khiến bạn hay giật mình thức dậy vào ban đêm, rối loạn giấc ngủ.
  • Làm mát cơ thể, ví dụ: tắm nước lạnh ngay trước khi giường giúp thúc đẩy cơ thể tiết melatonin.
  • Nếu bạn đã có một đêm tồi tệ, khiến bạn khó ngủ: Hãy cố gắng hạn chế ngủ ngày vì điều này sẽ khiến bạn khó ngủ hơn vào đêm hôm sau.
  • Nếu có điều gì đó gây phiền hà cho bạn và bạn không thể làm gì ngay lập tức, hãy thử viết nó xuống trước khi đi ngủ và tự nói với mình để đối phó với nó vào ngày mai.

Nếu bạn không thể ngủ được, đừng quá lo lắng về nó. Hãy đứng dậy và làm điều gì đó bạn thấy thư giãn như đọc sách hoặc nghe nhạc yên tĩnh. Sau một thời gian bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ thì sẽ dễ vào giấc ngủ hơn.

  • Viết lại nhật ký giấc ngủ trong một tuần: Sau đó, bạn có thể nhìn lại và nhận thấy những gì giúp bạn ngủ ngon hơn và những gì không, vì vậy bạn có thể thực hiện những thay đổi tích cực và làm nhiều hơn những gì giúp bạn ngủ ngon, hạn chế những việc gây cản trở giấc ngủ của bạn.
  • Nếu bạn đang sử dụng thuốc để điều trị các bệnh lý mạn tính: Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về chế độ điều trị của bạn nếu bạn thấy rằng việc sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
  • Tránh xem đồng hồ khi ở trên giường và đặt sự chú ý của bạn ở đâu đó yên tĩnh
  • Tập hít thở sâu khi ngủ
  • Nghe nhạc kích thích sóng não vào giấc ngủ
  • Lo lắng về việc không ngủ sẽ khiến bạn tỉnh táo. Thay vì tập trung chú ý vào những suy nghĩ đáng lo ngại, bạn nên thử chú ý đến một nơi nào đó yên tĩnh, sử dụng hình ảnh, tưởng tượng, hít thở để làm cơ thể thả lỏng.

Nếu bạn đang lo lắng về một vấn đề cụ thể, hãy viết nó xuống và tự nhủ rằng bạn có thể sắp xếp nó vào buổi sáng.

Khiến bản thân phân tâm bằng cách suy nghĩ về một chuỗi các đối tượng ngẫu nhiên trong vài giây. Ví dụ. một cái bàn, một cái cây, một cái chảo, một bông hoa, một con bò, một đám mây...

>>>Xem thêm:

Ngoài ra, nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ kéo dài hơn 1 tháng thì nên đến khám và điều trị bác sĩ để tìm ra các nguyên nhân cụ thể. Bạn có thể đến khám và điều trị bệnh với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ nghiến răng - Nguyên nhân và cách điều trị
Có bao giờ người ngủ chung giường với bạn than phiền rằng bạn nghiến rang khi ngủ? Bạn có thức dậy với đau hàm hay đau đầu? Răng của bạn có bị mòn đi, cảm...
Trắc nghiệm PSQI - Thang điểm đánh giá rối loạn giấc ngủ
Khi chẩn đoán bệnh rối loạn giấc ngủ, bác sĩ cần dựa trên một căn cứ nào đó để đánh giá mức độ bệnh của bệnh nhân. Trắc nghiệm PSQI là...
Rối loạn giấc ngủ ở người lớn - Nguyên nhân và cách điều trị
Rối loạn giấc ngủ ờ người lớn là một nhóm những tình trạng thường xuyên ảnh hưởng đến khả năng ngủ ngon và sức khỏe của người bệnh. Hãy cùng Hello...
Rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn
Giấc ngủ là một quá trình tích cực dưới sự kiểm soát của não và là một phần cơ bản của đời sống con người. Rối loạn giấc ngủ là...
Rối loạn giấc ngủ sau sinh
Rất nhiều phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ sau khi sinh. Đây là hiện tượng khá phổ biến do rất nhiều yếu tố gây ra. Cùng Hello Doctor...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thùy Dương

    2 tuần nay tôi cũng thường xuyên bị mất ngủ. Tôi sẽ thử áp dụng những phương pháp mà bác sĩ đưa ra.

    23/04/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung