Hưng cảm - rối loạn cảm xúc đặc biệt đối nghịch với trầm cảm

Hưng cảm - rối loạn cảm xúc đặc biệt đối nghịch với trầm cảm

Hưng cảm là một rối loạn cảm xúc hết sức đặc biệt, đối nghịch hoàn toàn với trầm cảm. Người bệnh ở trong trạng thái phấn khích quá độ, dễ bị kích động... Để hiểu rõ hơn về triệu chứng này, bạn có thể tham khảo một số thông tin sau:

1. Hưng cảm là gì

2. Biểu hiện của hưng cảm

3. Nguyên nhân gây ra hưng cảm

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

5. Bác sĩ điều trị

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Hưng cảm là bệnh gì?

Hưng cảm không phải là một bệnh, nhưng thường được chẩn đoán là một phần của một tình trạng gọi là rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

>>>Để hiểu rõ rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì, bạn có thể xem tạiBệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

Hưng cảm là một trạng thái tâm trạng đặc trưng bởi một giai đoạn kéo dài ít nhất là một tuần, có hiện diện sự gia tăng hay dễ bị kích thích bất thường tâm trạng. Một người bị một đợt hưng cảm thường thực hiện các hoạt động theo hướng để đạt được mục tiêu quá lớn so với các hoạt động bình thường của họ. Người ta thường miêu ta hưng cảm như cảm giác cực sảng khoái, cực kì hưng phấn và có thể làm hay hoàn thành bất kì điều gì. Cảm giác ấy cực kì tích cực nhưng quá đáng.

Đôi lúc tâm trạng hưng cảm thường liên quan đến việc dễ bị kích thích hơn là gia tăng tâm trạng, đặc biệt nếu ý muốn của người bệnh bị từ chối hay được thực hiện không đạt. Một người đang bị hưng cảm thường làm nhiều điều cùng lúc mà ít lập kế hoạch trước hay suy nghĩ đến chúng và không thể hoàn thành việc nào cả. Họ có thể làm các việc hàng giờ liền, không ngủ hay nghỉ.

Một sự thay đổi tâm trạng thường gắn liền với các triệu chứng hưng cảm hay được nhận ra bởi những người khác (bạn bè hay người thân của đối tượng) và không giống với trạng thái và hành vi bình thường đặc trưng của đối tượng. Người khác thường nói: người bệnh làm những việc theo cách khác với cách họ thường làm và mọi người đều nhận ra điều đó.

Hưng cảm sẽ gây ra các khó khăn và làm giảm khả năng làm việc, tương tác với bạn bè, gia đình ở nhà hay các các mặt khác của đời sống. Các triệu chứng này cũng không phải là kết quả của việc sử dụng hay lệ thuộc các chất (rượu, thuốc…) hay gây ra bởi một tình trạng bệnh toàn thân khác (cường giáp…). 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Biểu hiện của hưng cảm

Để chẩn đoán một đợt hưng cảm, một người phải có 3 hay nhiều hơn các triệu chứng sau đây:

  • Lòng tự trọng quá lớn hay hoang tưởng tự cao
  • Giảm nhu cầu ngủ (Ví dụ: một người cảm thấy khỏe chỉ sau một giấc ngủ kéo dài 3 tiếng)
  • Nói nhiều hơn bình thường và có áp lực rằng mình phải tiếp tục nói.
  • Ý tưởng dâng trào và cảm thấy các suy nghĩ đang kéo tới
  • Dễ bị thu hút chú ý vào các vật không quan trọng hay không cần thiết.
  • Mục tiêu cho các hoạt động tăng lên ( trong công việc xã hội, trong công việc hay học tập hay trong quan hệ tình dục) hay có xáo trộn về tâm thần vận động
  • Tham gia quá nhiều các hoạt động giải trí có nguy cơ gây hậu quả không tốt cao như mua sắm quá đà, quan hệ tình dục thiếu suy nghĩ, đầu tư kinh doanh sai lầm…).

Nâng cao lòng tự trọng là một biểu hiện thường gặp, mức độ từ tự tin quá đáng đến hoang tưởng tự cao. Đối tượng sẽ có thể đưa ra lời khuyên cho các vấn đề mà họ không hề có chút hiểu biết gì (ví dụ: làm thể nào để cai trị Việt Nam). Mặc dù thiếu kinh nghiệm thực tế và tài năng, đối tượng lao vào viết sách hay sáng tác âm nhạc hay tìm cách quảng cáo cho các phát minh không thực tế. Hoang tưởng tự cao là điều thường gặp (ví dụ: có quan hệ đặc biệt với Chúa hay các nhân vật quan trọng trong chính phủ, tôn giáo hay ngôi sao nổi tiếng).

Giảm nhu cầu ngủ hầu như lúc nào cũng gặp. Người bệnh thường dậy sớm hơn bình thường vài giờ, cảm thấy tràn đầy năng lượng. Khi bị rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, người bệnh có thể không ngủ đến vài ngày mà không cảm thấy mệt.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Giảm nhu cầu ngủ là biểu hiện của hưng cảm

Ngủ ít nhưng luôn cảm thấy khỏe

Nói chuyện hưng cảm thường nhấn mạnh, to, nhanh và khó cắt ngang. Đối tượng có thể nói không ngừng, đôi lúc vài giờ mà không ngưng và không chú ý mong muốn đối thoại của người khác. Lời nói đôi khi đặc trưng bởi  sự đùa cợt, thô lỗ và sự vui vẻ không thích hợp. Đối tượng có thể trở nên cường điệu với phong cách kịch tính và hát. Tạo ra các âm chữ không phải là các kết hợp từ có nghĩa khi chọn từ nói. Nếu tâm trạng người bệnh dễ bị kích động hơn, lời nói có thể đặc trưng bằng các lời than phiền, nhận xét không thân thiện hay đáp trả giận dữ.

Các suy nghĩ ập tới thường nhanh hơn khả năng tính toán của đối tượng. Một số đối tượng bị hưng cảm nói rằng họ có thể xem 2 hoặc 3 chương trình ti vi cùng lúc. Thường có các ý tưởng dâng trào thể hiện qua việc không ngừng nói và chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác một cách bất thường. Ví dụ: khi đang nói về tiềm năng của thỏa thuận kinh doanh máy tính, người bán có thể nhảy qua bàn luận về lịch sử chip máy tính, cách mạng công nhiệp hay toán ứng dụng trong tích tắc. Khi có quá nhiều ý tưởng, lời nói có thể trở nên thiếu sự sắp xếp và không trôi chảy.

Dễ mất chú ý có thể gặp ở người bị hưng cảm. Xao lãng là bằng chứng của việc không thể sàng lọc các kích thích không liên quan từ bên ngoài (ví dụ: cà vạt của đối phương, tiếng ồn xung quanh hay từ cuộc nói chuyện hay các nội thất trong phòng). Có thể có sự giảm khả năng phân biệt giữa suy nghĩ về chủ đề thích hợp và các ý nghĩ thoáng qua và hoàn toàn không liên quan.

Tăng mục tiêu hoạt động thường bao gồm việc có kế hoạch lớn và thường xuyên tham gia nhiều hoạt động (tình dục, công việc, chính trị, tôn giáo). Tăng ham muốn tình dục, tưởng tượng kì quái và hành vi cũng thường xuất hiện. Người bệnh có thể cùng lúc tham gia nhiều liên doanh kinh doanh mới  mà không nhìn vào các nguy cơ hay yêu cầu cần thiết để liên doanh. Tăng quan hệ xã hội thường gặp (ví dụ: hồi phục các mối quan hệ cũ hay gọi bạn bè thậm chí là người lạ hàng giờ cả ngày hay đêm), mà không chú trọng đến việc cải thiện sâu hơn các mối quan hệ này. Các đối tượng có thể cũng thể hiện rối loạn thần kinh vận động  hay không ngừng bước đi hay nói nhiều cuộc hội thoại cùng lúc (trên điện thoại hay mặt đối mặt). Một số đối tượng viết vô số lá thư với nhiều chủ đề gửi cho bạn, tổ chức cộng đồng hay truyền thông.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Tăng mục tiêu hoạt động là biểu hiện của hưng cảm

Mua sắm bất hợp lý là cũng có thể là một biểu hiện

Lạc quan quá mức, bất hợp lý, hoang tưởng tự cao và đánh giá sai lầm thường dẫn tới việc tham gia các hoạt động giải trí một cách không thận trọng như mua sắm quá mức, lái xe không chú ý, đầu tư kinh doanh sai lầm, hành vi tình dục bất thường, thậm chí các hoạt động này có thể gây hậu quả chấn thương. Đối tượng có thể mua các vật không cần thiết ( ví dụ: 20 đôi giày, đồ cổ đắt giá) mà không có tiền đề chi trả. Hành vi tình dục bất thường có thể bao gồm ngoại tình hay có quan hệ tình dục bừa bãi với người lạ.

3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng hưng cảm

Người bị hưng cảm thường được chẩn đoán một bệnh thuộc nhóm rối loạn cảm xúc lưỡng cực

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Nếu nghi nhờ bản thân hay thấy người thân của mình có các triệu chứng hưng cảm, đừng ngại đến bác sĩ hay đưa người thân đi khám ngay đặc biệt là khi bạn có tiền sử gia đình có người bị rối loạn lưỡng cực hay kèm theo các triệu chứng trầm cảm

Khi thấy người thân của bạn có các biểu hiện của hưng cảm, bạn nên đưa họ đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần kinh để được chẩn đoán và điều trị. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ. 

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Hưng cảm

Bệnh tâm thần hưng cảm
Bệnh tâm thần hưng cảm là một trường hợp bệnh lý đối nghịch với trạng thái trầm cảm, thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Hưng cảm cũng có thể...
Cách làm giảm hưng cảm - Hiểu rõ để phòng và chữa bệnh
Hưng cảm không phải là một bệnh mà là một trạng thái rối loạn tâm lý đặc trưng bởi tâm trạng hứng khởi, phấn khích cao độ.Người bệnh dễ...
Thời gian điều trị bệnh hưng cảm là bao lâu?
Hưng cảm được chia làm 3 mức độ: hưng cảm nhẹ, hưng cảm vừa không có các triệu chứng loạn thần, hưng cảm nặng có các triệu chứng loạn thần. Tuỳ vào...
Ai dễ bị bệnh hưng cảm?
Hưng cảm là tình trạng người bệnh có nhiều nhiều biểu hiện tâm trạng tăng cao trái ngược hoàn toàn với trầm cảm. Vậy ai là người dễ bị bệnh...
Bệnh hưng cảm có loạn thần - dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Có thể nói hội chứng hưng cảm là một trường hợp bệnh lý đối nghịch lại với trạng thái trầm cảm thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Hưng...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng Lộc Nam

    Em gái tôi cũng bị bệnh hưng cảm, tuy nhiên sau khi được bác sĩ tuân khám bệnh, bệnh tình đã thuyên giảm phần nào, cảm ơn bác sĩ ạ.

    06/11/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung