Bệnh tâm thần hưng cảm
Bệnh tâm thần hưng cảm làmộttrường hợp bệnh lý đối nghịch với trạng thái trầm cảm, thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Hưng cảm cũng có thể gây tổn hại đến người bệnh như trầm cảm, hơn thế, ở mức độ nặng, hưng cảm còn có thể gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.
2. Các triệu chứng của hưng cảm
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Định nghĩa
Hưng cảm là một dạng rối loạn tâm lý đặc trưng với trạng thái hứng khởi, phấn khích cao độ, dễ bị kích thích, cáu kỉnh, nóng giận... và cảm thấy bản thân tràn đầy năng lượng. Chứng hưng cảm có thể xuất hiện ở mức độ nhẹ cho tới nặng hơn là phát triển các triệu chứng của rối loạn tâm thần như ảo giác, hoang tưởng, đa nghi, gây hấn, bạo lực. Ở giai đoạn nhẹ, hưng cảm có thể tạo động lực làm việc cho con người nên chưa cần điều trị. Tuy nhiên, ở giai đoạn muộn, việc điều trị là bắt buộc.
2. Các triệu chứng của hưng cảm:
Các triệu chứng của chứng hưng bao gồm: tinh thần tăng cao, tự tin quá mức, giảm nhu cầu ngủ, suy nghĩ rất nhanh, khó duy trì sự chú ý và có xu hướng tham gia quá nhiều vào các hoạt động nguy hiểm. Những triệu chứng hưng cảm này ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của một người bình thường.
Một cơn hưng cảm là một trạng thái tâm trạng đặc trưng bởi khoảng thời gian ít nhất một tuần. Người bệnh mô tả, trong cơn hưng cảm, họ cảm thấy rất hưng phấn, cảm thấy mình có thể làm hay hoàn thành bất cứ điều gì. Cảm giác giống như lạc quan cực độ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Trong cơn hưng cảm, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như:
- Cảm xúc hưng phấn: khí sắc tăng, vui vẻ, bệnh nhân cảm thấy khoan khoái dẽ chịu, đầy sinh lực, có thể đi từ trạng thái khoái cảm đến hung dữ hay đùa cợt. Bệnh nhân nhìn xung quanh thấy vui tươi, sáng sủa, thú vị, lạc quan về tiền đồ. Ở bệnh nhân hưng cảm có loạn thần, các cảm xúc hưng phấn đi kèm với ảo giác và hoang tưởng khiến cho các triệu chứng kéo dài lâu hơn.
- Tư duy hưng phấn: quá trình liên tưởng rất nhanh chóng, nói nhanh, tư duy phi tán, chú ý luôn thay đổi, nhiều chương trình, sáng kiến, tự đánh giá quá cao, hoang tưởng tự cao, hay ca hát, trí nhớ tăng, quá trình liên tưởng mau lẹ, có thể có hoang tưởng dòng dõi, hoang tưởng phát minh, bệnh nhân hay chơi chữ, nói theo vần theo điệu.
- Vận động hưng phấn: vẻ mặt rất biểu cảm, đứng ngồi không yên, hay liếc mắt với người khác, ít ngủ, ăn uống ít, dễ tiếp xúc, thân mật với mọi người thái quá, chi tiêu không tính toán, không biết e thẹn nên hay có những hành vi lỗ mãng, khiêu dâm, dáng đi thì điệu bộ, đi đứng như là đang đi diễu binh. hoạt động, can thiệp vào mọi việc không biết mệt mỏi. Thường là không kích động, chỉ kích động khi nào kiệt sức hay có bệnh nhiễm khuẩn và bệnh cơ thể kèm theo.
3. Chẩn đoán cơn hưng cảm:
Các triệu chứng cụ thể của cơn hưng cảm:
Để chẩn đoán một giai đoạn hưng cảm, phải có ít nhất 3 trong các triệu chứng sau đây:
Sự tự tin quá đáng
Giảm nhu cầu ngủ (ví dụ, cảm thấy tỉnh táo chỉ sau 3 giờ ngủ)
Nói nhiều hơn bình thường
Suy nghĩ rất nhanh, thay đổi liên tục
Dễ mất tập trung, giảm chú ý
Có thể bị kích động tâm lý
Tham gia quá nhiều vào các hoạt động có nguy cơ cao (ví dụ: tham gia vào các trờ chơi mạo hiểm, quan hệ tình dục bừa bãi hoặc đầu tư kinh doanh mà không suy nghĩ)
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Người bệnh hưng cảm dễ tham gia vào các hoạt động mang tính mạo hiểm để thỏa mãn bản thân
4. Điều trị hưng cảm:
Ở giai đoạn nhẹ, bệnh hưng cảm có thể không cần điều trị. Nhưng ở bệnh nhân hưng cảm có loạn thần, việc điều trị bằng các thuốc chống loạn thần là cần thiết và bắt buộc để hạn chế tối đa những hậu quả do các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác gây ra.
Một số thuốc chống loạn thần:
- Thuốc chỉnh khí sắc: Gabapentin, Lithium, Cacbamazepin
- Thuốc an thần kinh: Aripiprzole, Risperidone , Clozapine, Haloperidol
- Thuốc nhóm Benzodiazepine: Diazepam, Lorazepam
Mặc dù những thuốc này rất quan trọng để kiểm soát triệu chứng, tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá đây không phải là phương pháp hiệu quả nhất. Thuốc chỉ thực sự hiệu quả khi kết hợp với tâm lý trị liệu từ các bác sĩ chuyên khoa và lối sống lành mạnh. Ngoài ra các bác sĩ hay người thân của bệnh nhân cũng cần chú ý giữ khoảng cách trong khi người bệnh hưng cảm cao độ để đảm bảo an toàn cho bản thân mình.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Nếu cơn hưng cảm xảy ra trong khi đang điều trị duy trì, bác sĩ có thể chỉ cần thay đổi liều thuốc.
Các phương pháp điều trị không dùng thuốc, chẳng hạn như liệu pháp tâm lý và thiết lập thói quen tốt, có thể giúp bệnh nhân trong giai đoạn duy trì. Phương pháp này thường được áp dụng kèm với việc dùng thuốc. nếu điều trị một mình , nó sẽ không có hiệu quả.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi