Bệnh HIV có lây qua đường ăn uống không?

Bệnh HIV có lây qua đường ăn uống không?

Chào bác sĩ, tôi tên là Hải. Tôi có một người em họ mới phát hiện bị bệnh HIV. Tôi rất lo lắng vì đã từng ăn cơm và sinh hoạt cùng em ấy trong 1 tuần. Vậy xin hỏi bác sĩ bệnh HIV có lây qua đường ăn uống không ạ. Mong bác sĩ sớm hồi đáp cho tôi. Cảm ơn bác sĩ. 

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Trả lời:

Chào bạn Hải, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giúp bạn Hải hiểu rõ hơn về bệnh HIV cũng như giải đáp cho thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

HIV không chỉ là gánh nặng của các nước đang phát triển mà còn là nỗi kinh hoàng của toàn thế giới. Bệnh có thể lây qua đường tình dục, máu và từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú. Còn AIDS là giai đoạn cuối của HIV, là giai đoạn mà cơ thể đã không còn khả năng miễn dịch. Lúc này cơ thể sẽ rất dễ dàng mắc các bệnh nhiễm trùng dù chỉ tiếp xúc với lượng rất ít tác nhân gây bệnh. Những nhiễm trùng trong giai đạon này được gọi chung là Nhiễm trùng cơ hội. Đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong cho người bị HIV/AIDS. Để bạn Hải có cái nhìn cụ thể hơn về bệnh, bạn có thể xem thêm tại bài viết: BỆNH HIV/AIDS LÀ GÌ mà chúng tôi đã trình bày trước đó. 

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Bệnh HIV lây truyền qua những đường nào?

Như chúng ta đã biết, HIV thường lây qua 3 con đường chính:

- Truyền máu, tiếp xúc giữa máu người HIV và vết thương hở của người lành:

Đây là con đường có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất. Trong đó, truyền máu có nguy cơ lây nhiễm đến gần 90%. Nguy cơ phơi nhiễm cũng tùy thuộc vào tải lượng virus có trong máu và độ nông sâu của vết thương người lành. Vết thương càng sâu, diện tích xây xát càng rộng càng tăng nguy cơ lây nhiễm.

Xem thêm: Xử lý khi bị kim tiêm đâm phải.

- Quan hệ tình dục không an toàn:

HIV có thể có trong dịch tiết âm đạo, tinh dịch. Do đó, người bệnh dễ dàng phơi nhiễm khi quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su. Ngoài ra, quan hệ qua đường hậu môn cũng là con đường nguy cơ cao, do dễ gây trầy xước niêm mạc trực tràng.

Theo tổ chức Y tế thế giới, cho tới hiện nay, bao cao su là biện pháp quan hệ tình dục an toàn duy nhất giúp làm giảm nguy cơ nhiễm HIV, mà còn làm giảm tỉ lệ lây truyền các bệnh lây qua đường tình dục. 

Xem thêm: Làm gì sau khi quan hệ với người nhiễm HIV.

- Từ mẹ sang con

Đây cũng là đường lây truyền có nguy cơ cao. Đặc biết là lúc chuyển dạ và cho con bú. Đây là 2 giai đoạn mà trẻ có nguy cơ nhiễm cao nhất. Nếu không có các biện pháp can thiệp dự phòng tích cực, tỉ lệ con nhiễm HIV từ mẹ lên đến gần 70%. Tỉ lệ này giảm còn 15% với các biện pháp dự phòng như:

  • Mẹ uống thuốc kháng virus HIV ngay sau khi biết mình có thai.
  • Trẻ được dùng thuốc kháng virus ngay sau sinh
  • Sanh mổ trên các trường hợp này để làm giảm thời gian tiếp xúc giữa mẹ và trẻ khi chuyển dạ

Ngoài ra, hạn chế bú mẹ cũng được nhiều chuyên gia khuyên. Nhưng vấn đề này còn vấp phải khá nhiều tranh cãi.

>>>Xem thêm: Con đường lây nhiễm HIV

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

 

Những con đường lây nhiễm HIV

Những con đường lây truyền bệnh HIV

2. Ăn uống chung với người bệnh HIV/ AIDS có bị lây nhiễm hay không?

Khi bạn có người thân hoặc sinh hoạt chung bị nhiễm HIV/AIDS, bạn vẫn có thể sinh hoạt bình thường với họ. Chỉ cần hạn chế sử dụng chung các đồ vật có nguy cơ dính máu như: Bàn chải đánh rang, đồ cắt móng tay, dao cạo râu...

Ăn uống, cầm nắm các vật chung như chìa khóa, nắm cửa, bắt tay, giao tiếp… với người bệnh HIV không phải là con đường lây nhiễm HIV.

Tuy nhiên, đó chỉ là nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Bạn hãy nhớ rằng đặc trưng của bệnh này là người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch. Khiến các bệnh nhiễm trùng cơ hội có dịp tấn công cơ thể, gây tử vong cho người bệnh.

Vào giai đoạn cuối HIV- AIDS, hệ miễn dịch suy yếu khiến người bệnh dễ nhiễm các bệnh như:

  • Lao phổi, Lao màng não
  • Nấm phổi
  • Viêm màng não do nấm, kí sinh trùng
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa

Việc ăn uống chung, nuốt phải nước bọt của người bệnh giai đoạn này tuy không khiến bạn mắc bệnh AIDS nhưng sẽ khiến bạn mắc các bệnh nhiễm trùng nặng.

Do đó, nếu người bệnh đã chuyển qua giai đoạn AIDS, bạn cần tinh tế và cẩn thận trong việc chăm sóc và tiếp xúc với người bệnh.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

Khi người bệnh có các dấu hiệu như:

Nên đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để được điều trị tích cực và dự phòng lây nhiễm cho cộng đồng. Bản thân bạn nếu không chắc chắn là mình có tiếp xúc với vật dụng gì có dính máu của người bệnh không thì nên đi đến các địa chỉ xét nghiệm để làm xét nghiệm HIV . Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Thông tin thêm về HIV/AIDS

Thuốc PrEP là gì? 3 điều khi mua PrEP cần lưu ý để sử dụng an toàn nhất.
Thuốc PrEP (Preexposure prophylaxis) là thuốc dự phòng TRƯỚC phơi nhiễm, bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên đến hơn 90%. WHO khuyến cáo rằng những người có...
Triệu chứng HIV: 15 dấu hiệu HIV thường gặp. Làm sao biết không bị HIV?
Bạn thân mến, vui lòng ghi nhớ khuyến nghị từ các bác sĩ - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm: "Khi nghi ngờ bản thân có khả năng bị...
Phơi nhiễm HIV là gì, cách xử lý khi bị phơi nhiễm?
Bài viết này, bác sĩ sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về phơi nhiễm HIV là gì, các trường hợp phơi nhiễm, cách xử lý khi bị phơi...
Các cách xét nghiệm máu HIV nhanh và chính xác nhất
Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang có nguy cơ mắc bệnh HIV hoặc trong giai đoạn sơ nhiễm, xét nghiệm máu là việc bạn cần phải làm ngay. Dưới...
Hướng dẫn cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV từ bác sĩ
Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV - ARV trong vòng 72 giờ. Vậy trường hợp nào cần dùng thuốc phơi...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Anh Đức

    Nếu ở chung với người đó mà lúc đầu không biết bị HIV thì chỉ sợ mình tiếp xúc với máu họ lúc nào không biết ấy

    22/03/2018
Vũ Trần Thanh (27/08/2022)
em ăn ca na bị hôt dâm trải mau miệng din vô độ ăn rồi cháu em nó ăn xinh hỏi bác sĩ rồi cháu em nó có bị nhiễm ko bác sĩ xinh bác sĩ giải đáp dùm em lo quá chân thành cám ơn bác sĩ
Bùi Thanh Sang(11/09/2021)
Cho em hỏi là .
1. Trong các sinh hoạt thường ngày ăn uống chung dụng cụ lỡ dính phải nước bọt không lẫn máu trong khi miệng có vết loét có bị lây nhiễm không và nguy cơ cao không ạ .
2. Em vừa nhổ răng cửa được 1,5-2h lỡ uống chung ống hút với người nhiễm có nguy cơ cao không ạ ?
3. Nếu bị nhiễm phải loại virus đã bị kháng thuốc của người trước thì có cách nào phát hiện điều đó trước khi tiến hành điều trị arv bậc 1 không ạ ?
Cảm ơn bác sĩ !
Vien (09/06/2020)
Lúc đi tắm biển tôi có va vào móng chân một anh hàng xóm và là rách da chảy máu khi đang ngâm mình trong biển và tôi không biết anh ấy có bị hiv và không biết chân anh ấy có dính máu không vậy có bị hiv không
Tài Lộc (09/06/2020)
Sao bạn không đi làm xét nghiệm HIV cho chắc chắn...

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung