Rối loạn giấc ngủ sau sinh
Rất nhiều phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ sau khi sinh. Đây là hiện tượng khá phổ biến do rất nhiều yếu tố gây ra. Cùng Hello Doctor tìm hiểu về tình trạng này trong bài viết dưới đây.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Rối loạn giấc ngủ sau sinh là gì?
Hội chứng rối loạn giấc ngủ sau sinh đơn giản là việc mẹ sau sinh không thể ngủ đúng, đủ giấc. Căng thẳng và thay đổi cuộc sống, dù là tích cực hay tiêu cực, là những yếu tố gây nên chứng rối loạn giấc ngủ lớn nhất.
Vì vậy, sự xuất hiện của một em bé mới, ngay cả trong hoàn cảnh tốt nhất, là một nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ sau sinh rơi vào chứng rối loạn giấc ngủ.
2. Biểu hiện rối loạn giấc ngủ sau sinh
- Khó ngủ vào ban đêm, đêm không ngủ tròn giấc
- Cảm thấy khó chịu và buồn ngủ vào ban ngày
- Cảm giác mệt mỏi, thiếu sinh lực
- Làm việc không tập trung, uể oải
- Không tỉnh táo khi làm việc hoặc xem TV
- Ngủ gật hoặc rất buồn ngủ và mệt mỏi khi đang ngồi, hoặc lái xe
- Gặp rắc rối khi kiểm soát cảm xúc của mình đối với con người và sự vật xung quanh
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Nguyên nhân
Tất cả chúng ta đều có một chiếc đồng hồ sinh học bên trong cơ thể, điều chỉnh chu kỳ hoạt động của con người trong 24 giờ, bao gồm giấc ngủ và thức dậy. Chu kỳ ngủ và thức giấc còn được gọi là nhịp sinh học. Vào buổi tối, khi ánh sáng yếu, bộ não của chúng ta được kích thích tiết ra melatonin, một hóc môn khiến cơ thể buồn ngủ. Buổi sáng khi mặt trời mọc, bộ não tự động phát tính hiệu khiến cơ thể thức dậy.
Khi nhịp sinh học bị gián đoạn, hay bị rối loạn, bạn sẽ cảm thấy choáng váng, mất phương hướng và buồn ngủ vào ban ngày. Nhịp sinh học có liên quan đến nhiều vấn đề về giấc ngủ, như suy sụp tinh thần, rối loạn lưỡng cực... Rối loạn giấc ngủ sau sinh bao gồm các nguyên nhân sau:
- Lo lắng, căng thẳng, sợ em bé khóc, tè dầm
- Thay đổi giờ giấc sinh lí do em bé hay khóc đêm
- Suy nghĩ nhiều, lo lắng, tính toán… trằn trọc, Đặc biệt nếu chồng đi làm, ít quan tâm chia sẻ hỏi han. Hoặc có những xung đột trong gia đình quan niệm sinh con trai-gái, mẹ chồng-nàng dâu,…
- Nóng nực do thời tiết
- Trầm cảm sau sinh. (Đây là bệnh rất phổ biến ở các bà mẹ sau khi sinh, để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bạn có thể tham khảo trong bài viết: Bệnh trầm cảm sau sinh là gì?
- Đầu óc chậm chạp vì ít tiếp xúc với các phương tiện truyền thông, sách báo, tin tức, công việc, cuộc sống như thường nhật.
- Ít vận động.
- Những thay đổi khác, chẳng hạn như sự sụt giảm lớn trong kích thích tố sinh sản (ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể).
- Đồng thời, chất lượng giấc ngủ kém và mất ngủ - khó ngủ khi bé ngủ, hoặc ngủ lại sau khi thức dậy để chăm sóc em bé - là yếu tố nguy cơ được thiết lập tốt cho trầm cảm sau sinh.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Cách khắc phục rối loạn giấc ngủ sau sinh
Khi chứng mất ngủ bắt đầu xuất hiện, phụ nữ có thể thay đổi thói quen của họ để đối phó với mất ngủ.
- Đi ngủ sớm là 1 trong những cách tốt nhất để có thể ngủ đủ. Có thể thử một vài hoạt động thư giãn trước khi ngủ như ngâm mình trong bồn tắm. Biết rằng khá khó vì cả “núi” việc ưu tiên của bạn bị thay đổi và cứ quay cuồng vời nó mà chả biết khi nào hết, hãy chia sẻ nó với người thân trong gia đinh, đặc biệt là anh xã.
- 10 phút với bài tập thư giãn hít thở sâu có thể giúp bạn bình tĩnh và ngủ tốt hơn.
- Cố gắng tranh thủ chợp mắt chốc lát khi các bé ngủ.
- Tránh công nghệ hoặc bất kỳ thiết bị nào phát ra ánh sáng chói lóa vào khuôn mặt của bạn bắt đầu từ một đến hai giờ trước khi đi ngủ và trong đêm.
- Bạn cũng có thể nghĩ đến việc hình thành một kế hoạch trong thời kỳ mang thai muộn để biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh ban đêm có thể được chia sẻ với các thành viên gia đình bất cứ khi nào có thể. Một giấc ngủ của người mẹ mới nên được ưu tiên; cô ấy thực sự cần giấc ngủ của mình để phục hồi từ sự căng thẳng về thể chất chính của sinh con.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Ngay cả khi bạn đã quen với việc khó ngủ và đã thích nghi dần với nó, bạn cũng có thể điều chỉnh lại hoạt động của bản thân để có giấc ngủ tốt hơn. Để làm được điều này, hãy bắt đầu với việc theo dõi chính giấc ngủ của bạn và các biểu hiện bất thường, sau đó tìm nguyên nhân và tạo ra những thay đổi về thói quen hàng ngày cũng như điều kiện phòng ngủ và thời gian ngủ của bạn. Nếu bạn đã thử nhiều cách nhưng không tự mình khắc phục được, đấy là lúc bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ thêm.
Mất ngủ là một trải nghiệm bình thường, bình thường sau sự xuất hiện của em bé. Tuy nhiên, nếu bạn gặp khó khăn khi ngủ hoặc quay trở lại giấc ngủ, bạn nên tìm sự giúp đỡ. Giải quyết các vấn đề về giấc ngủ càng sớm càng tốt có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi