Rối loạn giấc ngủ nghiến răng - Nguyên nhân và cách điều trị
Có bao giờ người ngủ chung giường với bạn than phiền rằng bạn nghiến rang khi ngủ? Bạn có thức dậy với đau hàm hay đau đầu? Răng của bạn có bị mòn đi, cảm giác lỏng lẻo, mẻ hay thậm chí là gãy? Nếu có, bạn có thể đang gặp tình trạng nghiến răng khi ngủ.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK
Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury
_____________________________
1. Nghiến răng là gì?
Nghiến răng đặc trưng bởi những hành động không chủ đích như nghiến, siết chặt răng lại. Nó được chia làm 2 loại chính: nghiến răng khi thức (xảy ra khi tỉnh táo) và nghiến răng khi ngủ. Hai loại này khác biệt rõ ràng ở điểm sự tổn thương răng gây ra do nghiến răng khi ngủ trầm trọng hơn nhiều.
Chúng còn khác biệt ở những nguyên nhân được tin rằng gây ra chúng và tần suất gây ra rối loạn này: phụ nữ có nhiều nguy cơ hơn so với nam giới đối với nghiến răng khi thức, trong khi đó nghiến răng khi ngủ không liên quan giới tính.
Nghiến răng khi ngủ rơi vào nhóm của những rối loạn giấc ngủ là rối loạn giấc ngủ liên quan đến cử động.
Loại rối loạn giấc ngủ này đặc trưng bởi những cử động vật lý trong khi ngủ, những cử động này có thể không kiểm soát được hay không có chủ đích. Những rối loạn khác trong nhóm này gồm rối loạn cử động chi có chu kì (PLMD), hội chứng chân không yên (RLS), chuột rút chân liên quan đến giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ liên quan đến những cử động có nhịp điệu.
Nghiến răng không điều trị có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề răng như gãy, lung lay, mòn răng, tổn thương men răng, đau đầu và rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ).
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK
Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury
_____________________________
2. Nguyên nhân
Tỉnh giấc khi đang ngủ
Các nhà khoa học hiện không chắc chắn về nguyên nhân chính xác gây nghiến răng nhưng có bằng chứng cho thấy nó có liên quan đến những cơn tỉnh giấc khi ngủ. Những cơn thức giấc này có thể xảy ra đến 15 lần khi ngủ. Tỉnh giấc khi đang ngủ thường kèm với tăng hoạt động của cơ như ở cơ hàm, có thể là nguồn gốc của nghiến răng.
Những cơn tỉnh giấc này cũng đặc trưng ở những người có những rối loạn giấc ngủ khác liên quan đến việc thở như ngưng thở khi ngủ và ngáy. Nghiến răng khi ngủ thường gặp ở những bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ có thể là một phản ứng vô ý đối với sự sụp xuống của đường thở bằng cách nghiến cơ hàm để ngăn ngừa sự hạn chế của dòng khí đi vào.
- Bạn có thể tìm hiểu thêm về chứng ngưng thở khi ngủ TẠI ĐÂY.
Những rối loạn giấc ngủ khác cũng được thấy có liên quan đến nghiến răng bao gồm những chứng mất ngủ giả như: liệt khi ngủ, nói mớ và những rối loạn hành vi khi ngủ REM.
Nguyên nhân tâm thần
Nghiến răng cũng có thể là một phản ứng phụ của những rối loạn tâm thần, căng thẳng, lo lắng và những cảm xúc mạnh khác. Ước lượng rằng gần 70% những trường hợp nghiến răng là do căng thẳng hay lo lắng.
Nghiến răng thường thấy hơn ở những người có những loại cá tính nhất định như hung hăng, hiếu thắng hay quá nhạy cảm.
Đôi khi người ta thấy rằng nghiến răng là một cách đối phó với căng thẳng hay lo lắng tương tự với những hành động như căn môi, cắn má, đập hai hàm vào nhay và cắn/nhai những vật khác.
Ở trẻ em, người ta thấy rằng đôi khi nghiến răng là phản xạ đối với cơn đau do đau tai hay mọc răng.
Những nguyên nhân khác
Những tình trạng khác cũng có thể dẫn đến nghiến răng như sự trào ngược dạ dày – thực quản hay răng so le ở hàm trên hay dưới.
Những yếu tố nguy cơ của nghiến răng cũng có thể đến từ những tác dụng phụ của những hóa chất gây hung phấn thần kinh như thuốc lá, rượu, caffeine và những thuốc điều trị lo âu hay trầm cảm. Những chất này thường gây tăng nguy co tỉnh giấc khi đang ngủ.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK
Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury
_____________________________
3. Điều trị nghiến răng
Những trường hợp nhẹ của nghiến răng có thể không cần điều trị nhưng những triệu chứng trung bình hay nặng có thể gây ra những vấn đề lâu dài như đau hàm, đau đầu và tổn thương răng.
Nếu những triệu chứng của bạn bao gồm đau, khó chịu, mất ngủ (đối với bạn hay người ngủ cùng bạn) hay tổn thương răng, bạn có thể cần khám nha sĩ hay một chuyên gia về giấc ngủ để được tham vấn.
Nghiên cứu giấc ngủ
Như nhiều rối loạn khác, điều trị nghiến răng thường liên quan đến việc tìm gốc rễ nguyên nhân gây ra rối loạn này. Nếu rối loạn giấc ngủ được tin rằng là gốc rễ vấn đề, lên lịch để được tham vấn bởi một chuyên gia giấc ngủ có thể giúp chẩn đoán (hay loại trừ) một rối loạn giấc ngủ. Những cách điều trị ngưng thở khi ngủ đã được chứng minh rằng làm giảm đáng kể tần suất với nghiến răng liên quan.
Những liệu pháp và thuốc
Nếu sự nghiến răng của bạn bị gây ra bởi căng thẳng hay rối loạn tâm trạng, điều trị những phiền não này cũng có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng nghiến răng.
- Kiểm soát căng thẳng và những phương thức thư giãn có thể giúp giảm những căng thẳng tình cảm khiến bạn bạn nghiến răng như một đáp ứng.
- Những liệu pháp hành vi như luyện tập vị trí thích hợp của hàm và miệng có thể giúp bạn giảm nghiến răng.
- Những thuốc như thuốc giãn cơ uống trước khi ngủ có thể làm giảm nguy cơ căng cơ hàm.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK
Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury
_____________________________
Gặp nha sĩ
Dù đây là điều nằm ở cuối danh sách, nhưng gặp nha sĩ có lẽ là bước đầu tiên bạn nên thực hiện nếu bạn phát hiện bạn nghiến răng khi ngủ. Nếu không thường xuyên khám nha sĩ, bạn nên lên một cuộc hẹn ngay vì tổn thương răng có thể vĩnh viễn hay rất mắc nếu cần chữa trị. Nha sĩ sẽ hỏi về sức khỏe, thói quen của bạn và những yếu tố khác, những điều mà có thể tiết lộ nguyên nhân gây nghiến răng ở bạn.
Nha sĩ cũng có thể sẽ giới thiệu một dụng cụ nha khoa để giúp bạn ngừa nghiến răng hay ít nhất là hạn chế tổn thương răng.
- Miếng bảo vệ răng thường được khuyên dùng nhất để kiểm soát nghiến răng. Nên lưu ý rằng miếng bảo vệ răng không chữa nghiến răng, mà đơn thuần là một dạng bảo vệ cho răng bạn. Đeo vào mỗi đêm, miếng bảo vệ răng giữ hai hàm tách ra và ngăn ngừa tổn thương gây ra do nghiến răng cũng như loại trừ được âm thanh mà có thể làm phiền người ngủ cùng bạn.
- Dụng cụ hàm dưới (MADs) cũng tương tự với miếng bảo vệ răng ở chỗ cũng dùng đường miệng. Tuy nhiên, thay vì ngăn răng bạn chạm vào nhau, chúng đẩy hàm dưới hơi thấp xuống và kéo lưỡi ra trước. MADs là dụng cụ điều trị nha phổ biến ở những bệnh nhân ngưng thở khi ngủ vì nó giữ lưỡi ở vị trí phía trước và ngăn ngừa nó sụp ra sau lên đường thở. MADs được chứng minh có hiệu quả trong điều trị nghiến răng và cả với Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Hãy liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi