Bệnh hưng cảm có loạn thần - dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bệnh hưng cảm có loạn thần - dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Có thể nói hội chứng hưng cảm là một trường hợp bệnh lý đối nghịch lại với trạng thái trầm cảm thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Hưng cảm gây nên trạng thái hưng phấn của cơ thể, ít được quan tâm để phát hiện và sớm có biện pháp điều trị. Hưng cảm có loạn thần là một tình trạng rất nguy hiểm của hưng cảm.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Hưng cảm là gì?

Hưng cảm là một dạng rối loạn tâm lý đặc trưng với trạng thái hứng khởi, phấn khích cao độ, dễ bị kích thích, cáu kỉnh, nóng giận... và cảm thấy bản thân tràn đầy năng lượng. Chứng hưng cảm có thể xuất hiện ở mức độ nhẹ cho tới nặng hơn là phát triển các triệu chứng của rối loạn tâm thần như ảo giác, hoang tưởng, đa nghi, gây hấn, bạo lực… cần điều trị kịp thời. Hưng cảm có loạn thần là mức độ nặng nhất của bệnh hưng cảm.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh hưng cảm

- Cảm xúc hưng phấn: khí sắc tăng, vui vẻ, bệnh nhân cảm thấy khoan khoái dẽ chịu, đầy sinh lực, có thể đi từ trạng thái khoái cảm đến hung dữ hay đùa cợt. Bệnh nhân nhìn xung quanh thấy vui tươi, sáng sủa, thú vị, lạc quan về tiền đồ. Ở bệnh nhân hưng cảm có loạn thần, các cảm xúc hưng phấn đi kèm với ảo giác và hoang tưởng khiến cho các triệu chứng kéo dài lâu hơn. 

- Tư duy hưng phấn: quá trình liên tưởng rất nhanh chóng, nói nhanh, tư duy phi tán, chú ý luôn thay đổi, nhiều chương trình, sáng kiến, tự đánh giá quá cao, hoang tưởng tự cao, hay ca hát, trí nhớ tăng, quá trình liên tưởng mau lẹ, có thể có hoang tưởng dòng dõi, hoang tưởng phát minh, bệnh nhân hay chơi chữ, nói theo vần theo điệu. 

- Vận động hưng phấn: vẻ mặt rất biểu cảm, đứng ngồi không yên, hay liếc mắt với người khác, ít ngủ, ăn uống ít, dễ tiếp xúc, thân mật với mọi người thái quá, chi tiêu không tính toán, không biết e thẹn nên hay có những hành vi lỗ mãng, khiêu dâm, dáng đi thì điệu bộ, đi đứng như là đang đi diễu binh. hoạt động, can thiệp vào mọi việc không biết mệt mỏi. Thường là không kích động, chỉ kích động khi nào kiệt sức hay có bệnh nhiễm khuẩn và bệnh cơ thể kèm theo.

>>>Để rõ hơn về các dấu hiệu nhận biết bệnh hưng cảm, bạn có thể xem thêm tại: Dấu hiệu nhận biết bệnh hưng cảm.

Hiện nay, theo Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan (ICD), hưng cảm được chia thành 3 mức độ:

  • Hưng cảm nhẹ.
  • Hưng cảm vừa.
  • Hưng cảm nặng có các triệu chứng loạn thần.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Hưng cảm có loạn thần

Khác với trường hợp hưng cảm nhẹ và hưng cảm vừa, bệnh nhân hưng cảm có loạn thần có những biểu hiện quá khích, cả về cảm xúc, tư duy và hành động như:

  • Khí sắc tăng quá cao.
  • Hoạt động nhiều, luôn chân tay can thiệp vào công việc của người khác, kéo dài dẫn đến kích động xâm phạm hoặc hung bạo.
  • Tự đánh giá quá mức dẫn đến ý tưởng tự cao, hoang tưởng tự cao hay tôn giáo về nguồn gốc hay vai trò nổi bật. Đôi khi có hoang tưởng được yêu, sai lạc về nguồn gốc cao sang, giàu có.
  • Tư duy phi tán, nói nhanh có thể làm cho người khác không hiểu được bệnh nhân, loạn ngôn .
  • Sao nhãng ăn uống, vệ sinh cá nhân dẫn đến mất nước suy kiệt.
  • Có thể có hoang tưởng hoặc ảo giác có hoặc không phù hợp với khí sắc.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Nguyên nhân gây ra bệnh hưng cảm có loạn thần

Cho tới nay nguyên nhân gây nên chứng hưng cảm vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy nó có liên quan tới một hoặc một số các yếu tố như:

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Canxi clorid, canxi gluconat, kalicinat…
  • Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là dopamin, serotonin, GABA…
  • Tiếp xúc với các chất độc, hóa chất độc hại.

5. Chẩn đoán bệnh hưng cảm có loạn thần

Bệnh hưng cảm có thể xuất hiện đơn độc hoặc nằm trong bệnh cảnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực (hưng trầm cảm). Với những biểu hiện của loạn thần, hưng cảm nặng có thể bị chẩn đoán nhầm sang tâm thần phân liệt. Cách phân biệt 2 bệnh này là:

- Hoạt động:

  • Trong hưng cảm: lôi cuốn, hữu ích
  • Trong tâm thần phân liệt: vô lý, khó hiểu, phá hoại

- Ngôn ngữ:

  • Trong hưng cảm: ngôn ngữ có mục đích, có ý nghĩa sát thực tại
  • Trong tâm thần phân liệt: ngôn ngữ xa rời thực tại, khó hiểu

- Cảm xúc:

  • Trong hưng cảm:  khoan khoái, dễ chịu
  • Trong tâm thần phân liệt:  đơn điệu, nghèo nàn, ít sinh động

- Thời gian giữa cơn, người bệnh hưng cảm hoàn toàn bình thường còn giữa cơn tâm thần phân liệt ít nhiều biến đổi nhân cách, thiếu hoà hợp, tự kỷ, thế năng tâm thần giảm sút.

- Tiến triển của bệnh: Tâm thần phân liệt càng tiến triển, nét phân liệt ngày càng rõ rệt. Theo một số tác giả sau cơn thứ 3 tâm thần phân liệt làm biến đổi nhân cách rõ rệt.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Điều trị bệnh hưng cảm có loạn thần

Ở giai đoạn nhẹ, bệnh hưng cảm có thể không cần điều trị. Nhưng ở bệnh nhân hưng cảm có loạn thần, việc điều trị bằng các thuốc chống loạn thần là cần thiết và bắt buộc để hạn chế tối đa những hậu quả do các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác gây ra.

Một số thuốc chống loạn thần:

  • Thuốc chỉnh khí sắc: Gabapentin, Lithium, Cacbamazepin  
  • Thuốc an thần kinh: Aripiprzole, Risperidone , Clozapine, Haloperidol
  • Thuốc nhóm Benzodiazepine:  Diazepam, Lorazepam

Mặc dù những thuốc này rất quan trọng để kiểm soát triệu chứng, tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá đây không phải là phương pháp hiệu quả nhất. Thuốc chỉ thực sự hiệu quả khi kết hợp với tâm lý trị liệu từ các bác sĩ chuyên khoa và lối sống lành mạnh. Ngoài ra các bác sĩ hay người thân của bệnh nhân cũng cần chú ý giữ khoảng cách trong khi người bệnh hưng cảm cao độ để đảm bảo an toàn cho bản thân mình. 

Người có hội chứng hưng cảm cần được nhanh chóng làm dịu bớt cơn hưng cảm bằng cách tiếp xúc, nói chuyện một cách nhẹ nhàng, khéo léo, tế nhị; tránh những lời nói có thể làm kích thích tăng thêm trạng thái hưng cảm. Cần nhanh chóng đưa người có hội chứng hưng cảm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, chẩn đoán, tư vấn và hướng dẫn điều trị phù hợp. Trong những trường hợp nặng, người có hội chứng hưng cảm phải được điều trị, chăm sóc tại các bệnh viện chuyên khoa.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Hưng cảm

Bệnh tâm thần hưng cảm
Bệnh tâm thần hưng cảm là một trường hợp bệnh lý đối nghịch với trạng thái trầm cảm, thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Hưng cảm cũng có thể...
Cách làm giảm hưng cảm - Hiểu rõ để phòng và chữa bệnh
Hưng cảm không phải là một bệnh mà là một trạng thái rối loạn tâm lý đặc trưng bởi tâm trạng hứng khởi, phấn khích cao độ.Người bệnh dễ...
Thời gian điều trị bệnh hưng cảm là bao lâu?
Hưng cảm được chia làm 3 mức độ: hưng cảm nhẹ, hưng cảm vừa không có các triệu chứng loạn thần, hưng cảm nặng có các triệu chứng loạn thần. Tuỳ vào...
Ai dễ bị bệnh hưng cảm?
Hưng cảm là tình trạng người bệnh có nhiều nhiều biểu hiện tâm trạng tăng cao trái ngược hoàn toàn với trầm cảm. Vậy ai là người dễ bị bệnh...
Cách điều trị cơn hưng cảm cấp tính và điều trị duy trì
Những triệu chứng của bệnh hưng cảm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống hàng ngày người bệnh. Chính vì vậy khi thấy có dấu hiệu của bệnh hưng cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung